Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022)
Sáng 30-10, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022) và trình dự thảo phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2022-2027 tại thiền viện Vạn Hạnh (750 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Quang lâm chứng minh và chỉ đạo có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức; Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự kiêm Chánh Văn phòng II Trung ương GHPGVN; Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký, Trưởng ban Văn hóa Trung ương; Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Văn phòng II Trung ương GHPGVN; Thượng tọa Thích Quang Thạnh, Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM; cùng chư tôn đức thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; các Phân viện, Trung tâm, Ban trực thuộc.
Tham dự hội nghị còn có sự hiện diện của ông Phạm Ngọc Chuyên, Chuyên viên Vụ công tác phía Nam - Ban Tôn giáo Chính phủ; Thượng tá Trần Ngọc Hậu, Phó Trưởng phòng An ninh Nội địa - Công an TP.HCM; các học giả, dịch giả; đại diện Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn VinGroup cùng các đối tác kinh doanh, mạnh thường quân thuộc Ban Kinh tế - Tài chánh của viện.
Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cho biết, hội nghị tổng kết nhằm đánh giá lại các hoạt động của viện trong nhiệm kỳ qua, cũng như có những định hướng hoạt động cho nhiệm kỳ tới.
Nói về những thành tựu của viện trong nhiệm kỳ, Thượng tọa Thích Tâm Đức nhấn mạnh, viện đã đặt nền tảng cho việc hoàn thiện bộ Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam vì cấu trúc của bộ Thánh điển này hoàn toàn khác biệt so với các bộ Đại tạng kinh.
Theo báo cáo cho biết, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam có 2 Phân viện, 12 Trung tâm và 2 Ban, với số lượng khoảng 450 vị Tăng Ni và cư sĩ là tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả cùng hoạt động theo Hiến chương GHPGVN và pháp luật xã hội, góp phần tạo nên diện mạo mới của Phật giáo Việt Nam, đóng góp vào kho tàng Phật giáo nước nhà một di sản tâm linh, văn hóa và văn học.
Những việc đã làm được của Viện Nghiên cứu từ các phân viện, trung tâm và các ban trong nhiệm kỳ cho thấy ngoài công tác dịch thuật, trước tác, đào tạo và hội thảo khoa học thì việc in ấn, phát hành các ấn phẩm cũng rất được chú trọng với hơn 60 tác phẩm.
Bên cạnh, viện cũng phối hợp với các trung tâm tổ chức 2 buổi tọa đàm, 7 hội thảo khoa học cũng như tham gia viết bài, tham dự các tọa đàm, hội thảo khoa học mang tính học thuật và nghiên cứu.
Các phân viện, trung tâm trực thuộc cũng đã biên soạn và dịch thuật cũng như trước tác một số tác phẩm có giá trị. Một số tạp chí được lưu hành hiện nay như: Tạp chí Nghiên cứu Phật học do Phân viện Nghiên cứu Hà Nội chủ biên; Tạp chí Từ Quang do Hòa thượng Thích Đồng Bổn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam chủ biên; Đặc san Hoa Đàm do Ni sư Thích nữ Như Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo chủ biên.
Ngoài ra, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội ra mắt Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam tại chùa Đại Từ Ân (huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội) nhằm phục vụ nghiên cứu lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học và văn hóa Phật giáo.
Về phương hướng hoạt động nhiệm kỳ mới, viện sẽ đẩy mạnh việc san định, dịch mới và ấn hành để hoàn thiện bộ Tam tạng Phật giáo Bộ phái và Phật giáo Đại thừa, cũng như Luận tạng của Phật giáo Theravada; tiếp tục thực hiện tổng tập Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam. Đây là những hoạt động chủ lực của viện trong nhiệm kỳ tới.
Đẩy mạnh các hoạt động của Phân viện Nam tông Khmer: số hóa Tam tạng Phật giáo Khmer và bảo tồn các di sản văn hóa như kinh lá buông, v.v...
Duy trì và nâng cao các hoạt động của các trung tâm, đặc biệt kết nối với Ban Thường trực Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam để có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam dự kiến lập thêm 2 trung tâm, cụ thể là Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Di sản Phật giáo Khất sĩ; bên cạnh đó, Viện sẽ đẩy mạnh việc tổ chức hội thảo giữa Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, các trường đại học trong và ngoài nước. Khích lệ các học giả, nhà nghiên cứu cho ra đời tác phẩm, dịch phẩm có giá trị,...
Phát biểu tại buổi lễ tổng kết, Hòa thượng Thích Giác Toàn đã nhắc lại công đức đặt nền tảng của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu và sự kế thừa lãnh đạo tiếp theo các chư tôn đức đã tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các công trình in ấn, phát hành của viện đang làm hiện nay.
Hòa thượng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cũng đã định hướng cho việc phát triển công tác của nhiệm kỳ mới và mong rằng các thành viên của viện nỗ lực để hoàn thành trách nhiệm mà Trung ương Giáo hội giao phó. Qua đây, Hòa thượng cũng như gửi lời cảm ơn đến các mạnh thường quân đã hỗ trợ trong công tác ấn hành kinh sách của Viện.
Phát biểu chỉ đạo, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đã tán dương công đức và sự nỗ lực của Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Thích Giác Toàn đã thành tựu một số dịch phẩm và ấn hành được 19/100 tập Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.
Hòa thượng Chủ tịch cũng chỉ đạo cần tập trung in các bộ kinh Đại thừa như: Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Niết Bàn,... Sau đó đến các Bộ phái và phần Tục tạng. Bên cạnh đó, Hòa thượng cũng đề nghị viện phối hợp với Giáo hội tổ chức các hội thảo khoa như: Kỷ niệm 60 năm ngày Bồ-tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023); Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ IV tại Việt Nam vào năm 2025 và Kỷ niệm 45 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 2026...
Trong hội nghị tổng kết, Trung ương GHPGVN và Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tặng Bằng Tuyên dương công đức, Bằng công đức đến các tập thể, cá nhân có những đóng góp cho việc phát triển các hoạt động của viện trong nhiệm kỳ qua. Đồng thời, các tổ chức và cá nhân cũng đã trao tặng nhiều lẵng hoa chúc mừng cho hội nghị tổng kết nhiệm kỳ của viện thành tựu viên mãn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm