Thứ, 13/05/2024, 14:03 PM

Tích lũy công đức trong mùa Phật đản - Những việc làm đơn giản mà lợi lạc

Phật Đản là dịp thù thắng để người Phật tử thực hành tu tập, làm thiện hạnh giúp tích lũy tăng trưởng công đức.

Một mùa Phật đản nữa lại về. Năm nay, tháng Phật đản sẽ kéo dài từ ngày 12/05 đến ngày 10/06/2021 dương lịch. Đây là mùa của tu tập tích lũy công đức và trí tuệ để tri ân Đức Phật, giáo pháp và công hạnh của Ngài đã giúp đỡ chúng sinh và chính mỗi Phật tử trên con đường chiến thắng khổ đau luân hồi, thành tựu hạnh phúc giác ngộ.

Đã là người con của Phật thì không riêng gì ngày Phật Đản mà bất cứ ngày nào cũng đều nên tâm niệm: Không sát sinh, siêng làm việc thiện, chăm phóng sinh, gạt bỏ tham sân si, sống một đời yên an.

Đã là người con của Phật thì không riêng gì ngày Phật Đản mà bất cứ ngày nào cũng đều nên tâm niệm: Không sát sinh, siêng làm việc thiện, chăm phóng sinh, gạt bỏ tham sân si, sống một đời yên an.

Những công đức mà bạn tích luỹ qua việc thực hành Phật Pháp, làm các thiện hạnh, bố thí cúng dàng, phóng sinh ăn chay... trong cả mùa Phật đản sẽ tăng trưởng gấp hàng trăm ngàn lần so với những ngày thường khác. Đây là thắng duyên để chúng ta cùng hồi hướng công đức cho sự an lạc, cát tường, thành tựu giác ngộ của mình, thân bằng quyến thuộc và tất cả chúng sinh.

1. Tụng kinh niệm Phật

Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời Đức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh.

Chúng ta sống trong cõi dục, cho nên lòng dục vọng của chúng ta không bao giờ ngừng nghỉ, cho đến trong giấc ngủ, cũng còn chiêm bao cãi vã, cười khóc, vui buồn như lúc thức. Trong cảnh mê mờ đầy dục vọng ấy, may thay, Đức Phật vì đã thương xót chúng sinh mà truyền dạy những lời vàng ngọc, có thể phá tan màng mây u ám của vô minh và tội lỗi. Nhưng những lời lẽ cao siêu ấy, chúng ta nghe qua một lần, hai lần cũng không thể hiểu thấu và nhớ hết được. Cho nên chúng ta cần phải đọc đi đọc lại mãi, để cho lý nghĩa thâm huyền được lan tỏa, và ghi khắc trong thâm tâm chúng ta, không bao giờ quên được. Đó là lý do khiến chúng ta phải tụng kinh.

Niệm là tưởng nhớ. Niệm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật và đức hạnh của Phật, để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài.

Tâm chúng ta bị vô minh làm mờ đục, chẳng khác gì nước bị bùn nhơ làm ngầu đục. Muốn cho nước đục hóa ra trong, không có phương pháp nào hay hơn là thêm một chút phèn vào, thì các chất dơ bẩn ngầu đục kia dần dần lắng xuống, bấy giờ nước đục trở nên trong sạch. Phương pháp niệm Phật cũng vậy, có công năng trừ phá các vọng niệm đen tối ở nơi tâm của chúng ta, làm cho tâm mê muội, mờ ám trở nên sáng suốt, chẳng khác gì chất phèn làm cho nước trở nên trong vậy.

Tâm chúng ta hiện giờ rất điên đảo, không bao giờ dừng nghỉ. Kinh thường nói: "Tâm viên, ý mã", nghĩa là "tâm" lăng xăng như con vượn nhảy từ cành này qua cành khác, và "ý" như con ngựa chạy lung tung suốt cả ngày. Làm sao cho tâm ý chúng ta đừng suy nghĩ vọng tưởng? Chỉ có một cách là bắt tâm nghĩ những điều tốt lành, hay đẹp. Niệm Phật chính là nhớ nghĩ đến những bậc Chính Giác toàn hảo, những hành động trong sáng, những đức tính thuần lương. Càng niệm Phật nhiều chừng nào thì càng ít niệm ma chừng ấy (Ma ở đây là tất cả những gì xấu xa đen tối, làm hại mình hại người).

2. Bố thí, cúng dàng

Bố thí nghĩa là cho đi mà không mong đợi được đền đáp.

Bố thí nghĩa là cho đi mà không mong đợi được đền đáp.

Cúng dàng và bố thí vốn cùng một nghĩa "cho đi". Cũng cùng một nghĩa, song tùy theo trường hợp hay hoàn cảnh mà nghĩa "cho" này có những tên gọi khác nhau. Danh từ "bố thí" được dùng để chỉ trường hợp "cho" những người bần cùng nghèo khổ, gặp hoàn cảnh khó khăn. Và trường hợp khi một người Phật tử đem những gì của mình cúng lên Kim Cương Thượng sư và Tam Bảo, vốn là nơi nương tựa của mình, thì gọi là "cúng dàng".

Bố thí nghĩa là cho đi mà không mong đợi được đền đáp. Tất nhiên, có nhiều người cho đi rất nhiều tiền, thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, kỳ vọng vào các hoạt động công đức như thế. Nhưng lý do đó không được xem là thực hành bố thí đúng đắn bởi trong sâu thẳm thâm tâm luôn có kỳ vọng. Chúng ta phải thực hành không kỳ vọng ngay cả khi cho đi rất nhiều. Điều này là rất quan trọng trong thực hành xả ly bởi Bố thí là cách tốt nhất để thực hành không bám chấp - trở ngại chính trên con đường giải thoát, giác ngộ. Bố thí Ba la mật được thực hiện trên nền tảng tình yêu thương đích thực và trí tuệ quán chiếu về bản chất vô ngã, huyễn như của vạn pháp thế gian. Vì vậy, thực hành Bố thí không có kẻ cho, người nhận hay đối tượng cho đi, bạn bố thí nhưng không bám chấp vào sự bố thí đó.

Ở Ấn Độ, người ta tin tưởng rằng nếu một người cúng dàng lên một vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, kiếp sau người đó sẽ tái sinh làm vua Ấn Độ. Phúc báo do nghiệp nhân cúng dàng lên bậc giác ngộ có uy đức nhờ đó sẽ tăng trưởng gấp nhiều lần. Phẩm vật cúng dàng nhỏ bé lên một vị tăng ni có năng lực mạnh mẽ như vậy, huống hồ nếu bạn thực hành cúng dàng mười phương chư Phật, Pháp, Tăng, tôn tượng, kinh điển khắp Pháp giới, công đức ấy thật không thể nghĩ bàn.

3. Phóng sinh, ăn chay

Người sát sinh phải chịu nỗi khổ cùng cực nơi cõi địa ngục

Người sát sinh phải chịu nỗi khổ cùng cực nơi cõi địa ngục

Đức Phật đã đưa tội sát sinh vào giới cấm thứ nhất trong ngũ giới, nghĩa là Ngài đã thấy hậu quả không lường của việc sát sinh hại vật. Ngài đã chỉ ra rằng tất cả các chúng sinh từ vô lượng vô biên kiếp trước đã là cha mẹ, anh em hoặc đã là bà con quyến thuộc, nhưng bởi nhân duyên nghiệp báo nên phải sinh tử luân hồi sáu nẻo, thay hình đổi dạng không còn nhận biết lẫn nhau. Đang tâm giết hại để ăn thịt rất tổn hại lòng từ bi, đang tâm giết hại, sát sinh để ăn thịt là cái nhân gây ra bệnh tật, khổ đau, hoạn nạn.

Kinh Phạm Võng dạy rằng: “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình. Nếu giết hại sinh mạng để ăn thịt tức là tự giết cha mẹ mình, cũng là giết thân cũ của mình. Cho nên, thường thực hành phóng sinh thì đời đời sinh ra thường gặp Chính pháp. Khuyên dạy người làm việc phóng sinh, nếu thấy người đời giết hại súc vật, nên tìm phương tiện để giải cứu, khiến cho chúng được thoát khổ nạn”.

Trong nghĩa cử cao đẹp của việc phóng sinh, bao nhiêu những chứng bệnh ung thư, ác tật đều tiêu mất trong vô hình, bao nhiêu sự kiện cảm ứng nhiệm mầu thật chứng, bao nhiêu hình ảnh của loài vật cảm ơn thị hiện trước mắt. Người phóng sinh tu phúc, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân sẽ không gặp các tai nạn.

Trong kinh Lăng Già (Lankavatara), đức Phật có dạy: "Không phải chỉ trong quá khứ mà cả trong tương lai và hiện tại, tất cả đệ tử của Ta không nên ăn thịt thú vật. Nếu có ai nói rằng chính Ta đã ăn thịt và cho phép những kẻ khác ăn thịt thì kẻ ấy chắc chắn phải bị sinh vào cõi khổ. Những người thánh thiện từ chối mà không ăn cả đến thức ăn của người bình thường huống chi là ăn thịt! Thức ăn của chư vị ấy là thiền duyệt, là thức ăn chân lý (Dharmàhàra - Pháp thực); Pháp thân của Như Lai được phù trợ bằng thức ăn ấy."

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm