Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 30/08/2023, 16:20 PM

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Hương Long

Di tích lịch sử văn hóa chùa Hương Long, làng Định Hòa, phường Đông Cương (TP Thanh Hóa) được khởi dựng vào thời Lê. Trải qua thời gian với những biến động, thăng trầm, ngôi cổ tự vẫn là “điểm tựa” tâm linh của người dân trong vùng.

Không bề thế như nhiều ngôi chùa mới được tôn tạo, di tích chùa Hương Long nằm tĩnh lặng giữa không gian làng quê đang đổi thay từng ngày. Ở đó, bước qua cổng chùa, ta vẫn nghe lời kinh tiếng kệ cất lên cùng tiếng chuông ngân vang mỗi ngày.

Người dân làng Định Hòa làm công quả tại chùa Hương Long.

Người dân làng Định Hòa làm công quả tại chùa Hương Long.

Theo tài liệu lưu giữ, truyền thuyết và lời kể của các cụ cao niên trong làng Định Hòa, chùa Hương Long được khởi dựng vào đầu thời Lê. Trước đó, vào cuối thời Trần có vị công chúa con gái vua Trần đến đây tu tập, về sau ngôi chùa dần được khởi dựng. Tên gọi Hương Long được lí giải, khi xưa, vào mùa Xuân, từ ngôi chùa thường tỏa ra hương thơm kỳ lạ, vì thế mà có tên Hương Long.

02
Một số pho tượng cổ đang được lưu giữ tại chùa Hương Long.

Một số pho tượng cổ đang được lưu giữ tại chùa Hương Long.

Trải qua thời gian, chùa Hương Long đã được trùng tu nhiều lần. Ngày nay, ngôi cổ tự mang dấu tích kiến trúc thời Nguyễn. Trong đó, phía trước là nhà bái đường, phía sau là chính điện. Nhà chính điện được cấu trúc theo kiểu cuốn vòm hai gian. Và theo các nhà nghiên cứu, cùng với thờ Phật thì ở chùa Hương Long còn rất chú trọng đến tín ngưỡng thờ Mẫu.

Trải qua thời gian dài xây dựng, chùa Hương Long có nhiều dấu hiệu xuống cấp, hiện đang được gia cố bằng mái tôn phía trên.

Trải qua thời gian dài xây dựng, chùa Hương Long có nhiều dấu hiệu xuống cấp, hiện đang được gia cố bằng mái tôn phía trên.

Bên cạnh dấu ấn kiến trúc, một trong những giá trị lớn của chùa Hương Long còn lưu giữ đến ngày nay chính là sự hiện hữu của nhiều pho tượng cổ quý giá, có niên đại vào khoảng thế kỷ XVIII, như: 3 pho tượng Tam thế (Quá khứ, Hiện tại và Vị lai - Tương lai); 3 pho tượng Mẫu, 2 tượng Quan hầu… Ngoài ra, hiện vật cổ xưa còn có bát hương gốm; ống hương; đại tự; tranh thờ… Hệ thống tượng thờ ở chùa Hương Long, đặc biệt là các pho tượng Mẫu là hiện vật quý giúp các nhà nghiên cứu mỹ thuật hiểu hơn về một giai đoạn phát triển của mỹ thuật chạm khắc trong lịch sử dân tộc.

Nằm trong không gian cảnh quan tươi đẹp, liền kề di chỉ khảo cổ học Đông Khối, đền thờ Lê Thành, chùa Tăng Phúc, cách đó không xa còn có thắng tích Hàm Rồng… Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh chùa Hương Long là điểm đến tham quan vãn cảnh, chiêm bái của du khách gần xa khi về với vùng đất cổ Đông Cương.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Huyền tích Phù Sơn tự

Chùa Việt 11:16 04/11/2024

Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. 

Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời

Chùa Việt 20:34 03/11/2024

 Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá

Chùa Việt 09:15 03/11/2024

Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Xem thêm