Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/08/2023, 08:08 AM

Bốn chân lý Kinh Chuyển Pháp Luân

Đạo Đế chỉ ra con đường đưa đến Khổ diệt, hay còn gọi là Bát chánh đạo, bao gồm Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

Tôi nghe như vầy, sau khi thành đạo, lần đầu tiên Đức Thế Tôn chuyển bánh xe chánh pháp tại Vườn Nai. Tại đây, Ngài dạy năm vị Tỳ-kheo đầu tiên rằng:

Này các Tỳ-kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia không nên làm theo. Những gì là hai. Một là đam mê say đắm các dục lạc thấp hèn, có tính cách thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến phẩm hạnh cao quý thánh nhân, làm xa rời mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với các phẩm hạnh bậc thánh, không dẫn đến mục đích giác ngộ, giải thoát.

Này các Tỳ-kheo, các vị phải loại bỏ và tránh xa hai cực đoan vô ích này. Hãy đi theo con đường Trung Đạo do Như Lai chứng ngộ, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, dẫn đến sự an tịnh, thánh trí, giác ngộ và Niết-bàn.

Này các Tỳ-kheo, đây là Thánh đế con đường Trung Đạo diệt khổ, chính là tám phương pháp nhiệm mầu: quan điểm chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính.

Này các Tỳ-kheo, sau đây là bốn chân lý cao quý vi diệu của cuộc đời:

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Chân lý thứ nhất là thực tại đau khổ. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ, chấp vào thân năm uẫn là khổ và cuối cùng là sầu bi khổ não.

Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm dính mắc ái dục, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, là dục ái, hữu ái và phi hữu ái.

Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của khổ đau và những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự không còn chấp trước bởi đam mê say đắm ham muốn, biết buông xả và dẫn đến giác ngộ, giải thoát.

Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến Niết-bàn, đó là tám phương pháp tâm linh mầu nhiệm, là con đường Trung đạo.

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải thấu hiểu về thực tại khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ mọi sự vật.

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ mọi sự vật. 

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải tu tập trọn vẹn con đường dẫn đến Niết-bàn. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ mọi sự vật.

Như vậy, này các Tỳ-kheo chỉ khi nào tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn chân lý vi diệu của cuộc đời dưới ba sắc thái, gồm mười hai khía cạnh đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, thì khi ấy Như Lai mới xác nhận với thế gian, gồm chư thiên, ma vương, Phạm Thiên, giữa các đoàn thể Sa-môn, Bà-la-môn, giữa loài trời và loài người rằng Như Lai đã chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tâm Như Laiđã giải thoát và an tịnh tuyệt đối, đời sống này là cuối cùng, Như Lai không còn bị luân hồi sinh tử nữa. (Bản dịch Hòa thượng Minh Châu)

Khổ Đế là một sự thật, khi những đau khổ về vật chất và tinh thần bất kỳ ai từ khi bắt đầu nhận thức đã buộc phải trải qua ở các mức độ khác nhau. Khi chúng ta chưa được giải thoát hoàn toàn khỏi sự khổ, tam chuyển vẫn có ý nghĩa lớn trong việc làm giảm bớt nỗi đau thế gian, nếu mỗi người đều biết nhận diện, ôm ấp vỗ về và chuyển hóa nỗi đau của chính mình và người xung quanh. Bước đầu tiên phải là công nhận có sự đau khổ đó, chúng ta mới thể giúp mình và giúp người khác vượt qua nó.

Tập Đế là căn nguyên gây ra sự Khổ, là do “ tham ái”, những ham muốn của chúng ta, thường là vì ta bám vào chính ta. Dục ái thể hiện những tham muốn khoái lạc qua năm giác quan, ví dụ như là ở trong cái gì mắt thấy đẹp thì ưa, tai nghe âm thanh êm dịu thì say mê, mũi ngửi mùi thơm thì vui, ăn thì thích món ngon, xúc chạm thì muốn sự thoải mái. Hữu ái là bị phụ thuộc lôi kéo bởi “tôi là” và những thứ “tôi muốn, tôi có, tôi nhất định phải có”. Phi hữu ái là bị khó chịu vì những thứ “không phải là tôi” và “tôi không chấp nhận được”.  Bám víu vào “luyến ái” làm ta khổ. Mức độ tham ái càng cao, thì con ngườichúng ta càng xa con đường trí tuệ và càng sa lầy vào vũng bùn đau khổ.

Diệt Đế là diệt bỏ những căn nguyên gây ra sự khổ, không tham ái, không chấp trước, không dính vào thân tâm và hoàn cảnh. Sự buông bỏ chấp trước, giúp chúng ta tu tập về quán sát canh giữ tâm mình, để có cái nhìn khách quan về bản thân và ngoại cảnh, và không bị những ý thích chủ quan che mờ lý trí, từ đó sinh ra tâm không phân biệt, khởi đầu của trí tuệ giải thoát. 

Ngoài ra cũng có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác xuyên tạc đức Phật một cách hồ đồ, họ bảo rằng: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩaHư vô, đề cao đoạn diệt, nhằm tiêu diệt các loài hữu tình”. Để trả lời những người này, đức Phật giải thích: “Này các Bà-la-môn, Ta chỉ nói lên sự khổ và phương pháp diệt khổ. Do vậy, nếu có người hủy báng, nhục mạ làm cho Ta tức giận, thì ở đây Ta không tức giận. Trái lại, nếu có người tôn kính, tán thánTa, thì ở đây Ta không hãnh diện. Vì sao vậy? Vì Ta nghĩ rằng: pháp này đã có từ nghìn xưa, và đây là những bổn phận mà Ta phải thực hiện.”

Đạo Đế chỉ ra con đường đưa đến Khổ diệt, hay còn gọi là Bát chánh đạo, bao gồm Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (I)

Kiến thức 15:14 30/04/2024

Kinh Dược Sư gửi một thông điệp đến tất cả mọi người về một lý tưởng độ sinh của đức Phật Dược Sư về một con đường tự mình giải thoát, tự mình giác ngộ, thông qua những nguyện lực, tha lực của đức Phật. 

Oai nghi và giới luật

Kiến thức 15:00 30/04/2024

Luật tức là Tỳ-ni, gồm oai nghi và giới luật, là bước đầu cho người mới vào đạo thực hành để ngăn ngừa tội lỗi, nên gọi là nhằm sửa mọi điều dở tệ. Ban đầu, tâm người mới vào đạo giống như con trâu hoang, nếu không có giới luật kềm giữ thì nó mặc tình ăn cỏ mạ của người.

Phước huệ song tu

Kiến thức 14:14 30/04/2024

Có người chỉ thích làm phước, gieo nhân giàu sang sung túc chứ không thích gieo nhân trí tuệ. Bởi họ nghĩ rằng gieo nhân giàu sang thì dễ làm hơn. Chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo.

Xem thêm