Thứ tư, 05/02/2020, 09:35 AM

Ngôi chùa lớn nhất xứ dừa

Dù tọa lạc cách trung tâm tỉnh Bến Tre khoảng 60 km hướng về phía biển Bình Đại nhưng hiện nay lượng du khách đến với chùa Vạn Phước, ngôi chùa đang được xem là đẹp, uy thiêng và lớn nhất xứ dừa tính đến thời điểm hiện nay.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt về chùa Việt 

Cổng chùa Vạn Phước

Cổng chùa Vạn Phước

Ông Phan Ngọc Lĩnh, du khách đến từ TP Cần Thơ nhận xét: “chùa này quá rộng, nhiều tiểu cảnh đẹp lại tọa lạc gần biển nên càng có giá trị về mặt tâm linh. Đến đây mọi người sẽ thấy lòng thư thái, nhẹ nhõm rất lạ thường”.

Chùa Vạn Phước tọa lạc tại xã Thạnh Phước với diện tích trên 20.000 mét vuông được bố trí rất hài hòa, nho nhã như: cổng Tam quan với cặp rồng vàng hai bên tả hữu. Ở giữa là tượng phật Di Lặc cao 12,45 mét được chế tác rất công phu mang đậm tính nghệ thuật cao. Hai bên tượng Phật là hai chiếc đèn dầu bằng đá rất to lớn, uy ngiêm, đẹp mắt. Bên trong chùa gồm có khu chánh điện, khu vực tượng Bồ tát Quán Thế Âm, khu vực tượng Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề. Phần khu nhà chính gồm có phòng làm việc, phòng khách, bảng công đức, bàn thờ Tổ quốc với bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh,…

Chùa Vạn Phước gây ấn tượng rất đậm với du khách vì độ bề thế và màu sắc nổi bật của các công trình mang tính nhân tạo. Cổng chùa và phần sân bên trong rất rộng và thoáng đãng. Các loại xe có thể dễ dàng chạy vào bên trong để gửi xe mà không bị tình trạng quá tải đến mức chen lấn dù lượng khách đến thăm viếng khá đông. Nhìn bao quát các công trình kiến trúc trong chùa đều được thiết kế hài hòa trong sân chùa mang tới không gian vô cùng đối xứng và đẹp mắt.

Tượng Phật Thích ca mạ vàng nặng 99 tấn

Tượng Phật Thích ca mạ vàng nặng 99 tấn

Ấn tượng nhất đối với du khách vẫn là bức tượng đức Di Lặc Tôn Phật đầu tiên. Ngôi tượng có kích thước khổng lồ và được mạ vàng. Khối lượng của tượng đạt khoảng 99 tấn, cao 12m45, làm bằng bê tông, cốt thép với kinh phí ước chừng 2,27 tỷ đồng. Nhà điêu khắc Thụy Lam (người xây dựng tượng Phật Di Lặc núi Cấm – An Giang; tượng Phật Di Lặc và A Di Đà chùa Vĩnh Tràng- TP. Mỹ Tho, Tiền Giang và tượng Phật Bà Quan Âm tại Bãi Bụt – Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) cùng đồ đệ của ông đã được mời về chùa Vạn Phước Bến Tre xây dựng tôn tượng Di Lặc. Tượng hoàn thành vào ngày 15 tháng 12 năm Kỷ Sửu (ngày 29/1/2010).

Phía sau tượng Phật Di Lặc là nhà xe có mái che, sau nữa là chánh điện với Tượng của ba vị Phật giống hệt nhau. Gần chính điện bên ngoài có tượng Phật Bổn Sư Thích Ca và tượng Phật A Di Đà. Đặc biệt trên các bức vách tường bao quanh có chạm khắc hình ảnh các vị La Hán thuộc hàng đại đệ tử xuất sắc của đức Phật.

Bên phải chánh điện lớn là một chánh điện khác. Ở đây thờ Bồ Tát Nghìn Tay Nghìn Mắt, bên trên là tổ sư Đạt Ma. Xung quanh chính điện là các bức tranh mô tả lại cuộc đời của đức Phật. Không gian trong chính điện trang nghiêm, yên tĩnh khiến bất cứ ai bước vào đều giữ được tâm tĩnh lặng, bình an.

IMG_8968

Phía sau khuôn viên có một hồ trồng súng khá rộng, với độ sâu khoảng 1,5 m. Trong hồ có trồng nhiều loại sen và súng khác nhau, đến mùa hoa nở hoa rất đẹp, dưới hồ nước có nuôi cá La Hán. Một con đường dài lát đá trắng có mái ngói che mát đi xuyên giữa hồ tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho du khách khi ghé thăm chùa. Phía trong hồ có tượng hai vị bồ tát là Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, đi sâu vào bên trong còn có tượng Phật A Di Đà. Nơi đây khiến khách ghé thăm có cảm giác đang bước vào một thế giới khác đời thật, giúp tâm hồn được tĩnh lặng, an lòng, như thể bước vào miền an nhiên, buông bỏ mọi lo âu phiền muộn.

Một góc chùa Vạn Phước

Một góc chùa Vạn Phước

Phía sau hồ nước còn có một dãy nhà mới xây, là nơi lưu trú cho các tăng ni hay Phật tử từ xa đến ở qua đêm. Phía trước là một con kênh tự nhiên ngăn cách giữa nơi ở và nơi thờ cúng các vị Phật, Thánh. Phía cuối dãy nhà là vườn trái cây tươi tốt có diện tích khá rộng lớn. Khuôn viên chùa ngăn cách với bên ngoài bằng một dòng sông nằm ngoài cùng.

Chùa Vạn Phước Bến Tre dưới nắng rực rỡ cùng với ánh vàng của những bức tượng uy nghiêm làm lộng lẫy cả một góc trời phía Đông duyên hải của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm