Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/08/2023, 15:36 PM

Ý nghĩa chữ kinh trong đạo Phật

Nếu các bạn nghĩ rằng kinh là những cuốn sách giấy trắng mực đen thì bạn lầm rồi đấy. Kinh có muôn vàn hình thức sai biệt. Trong thành kiến của ta kinh chỉ là sách là chữ. Nhưng bạn có tin rằng kinh còn có hình thức là âm thanh, là hình ảnh, vật chất, hiện tượng.

Thí dụ như trong đời này kinh được viết trong băng cassette hoặc CD, tồn tại trong mạng lưới internet, hoặc diễn đạt bằng radio, phim ảnh. Trong đời sống của ta cũng đầy dẫy những hiện tượng đáng gọi là kinh. Bởi vậy ta phải nắm lấy nội dung của kinh để hiểu sự biểu hiện của nó trong thế giới quanh ta. Kinh (sutra) có rất nhiều nghĩa. Xin nêu ra mười nghĩa chính:

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Dũng tuyền: Nghĩa là suối phun nước có mạch ngầm dưới đất. Chân lý chứa đựng trong kinh như nước suối tuôn trào, gội sạch mọi phiền não cấu bẩn, khiến ta thân tâm thanh tịnh. Suối nước chảy trên mặt đất thì có thể cạn, còn suối nước có mạch ngầm dưới đất thì tương đối bất tận. Hình ảnh suối chảy róc rách, gợi lên cho ta cảm giác tươi mát, dễ chịu. Có người trong lòng bực bội chuyện gia đình, mới vặn máy nghe nhạc, xem TV cho khuây khỏa. Nhưng càng nghe càng thêm bực dọc, bởi vì xem TV chỉ tạm tránh né phải đối diện với thực tại, chớ không giải quyết vấn đề nội tại trong lòng. Chừng khi nghe băng giảng kinh, thì tự nhiên lòng an định, phiền não biến mất. Lời kinh chính là nước suối mát, dội sạch lửa nóng nảy.

Xuất sinh: Cũng như mặt trời, lúc nào cũng tỏa ra ánh sáng, lúc nào cũng phát ra năng lượng, kinh cũng vậy: Nó lúc nào cũng tỏa ánh hào quang, lúc nào cũng làm phát sinh đủ mọi công đức, đủ mọi pháp lành, bởi vì chân lý trong kinh có thể làm ta thức tỉnh, phát tâm bồ đề, rồi theo đó thực hành. Tam thế chư Phật đều từ chân lý trong kinh mà đắc giác ngộ. Nhiều người chỉ nghe một câu kinh mà cả đời thay đổi, bỏ ác làm lành. Ngài Huệ Năng nghe một câu kệ trong kinh Kim Cang, rồi không biết bao nhiêu hạt giống bồ đề của ngài đã gieo trồng trong vô số kiếp trước đột nhiên sống lại, khiến ngài giác ngộ. Đó chính là tác dụng làm xuất sinh pháp lành của kinh.

Hiển thị: Hiển là làm lộ ra, thị là chỉ cho thấy. Giống như mặt trăng, ngôi sao sáng hay ngọn đăng tháp có thể rọi sángbóng đêm hiển bày mọi cảnh tượng. Kinh cũng là mặt trăng hay ngọn hải đăng, làm hiển thị những định luật, chân lýcủa vũ trụ mà bình thường ta khó thấy rõ trong màn đêm vô minh của tâm trí. Nhở kinh ta mới biết được những cảnh giới vô hình như những buổi thuyết pháp của Phật trên cung trời Đâu Suất. Hoặc kinh diễn bày những triết lý trừu tượng giải thích về chân lý. Câu chuyện sau đây nói về sức mạnh khi chân lý hiển thị: Có vị thầy sau nhiều năm nghiên cứutham thiền vất vả, vẫn không sao chứng ngộ. Anh ta mới đắp y, trãi tọa cụ trịnh trọng đảnh lễ thầy mình, hỏi rằng: Thưa thầy, con tu đã lâu mà vẫn chưa biết làm sao giải thoát, xin thầy chỉ bảo! Vị thầy hỏi ngược lại: Vậy chớ ai trói buộc con, mà con đòi giải thoát hở? Giống như điện chớp lóe sáng giữa đêm đen, chỉ chớp nhoáng, thầy kia lập tức thấy rõ, thấu suốt đường tu và tâm mình. Anh ta không còn mù mờ nữa. Sức mạnh của kinh và của chân lý thì như thế: Chỉ ra bến giác, thoát vô minh, sửa vận mạng.

Thằng mặc: Nghĩa là dây dọi hay thước đo. Thằng mặc ở đây mang hai ý nghĩa: Một, Là phương tiện đo đạc: Không có dây dọi thì chẳng sao xây nhà cho thẳng. Không có thước, côm ba, thì chẳng sao vẽ hình cho đúng được. Hai, Là đơn vị đo lường tiêu chuẩn: Như các hệ thống đo lường trong toán học, vật lý hay hoá học; các đơn vị đo đạc trừu tượngdùng trong khoa kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, đều là thằng mặc. Kinh là phương tiện đo đạc, và chân lý trong kinh là tiêu chuẩn do đạc để ta theo đó tu hành. Những chân lý trong kinh là những tiêu chuẩn của thiện nghiệp, đạo đức, công hạnh tu tập, quá trình tu chứng, và quả vị. Thí dụ như kinh dạy rằng: Con đường giải thoát là giới định huệ. Nếu bạn không tu giới định huệ mà được giải thoát, thì chuyện đó thật ly kỳ lắm đó!

Quán xuyến: Nghĩa là xâu kết lại với nhau. Như vòng hoa xâu kết mấy cánh hoa rời rạc lại với nhau.

Chân lý trong kinh xâu kết mọi sự lý, mọi hiện tượng lại với nhau trong một quan hệ nhân quả. Thí dụ như kinh có thể giải thích cho thấy mối quan hệ giữa việc ăn trộm và cuộc sống nghèo hèn, mà ta vẫn cứ tưởng chúng là hai việc hoàn toàn không có liên quan gì nhau. Giống như trẻ em chắp nối mấy miếng puzzles lại với nhau, hay bác thợ nề đắp mấy viên gạch rời rạc lại thành bức tường, kinh xâu kết những chuyện mà ta cảm thấy rời rạc không liên quan gì với nhau thành ra một bức hình toàn diện của vạn pháp (tổng tướng), trong đó mọi thành phần (biệt tướng) thì quan hệ mật thiết, không thể phân chia, tách rời. Tất cả những biến đổi của mỗi thành phần, dù tốt hay xấu, hoặc trở nên tương đồng (đồng tướng), hoặc trở nên khác biệt (dị tướng), hoặc sinh ra (thành tướng), hoặc chết mất (hoại tướng); tất cả mọi chu kỳ và biến thiên của mọi hiện tượng trong vũ trụ và pháp giới đều bao hàm trong một đại thể. Kinh là lăng kính mà qua đó ta có thể thấy đại thể ấy. Cũng có nghĩa rằng kinh là lăng kính giúp ta đạt được cái nhìn như thị: Thấy vạn pháp bằng chân lý, không bị ảnh hưởng bởi thành kiến, ngã kiến hay phiền não.

Nhiếp trì: Nghĩa là nắm giữ, giữ gìn, không để cho biến mất hay hư hoại. Cũng giống như sức hút của trái đất, hay trọng lực, nhiếp trì tất cả mọi vật trên mặt đất, kinh nhiếp trì tất cả mọi chân lý. Kinh là một thứ hoàn toàn thanh tịnh, không phát sinh từ tham sân si, với năng lực vô song duy trì tâm thức của người tu trên con đường thanh tịnh và trí huệ. Mỗi một ý trong kinh là một hạt giống bất diệt trong tâm thức của người tu. Hạt giống ấy một khi đã gieo xuống thì bất diệt, từ từ lớn mạnh, tạo ảnh huởng khiến ta hướng vào đường lành, tránh ngõ ác.

Thường: Nghĩa là thường hằng bất diệt. Ví như hư không: Chẳng sao phá huỷ được nó. Cũng vậy, chân lý trong kinh chẳng ai có thể huỷ hoại được. Ta có thể huỷ báng, chê bai, thiêu đốt kinh sách, cấm cản phát hành, nhưng không sao thay đổi được những đạo lý trong kinh. Vào thời Đường, có vua Võ Tông (814-846) là một người tín đồ Đạo Giáo kiền thành. Tin tưởng rằng trừ khử Phật giáo sẽ đem lại trường sinh bất lão, đồng thời cũng muốn cân bằng lại thế lực trên mặt chính trị và kinh tế mà Phật giáo đang có ảnh hưởng sâu đậm, Võ Tông đã hạ lệnh diệt Phật: hơn 4,600 chùa bị hủy phá; 40,000 đền miếu đốt rụi; khoảng 260,500 chư tăng ni bị bắt hoàn tục, và hàng trăm ngàn kinh điển, tài liệu về Phật pháp bị thiêu đốt. Tuy thành công trên mặt chính trị và kinh tế, Võ Tông chẳng diệt được ảnh hưởng văn hóa của Phật giáo. Nhất là chân lý nhân quả thì thể hiện trong sinh hoạt, ghi chép trong đời sống và tâm thức của mỗi người, thì làm sao xóa được? Chỉ mấy tháng sau khi tiến hành diệt Phật, chính Võ Tông vì uống thuốc trường sinh mà nhuốm bịnh chết. Phải chăng chân lý ‘ác giả ác báo’ thị hiện? Chân lý nhân quả này, không cần sách vở biên ra mới tồn tại, bởi vì nó vĩnh viễn khắc sâu trong cuộc sống của ta.

Pháp: Pháp ở đây có nghĩa là lý tất nhiên, lẽ đương nhiên. Kinh bao hàm những lý lẽ không sao phủ định được, mà ta gọi là chân lý. Hai ngàn năm trước Phật dạy rằng: Không nên cất giữ vũ khí trong nhà vì nó sẽ dễ đưa tới nghiệp sát. 

Điển: Có nghĩa là tập hợp những nghĩa lý tốt lành, không chút tà vạy. Điển là thứ ta có thể tin cậy để dựa vào, đểnghiên cứu, để tìm hiểu, vì nó không có bóng dáng của lòng ích kỷ, thiên vị hay quan niệm lệch lạc. Khi những sách vở nói về một triết thuyết, học thuyết, hay quan điểm của một cá nhân thì nó chưa phải là điển. Khi nào những gì được trình bày trong sách vở ấy hoàn toàn vắng bặt dấu vết của lòng truy cầu danh vọng, cảnh giới hẹp hòi nhỏ bé của bản ngã thì nó sẽ thành kinh điển. Dân tộc nào cũng có vô số tục ngữ; chúng là kết quả của sự quan sát và kinh nghiệmnhững việc xảy ra ở đời. Phần lớn những tục ngữ ấy là một thứ điển chứa đựng chân lý sống, công chính và hiển nhiên, như:

Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát. Đánh chết, cái nết chẳng chừa. Không có lửa, sao có khói. Bởi tin nên mắc, bởi chắc nên nhầm. Đức năng thắng số. Thuốc chữa bệnh, chẳng chữa được mệnh. Cây già, lá úa.

Kinh: Nghĩa là con đường. Trong danh từ Hán Việt, chữ này đồng âm với chữ kinh của kinh điển. Con đường thì có to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Những đạo lý trong kinh điển dạy cũng giống như con đường, hay nói đúng hơn là bản đồ để ta theo đó tu hành giải thoát sinh tử. Ngoại đạo là con đường dẫn ta đi ra khỏi Đạo, hướng ngoại, rời bỏ chân lý và chân tâm. Hồi đời nhà Minh có ngài Đức Thanh Hám Sơn. Có một thời gian ngài ẩn cư, tu thiền. Khi không biết cảnh giới và phương thức tu trì của mình đúng hay sai chẳng có thiện tri thức ở gần kề chỉ dạy, ngài đã dùng kinh Lăng Nghiêm để kiểm chứng cảnh giới của mình. Nhờ đó ngài mới thấu triệt thiền cảnh, xác quyết đường tu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Câu chuyện con thiên nga

Kiến thức 23:59 21/09/2024

“Khi ta bảo vệ người khác thì không bảo họ cũng theo, còn ác độc hãm hại người ta thì dù có dùng sức mạnh để bắt ép họ cũng không theo...”.

Nghiệp nhân của cõi súc sanh là gì?

Kiến thức 18:50 21/09/2024

Ngu si là nghiệp nhân của cõi súc sanh. Khác biệt của ngu si nhiều đến vô số, chủng loại của súc sanh, quả báo của súc sanh ngàn vạn lần khác biệt, bạn không thể không biết.

Đọc tụng Kinh tốt nhất là đọc ra tiếng

Kiến thức 16:54 21/09/2024

Đọc tụng Kinh tốt nhất là ra tiếng, công đức đọc ra tiếng lớn hơn nhiều so với đọc không ra tiếng. Công đức đọc ra tiếng ở đâu vậy?

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Xem thêm