Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/10/2019, 14:23 PM

Vị đại sĩ vạn năng: Quan Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?

 >>Chân dung từ bi

Bài liên quan

Đức Phật nhắc đến công đức của Quan Âm rất nhiều, nhưng có thể nói ba bộ kinh: Bát Nhã, Đại Bi và Pháp Hoa gồm đủ nhân, hạnh, quả, đức của Quan Âm. Kinh Bát Nhã nói về nhân địa tu hành, kinh Đại Bi nói về sự cứu độ và kinh Pháp Hoa chỉ rõ năng lực bất tư nghi của Ngài. Từ thuở nhỏ, tôi có niềm tin mãnh liệt với Bồ Tát Quan Âm. Khi xuất gia được phước duyên hậu cần cố Hòa thượng Thiện Hoa. Tôi thấy sáng nào Ngài cũng tụng Đại Bi, Phổ Môn và kết thúc Bát Nhã. Hòa Thượng dạy tôi rằng tụng như vậy nhằm tin nhân hạnh của Quan Âm, để lập hạnh tu nhân theo Ngài. Nhờ lời dạy đo, tôi suy nghĩ và thực hành pháp tu giống vậy, đạt được nhiều kết quả mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn. Nhưng nếu tu sai chúng ta cỉ cung kính, van xin, nhưng tâm niệm, hành động ác độc, chắc chắn không được Ngài che chở, còn chuốc lấy quả báo cũng không lường được. Tu nhân giống Quan Âm, có hạnh đồng với Ngài, dù không cầu, Ngài cũng gia bị. Điều này dễ hiểu, như thực tế, tôi tu Pháp Hoa,người nào phát tâm tu Pháp Hoa, có tâm nguyện, ý chí hành đạo như tôi, tôi sẵn lòng giúp đỡ ngay, không đợi họ cầu xin.

Từ Bát Nhã Tâm kinh, chúng ta tiến tu, gặp Bồ Tát Quan Âm tỏa sáng tâm đại bi.Ngài có lòng thương người bao la, nhất là người đau khổ, hoạn nạn, hễ khóc than, kêu cứu là Ngài đến liền, nghĩa là tấm chân tình của chúng ta đạt đến cao độ, truyền đến tâm từ của Ngài.

Từ Bát Nhã Tâm kinh, chúng ta tiến tu, gặp Bồ Tát Quan Âm tỏa sáng tâm đại bi.Ngài có lòng thương người bao la, nhất là người đau khổ, hoạn nạn, hễ khóc than, kêu cứu là Ngài đến liền, nghĩa là tấm chân tình của chúng ta đạt đến cao độ, truyền đến tâm từ của Ngài.

Bài liên quan

Nhân địa tu hành của Quan Thế Âm thể hiện rõ nét qua kinh Bát Nhã, thu gọn lại là Bát Nhã tâm kinh. Kinh dạy rằng: Bồ Tát Quan Âm quán chiếu ngũ uẩn giai không, tức phá ý thức chấp hữu của ngũ uẩn, không cố chấp, nhưng tùy duyên hóa độ, không phải phá bỏ tất cả. Có người tu thường ưa lý luận ngũ uẩn giai không, đến khi có vấn đề là họ sân si không ai bằng. "Không" của họ chỉ là không trên đầu môi chót lưỡi, tâm còn đầy rẫy phiền não. Tu như vậy Quan Âm không cứu được. Quan Âm chỉ đến với ta tong lúc vô tâm, thí dụ như khi tâm của Đường Huyền Trang hoàn toàn lắng yên, đồng với đức Quan Âm, thì Ngài xuất hiện, trao cho tích trượng và y Như Lai, để vững tiến và thoát được tai ách trên đường thỉnh kinh. Vô tâm mới được Phật, Bồ Tát giúp đỡ, còn tham cầu chỉ tương ứng với ma quỷ, bị chúng nhiếp trì, lạc vào đường tà, tội lỗi. Từ quán chiếu ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách, đó là khởi đầu và cũng là chung cuộc của Bát Nhã, thấy ngũ uẩn không, rời chấp trước, tâm lắng yên, trí tuệ phát saanh là Bát Nhã. Như vậy, Quan Âm khởi tu Tâm kinh và chứng Bát Nhã đó là nhân hạnh của Ngài. Ngày nay, chúng ta muốn tu nhân hạnh của Quan Âm, tất yếu phải thực hiện pháp đó trước tiên. Chúng ta dùng vô số phương tiện như tụng kinh, lễ sám, niệm Phật, trì chú, nghe pháp, tham thiền... để trụ tâm. Tâm đứng yên thì huệ phát sanh, dùng trí tuệ ấy quán sát trần thế, thấy rõ khổ vui của từng người, thấy được ngũ uẩn luôn biến động, không thực. Từ đó, dưới mắt người tu, cuộc đời không khác gì cái sân khấu lớn, ta là diễn viên đang đóng từng vai khác nhau trong mỗi kiếp, nhưng chơn tâm vẫn một màu thanh tịnh. Đạt đến đỉnh cao ấy, chứng đắc đại Bát Nhã, thấy được con người thực từ chân lý xuất hiện trên cuộc đời và từ cuộc đời trở về Tịch Quang chơn cảnh. Đó là dấu vết đi về của Bồ Tát Quan Âm, chúng ta lần theo đó sẽ gặp Ngài, nói khác, chúng ta nhập đạo qua cửa Bát Nhã, tâm định tĩnh, trí tuệ phát sanh. Tùy theo trí tuệ lớn hay nhỏ, mà từng bước, ta thấy được Quan Âm khác nhau, không đạt được kết quả này, công phu tu tập chỉ là dã tràng xe cát.

Từ Bát Nhã Tâm kinh, chúng ta tiến tu, gặp Bồ Tát Quan Âm tỏa sáng tâm đại bi.Ngài có lòng thương người bao la, nhất là người đau khổ, hoạn nạn, hễ khóc than, kêu cứu là Ngài đến liền, nghĩa là tấm chân tình của chúng ta đạt đến cao độ, truyền đến tâm từ của Ngài. Bồ Tát nhận được tín hiệu khổ đau ấy, tức khắc xuất hiện giúp đỡ, từ đó, chúng ta có thêm hạnh đức của Quan Âm trong kinh Đại Bi. Lẽ sống của Bồ Tát Quan Âm được kết hợp bằng trí tuệ và từ bi. Mà không có mãnh đất nào tốt để Ngài gieo trồng hạnh đức bi trí cho bằng cõi Ta bà, nơi phức tạp nhất, phiền não nhất, khổ đau nhất, với đầy đủ loại hình chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não. Trên tinh thần ấy, một trong 12 lời nguyện của Quan Âm là trụ Ta Bà u minh giới, tầm thinh cứu khổ nguyện. Vì tâm đại bi, Quan Âm đến Ta Bà, tìm người khổ đau cứu vớt và ta cũng cứu người, nên đồng hạnh với Ngài, chúng ta sẽ gặp Ngài ngay. Ta cứu người, Quan Âm cứu ta.

Trên tinh thần vô ngã, Bồ Tát Quan Âm thị hiện tùy lúc tùy chỗ, tùy yêu cầu dưới nhiều dạng hình khác nhau, thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng, kinh ghi là 33 ứng hiện thân.

Trên tinh thần vô ngã, Bồ Tát Quan Âm thị hiện tùy lúc tùy chỗ, tùy yêu cầu dưới nhiều dạng hình khác nhau, thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng, kinh ghi là 33 ứng hiện thân.

Khi hạnh nguyện phần nào giống Quan Âm, chúng ta được sống gần Ngài, đồng hành với Ngài, chúng ta quan sát xem Ngài làm gì để tập làm theo. Năng lực bất tư nghi của Quan Âm. được Phật dạy rõ trong phẩm Phổ Môn, kinh Pháp Hoa. tron Phổ Môn thị hiện, nổi bật tinh thần vị tha vô ngã của Bồ Tát Quan Âm. Nơi nào cần cứu, Ngài xuất hiện giúp đỡ, không vì quyền lợi riêng, nhưng vì quyền lợi số đông. Học hạnh Phổ Môn của Quan Âm chúng ta chỉ đến đáp ứng yêu cầu cho người không đến nhờ vả.

Bài liên quan

Trên tinh thần vô ngã, Bồ Tát Quan Âm thị hiện tùy lúc tùy chỗ, tùy yêu cầu dưới nhiều dạng hình khác nhau, thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng, kinh ghi là 33 ứng hiện thân. Về điểm này, nhiều người thường lầm tưởng rằng Quan Âm từ trong hư không hiện ra ở một chỗ nào đó để cứu chúng ta và rủ nhau đến đó cầu nguyện, cúng dường. Điều đó không đúng với chánh pháp. Chúng ta không cần tìm chỗ có Quan Âm hiện, vì chúng ta biết rõ Ngài hiện được tất cả mọi nơi. Tuy nhiên, người có niềm tin, lòng thành, mới thấy Ngài. Giáo sư Suzuki cụ thể hóa bằng ví dụ đài truyền hình tải âm thanh và hình ảnh khắp nơi, nhưng chỗ nào có máy tivi, mới bắt được hình ảnh, âm thanh, và nhiều khi máy còn bị nhiễu sóng, phải có antenne, hình mới rõ. Niềm tin, lòng thành ví như máy truyền hình là điều kiện để Quan Âm hiện. Chúng ta thấy rõ Ngài hay không, còn tuỳ ở sự chi phối của nghiệp lực, ví như máy bị nhiểu sóng nhiều, ít. Vì vậy, có người thấy Phật, Bồ Tát lờ mờ hay có lúc thấy, lúc không. Trên bước đường tu, hạn chế nhiễu sóng, tức hạn chế nghiệp của chúng ta, tâm lắng yên, phiền não ít, mới có thể diện kiến Phật, Bồ Tát . Người nhiều tham vọng, lắm phiền muộn, khó bước vào thế giới thánh thiện. Hạn chế tính toán phiền não, để tâm hồn thanh thản và thân thể khoẻ mạnh, cầu nguyện nhất định kết quả.

Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài.

Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài.

Bài liên quan

Khi cơ thể khoẻ tâm hồn trong sáng, giống như máy tốt, có thể tiếp nhận lực Quan Âm. Lực Ngài truyền vô thân người nào , người đó biến thành Quan Âm. Nếu là người nữ có tánh hiền hậu, hay giúp đỡ kẻ hoạn nạn, người đó được coi là hiện thân của Quan Âm. Trên thực tế có Ỷ Lan thứ phi hết lòng chăm sóc, thương yêu dân nên được dân Việt Nam tôn sùng là Phật Bà Quan Âm. Nếu người đó là vị tu hành, có tình thương rộng lớn, che chở giáo dưỡng người như cố Hòa thượng Khánh Hòa, Hòa thượng Trí Thủ... người ta nghĩ các vị này là Bồ Tát Quan Âm hiện thân Tỳ kheo. Nói chung, năng lực bất tư nghì của Bồ Tát Quan Âm được cụ thể hóa thành 32 ứng hiện thân (cộng thêm một thân chính của Ngài là 33), từ hiện thân Phật cho đến thân bình thường nhất trên cuộc đời, như thân trẻ con. Một ông vua nhân từ, một thầy thuốc cứu người, một bà phi giỏi, dịu hiền, một nông dân chất phác, một ông quan thanh liêm, một dũng sĩ can thiệp những chuyện bất công, một anh công nhân hiền lành tốt bụng, một người giàu có hay làm việc nghĩa... đều là Quan Âm. Tất cả những hình ảnh tốt lành, đạo đức, tài giỏi đều gợi cho người nghĩ đến hạnh Quan Âm. Ta không tìm Ngài trong hư không, nhưng tìm trong hạnh của những người tu. Người có tâm niệm từ bi, việc làm giúp đời như Quan Âm thì Quan Âm hiện hữu nơi họ. Hội đủ điều kiện để tiếp nhận gia trì lực của Ngài không đơn giản và giữ cho lực Quan Âm tồn tại trong ta lâu dài lạ càng khó hơn. Vì vậy, đánh mất lực gia bị của Quan Âm thì lại rất dễ, chỉ một niệm tâm vọng tưởng điên đảo khởi lên, tất cả những gì siêu tuyệt của ta tức thì tan thành mây khói, chẳng khác gì cúp điện, hình chẳng thể có được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm