Thứ sáu, 07/02/2020, 10:26 AM

Vườn kiểng nghĩa nhân từ một ngôi chùa

Hàng năm từ nguồn thu của vườn kiểng bonsai Thái Lan, chùa Phước Đức đã xây dựng khá nhiều nhà tình thương cho hộ nghèo; những bệnh nhân ốm đau gặp khó khăn trong điều trị; xây dựng cầu đường GTNT; hỗ trợ tiền, dụng cụ học tập cho hàng trăm học sinh nghèo an tâm đến lớp; tặng xe lăn cho bệnh nhân…

> Những câu chuyện gieo mầm thiện cho đời 

Dù đã là mùng 3 tết nhưng không khí mua bán tại vườn kiểng chùa Phước Đức (tọa lạc tại xã Tân Khánh Trung, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vẫn rất tất bật, nhộn nhịp. Hàng ngàn giỏ kiểng bonsai đang được chuyển đến Hà Nội để kịp phục vụ người tiêu dùng trước, trong và sau tết.

Thượng tọa Thích Thiện Hữu, trụ trì chùa Phước Đức phấn khởi kể: “Năm nay giá bán kiểng cao hơn mọi năm từ 10 đến 15%; thời tiết hết sức thuận lợi nên nguồn thu khá lớn. Từ đó chúng tôi đã dùng số tiền lãi này tổ chức rất nhiều hoạt động xã hội từ thiện với tổng số tiền trên 700 triệu đồng, trong khi các năm trước chỉ khoãng 300 triệu đồng. Năm nay số lượng quà tết cho bà con nghèo đã tăng gấp đôi. Mừng lắm”.

Chùa Phước Đức được xây dựng cách nay đã 126 năm và đã hứng chịu nhiều bom đạn chiến tranh. Cụ thể chùa đã bị phá hủy, đốt cháy rất nhiều lần. Hiện nay từ nguồn quỹ tự túc kinh doanh của nhà chùa thông qua việc mua bán cây kiểng Thái Lan và sự đóng góp của nhiều mạnh thường quân, ngôi chùa đang được nâng cấp, trùng tu đáp ứng lòng mong đợi của Phật tử quanh vùng.

Chùa Phước Đức

Chùa Phước Đức

Kể về cơ duyên đến với việc kinh doanh kiểng bon sai từ nhiều năm qua, Thượng tọa Thích Thiện Hữu cho biết: “Với suy nghĩ đơn giản, Sa Đéc vốn nổi tiếng là thành phố hoa của cả nước, vậy thì vì sao mình không tìm hướng kinh doanh hoa kiểng để vừa có nguồn thu để giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh lại vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương. Cạnh đó lại có thêm nguồn quỹ sửa chữa cơ sở vật chất của chùa để Phật tử nhẹ phần đóng góp. Vậy là làm thôi”.

Biến suy nghĩ thành hành động cụ thể, trong nhiều lần đi công tác ở Thái Lan, Thượng tọa Thích Thiện Hữu đã nghĩ đến việc mua kiểng Thái về trồng và nhân giống, trong đó chủ lực là các giống kiểng Bon Sai như:  Bạch Mã Hoàng Tử, Đại Phú, Vạn Lộc, Kim Ngọc Ngân, Phú Quý, Đô La, Giữ tiền…. bởi các loại kiểng nầy từng đối quý hiếm, bán được giá, phù hợp với thổ nhưỡng đất sét của vùng Sa Đéc. Từ đó, ông đã nhập về vài ngàn cây giống các loại để vừa trồng, vừa chiết nhánh, vừa rút kinh nghiệm. Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực trồng trọt và kinh doanh mặt hàng đầy tính nghệ thuật nên năm đầu tiên, kết quả vẫn chưa thật mỹ mãn.

Không nản lòng, Thương tọa trụ trì tiếp tục nghiên cứu nhiều tư liệu có liên quan đến kiểng bonsai, đi tận các nhà vườn để học tập kinh nghiệm để xây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất mới của riêng mình.

Ông Trần Quốc Hòa, người đang đảm nhiệm khâu kỹ thuật vườn kiểng chùa Phước Đức kể: “Sau lần thất bại đầu tiên, thầy Hữu và anh em tổ thiện nguyện của chùa rất buồn và lo lắng. Tuy nhiên thầy động viên tất cả phải cố gắng vượt qua để đi đến thành công. Và chỉ có thành công chùa mới có điều kiện giúp nhiều người bất hạnh ngày càng nhiều”.

Đất và hoa đã không phụ tấm lòng nhân ái của tổ nhân đạo của chùa dưới sự dẫn dắt của Thượng tọa trụ trì. Năm 2016, sản lượng và chất lượng vườn kiểng ban đầu của chùa (1.000 mét vuông) tăng cao quá sự kỳ vọng. Thêm vào đó giá bán cũng tăng theo bởi rất nhiều thương lái biết chuyện từ tâm của chùa đã đến đặt mua toàn bộ số kiểng đang có. Năm đầu tiên sau khi trừ hết chi phí, chùa đã thu về nguồn lãi trên 60 triệu đồng. Phát huy thắng lợi, chùa Phước Đức tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất đến nay đã là 8.000 mét vuông, từ đó mỗi năm nguồn lãi có được xấp xỉ từ 350 đến 400 triệu đồng. Riêng năm 2019 này, con số nầy dự kiến đạt mức 500 triệu đồng.

Vườn kiểng Bonsai của chùa Phước Đức

Vườn kiểng Bonsai của chùa Phước Đức

Bà Trang Thị Thu Thân, ngụ TP Hà Nội nhận xét: “Năm nào tôi cũng đến mua kiểng bonsai của chùa về bán lại tại thủ đô. Điều rất lạ là dù là những người chuyên tâm việc tu hành nhưng sản phẩm ở đây đạt chất lượng rất cao, không hề thua kém ở các cơ sở hoa kiểng chuyên nghiệp khác nếu không muốn nói là “nhỉnh” hơn nhiều. Đặc biệt nhất là việc không lạm dụng thuốc kích thích tăng trưởng và các hóa chất bảo vệ thực vật”.

Hàng năm từ nguồn thu của vườn kiểng bonsai Thái Lan, chùa Phước Đức đã xây dựng khá nhiều nhà tình thương cho hộ nghèo; những bệnh nhân ốm đau gặp khó khăn trong điều trị; xây dựng cầu đường GTNT; hỗ trợ tiền, dụng cụ học tập cho hàng trăm học sinh nghèo an tâm đến lớp; tặng xe lăn, xe lắc cho bệnh nhân, tặng quà cho bà nghèo vui  xuân đón tết…

Thượng tọa Thích Thiện Hữu tặng quà cho người nghèo từ nguồn lãi của vườn kiểng bonsai nhà chùa.

Thượng tọa Thích Thiện Hữu tặng quà cho người nghèo từ nguồn lãi của vườn kiểng bonsai nhà chùa.

Thượng tọa Thích Thiện Hữu nói thêm: “Chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng kiểng bonsai của mình, mở rộng hơn nữa diện tích sản xuất để có thêm nguồn kinh phí chăm lo cho người nghèo. Mình phải tự thân vận động tạo nguồn quỹ tự túc để vơi nhẹ sự đóng góp của bá tánh, không trông chờ, ỷ lại. Rất mong ngày càng có nhiều thương lái đến với sản phẩm của chùa Phước Đức”.

Bà Võ Thị Bình, chủ tịch UBTTQVN TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nhận xét: “Đây là mô hình mới, hiệu quả, sáng tạo, chủ động xây dựng nguồn quỹ để làm nhiều việc thiện thật đáng trân trọng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm