Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Giới thiệu Kinh Giải Thâm Mật

Kinh Giải Thâm Mật gồm năm quyển do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch tại chùa Hoằng Phúc niên hiệu Trinh Quán thứ 21 (năm 647) đời Ðường. Tương truyền bản tiếng Phạn bộ kinh này có mười vạn bài tụng, bản dịch hiện nay là bản lược dịch có một ngàn năm trăm bài tụng, chia làm 8 phẩm.

 >>Kinh Thư

Các bản dịch Kinh Giải Thâm Mật

Bìa Kinh Giải Thâm Mật do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch.

Bìa Kinh Giải Thâm Mật do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch.

Kinh Giải Thâm Mật gồm năm quyển do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch tại chùa Hoằng Phúc niên hiệu Trinh Quán thứ 21 (năm 647) đời Ðường. Tương truyền bản tiếng Phạn bộ kinh này có mười vạn bài tụng, bản dịch hiện nay là bản lược dịch có một ngàn năm trăm bài tụng, chia làm 8 phẩm. Trước đó, quyển kinh này đã có ba bản dịch :

1. Trong khoảng thời gian niên hiệu Nguyên Gia đời Lưu Tống (424-453), Ngài Cầu Na Bạt Ðà La người Trung Ấn Ðộ, dịch tại chùa Ðông An huyện Giang Ninh, Nhuận Châu, gọi là “Tương tục giải thoát liễu nghĩa kinh”, một quyển, chỉ có hai phẩm cuối.

2. Niên hiệu Diên Xương thứ ba đời Ngụy (514), Ngài Bồ Ðề Lưu Chi người Bắc Ấn Ðộ, dịch tại chùa Thiếu Lâm, Lạc Dương, gọi là “Thâm mật giải thoát kinh”, năm quyển, chia làm 11 phẩm.

3. Niên hiệu Thiên Gia thứ hai đời Trần (561), Ngài Chân Ðế người Tây Ấn Ðộ, dịch tại chùa Kiến Tạo, tên là “Giải tiết kinh”, một quyển, chỉ có hai phẩm đầu mà chia nhỏ làm 4 phẩm.

Ngoài ra còn có bản dịch Tây Tạng.

Bài liên quan

Giải Thâm Mật tiếng Phạn là Sandhi-nirmocara, dịch âm là San địa niết mô chiết na. Căn cứ “Giải Thâm Mật kinh sớ” của Viên Trắc, “Thành Duy thức luận diễn bí” (cuối quyển ba) của Trí Châu, “Du Già Sư Ðịa luận ký” (quyển thượng 20) của Ðộn Luân, đều nói “San địa” có ý nghĩa là “chư vật tương tục (các vật nối nhau)”, “cốt tiết tương liên (đốt xương liền nhau)”, “thâm mật (sâu kín)” v. v... Tên của các bản dịch, đều dùng một ý trong đó, mà tên bản dịch đời Ðường thì hay hơn hết.

Nội dung Kinh Giải Thâm Mật

Bộ kinh này giải thích thâm nghĩa cảnh, hành, quả của đại thừa, chia làm 8 phẩm : Phẩm một là tự phần, bảy phẩm còn lại là chánh tông phần. Lại bảy phẩm chánh tông có thể nhiếp làm ba loại: Bốn phẩm đầu nói rõ caûnh sở quán, hai phẩm kế là phân biệt hạnh năng quán, phẩm sau cùng hiển thị quả sở đắc. Nội dung sơ lược như sau :

1. “Tự phẩm”: Tường thuật công đức thù thắng của Ðức Phật và cõi Phật thù thắng trang nghiêm, cùng với vô lượng Bồ tát và Ðại Thanh văn cóù thể hiểu thâm nghĩa mật nghĩa.

2. “Thắng nghĩa đế tướng phẩm”: Giải thích thắng nghĩa đế tướng lìa ngôn ngữ lìa phân biệt, vượt qua tất cả suy nghĩ và tất cả pháp không phải một khoâng phải khác, mà phổ biến trong tất cả pháp bình đẳng một vị, tức ly ngôn pháp tánh, cũng tức là chư pháp thật tướng.

3. “Tâm ý thức tướng phẩm”: đối với thế tục đế tường thuật thể tướng của tám thức (tâm ý thức). Thuyết minh A lại da thức sanh diệt tương tục, là nguồn gốc sanh diệt, cùng với các tên và sự sai biệt của thức này. Cho đến các tướng sanh khởi của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

4. “Nhất thiết pháp tướng phẩm”: Tổng quát thể tướng tất cả các pháp chia làm ba loại tự tánh là biến kế sở chấp, y tha khởi, viên thành thực, để thuyết minh tất cả pháp tướng nhiễm tịnh.

Ðức Thế Tôn thuyết pháp, có ba thời không giống nhau. Thời đầu tiên chỉ vì những người có xu hướng Thanh văn thừa, dùng tướng tứ đế chuyển chánh pháp luân, là chưa liễu nghĩa. Thời thứ hai vì những người có xu hướng tu đại thừa, căn cứ đạo lý tất cả pháp đều vô tự tánh, dùng tướng ẩn mật mà chuyển chánh pháp luân, vẫn chưa liễu nghĩa. Thời thứ ba ở đây khắp vì những người có xu hướng nhất thiết thừa, căn cứ đạo lý tất cả pháp đều vô tự tánh, dùng tướng hiển hiện minh bạch mà chuyển chánh pháp luân, là chân liễu nghĩa.

Ðức Thế Tôn thuyết pháp, có ba thời không giống nhau. Thời đầu tiên chỉ vì những người có xu hướng Thanh văn thừa, dùng tướng tứ đế chuyển chánh pháp luân, là chưa liễu nghĩa. Thời thứ hai vì những người có xu hướng tu đại thừa, căn cứ đạo lý tất cả pháp đều vô tự tánh, dùng tướng ẩn mật mà chuyển chánh pháp luân, vẫn chưa liễu nghĩa. Thời thứ ba ở đây khắp vì những người có xu hướng nhất thiết thừa, căn cứ đạo lý tất cả pháp đều vô tự tánh, dùng tướng hiển hiện minh bạch mà chuyển chánh pháp luân, là chân liễu nghĩa.

Bài liên quan

5. “Vô tự tánh tướng phẩm”: Nói rõ tất cả chư pháp đều không có tự tánh, tức y theo ba loại tự tánh lập ba loại vô tánh. Trong đó biến kế sở chấp tánh tướng là nương theo giả danh mà thiết lập, tức là tướng vô tánh. Y tha khởi tướng là nương theo các duyên sở sanh, tức là sanh vô taùnh. Viên thành thực tướng là thắng nghĩa đế của tất cả pháp, là chỗ hiển lộ của tất cả pháp vô ngã, tức là thắng nghĩa vô tánh. Thanh văn, Ðộc giác, Bồ tát ba loại hữu tình đều do con đường vô tự tánh thanh tịnh vi dieäu duy nhất này, chứng đắc vô thượng Niết bàn, do đây mật ý nói “chỉ có nhất thừa”, nhưng trong đó cũng có sự sai khác của độn căn, trung căn, lợi căn. Vì thế, Ðức Thế Tôn thuyết pháp, có ba thời không giống nhau. Thời đầu tiên chỉ vì những người có xu hướng Thanh văn thừa, dùng tướng tứ đế chuyển chánh pháp luân, là chưa liễu nghĩa. Thời thứ hai vì những người có xu hướng tu đại thừa, căn cứ đạo lý tất cả pháp đều vô tự tánh, dùng tướng ẩn mật mà chuyển chánh pháp luân, vẫn chưa liễu nghĩa. Thời thứ ba ở đây khắp vì những người có xu hướng nhất thiết thừa, căn cứ đạo lý tất cả pháp đều vô tự tánh, dùng tướng hiển hiện minh bạch mà chuyển chánh pháp luân, là chân liễu nghĩa.

6. “Phân biệt Du Già phẩm”: Thuyết minh các nghĩa tướng tu Xa ma tha (chỉ), Tỳ bát xá na (quán) trong phép tu Du Già, hiển thị diệu hạnh Duy thức chỉ quán, chứng minh các pháp do thức biến hiện, mà phân biệt các hành tướng định huệ đó.

7. “Ðịa Ba la mật đa phẩm”: Nói về danh nghĩa Bồ tát thập địa cho đến Phật địa thứ 11, và chỗ phải học của Bồ tát là lục độ Ba la mật : Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ (Bát nhã), mà do trí huệ Ba la mật là có thể lĩnh hội ý nghĩa chư pháp vô tự tánh.

8. “Như Lai thành sở tác sự”: Nói về công đức viên mãn của hóa thân và pháp thân của Như Lai, nói rõ ý liễu nghĩa việc làm của Như Lai.

Chú giải Kinh Giải Thâm Mật

Chú giải bộ kinh này (bản dịch đời Ðường), có “sớ” của Viên Trắc, mười quyển, nay còn 9 quyển, “chú” của Ðộn Luân năm quyển. Ngoài ra còn có “sớ” của Linh Nhân mười một quyển, “sớ” của Huyền Phạm mười quyển, “sớ” của Nguyên Hiểu ba quyển, “sớ” của Cảnh Hứng vài quyển... đều đã thất truyền. Bản dịch của Ðại sư Chân Ðế có “Giải tiết kinh sớ” do chính Ngài soạn, cũng đã thất truyền, nhưng một bộ phận sớ của Ngaøi được thấy rải rác trong “sớ” của Viên Trắc. Ðược Nội học viện Trung Quốc biên tập thành “Giải Tiết kinh Chân Ðế nghĩa” một quyển.

Ngoài ra, bản dịch Tây Tạng có:

1. “Giải Thâm Mật lược thích”: Vô Trước soạn, Thắng Hữu dịch, 220 bài tụng, không đủ một quyển.

2. “Giải Thâm Mật kinh quảng thích” : thất truyền, Tây tạng cựu kinh lục nói là 40 quyển, Long Tràng soạn.

3. “Giải Thâm Mật kinh đại sớ”: tức bản “sớ” của Viên Trắc, Hán Thành dịch, 75 quyển. Bản Hán văn “sớ” của Viên Trắc nay thiếu sáu quyển sau, bản dịch Tây Tạng hoàn toàn đầy đủ 6 quyển sau. Các năm gần đây do Pháp sư Quán Không dịch từ tiếng Tạng sang lại tiếng Tàu, tên là “Giải Thâm Mậtt kinh sớ”, do Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc ấn hành.

Bài liên quan

Do toàn văn 7 phẩm chánh tông của bộ kinh này được trích dẫn trong “Du Già sư địa luận”, lại “Thành Duy thức luận” cũng trích dẫn bộ kinh này, do đó mà biết bộ kinh này ở Ấn Ðộ là kinh điển quan trọng của phái Du Già. Sau khi bộ kinh này được dịch sang tiếng Tàu, tông Từ Ân y theo “Vô tự tánh tướng phẩm” của bộ kinh này, phán đoán giáo pháp của Ðức Phật, chia làm tam thời giáo : hữu, không, trung đạo, và y theo “Tâm ý thức tướng phẩm” và “Nhất thiết tướng phẩm” của bộ kinh này và lấy tam tánh thuyết và duy thức thuyết làm giáo nghĩa căn bổn của tông mình.

Hoàng Sám Hoa

Thích Nữ Như Ðiền dịch

(Trích từ Phật giáo Trung Quốc tập 3)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Kinh Thiên sứ

Kinh Phật 06:26 31/10/2024

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Kinh Điều Ngự

Kinh Phật 23:40 28/10/2024

Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:

Phật nói kinh vô thường

Kinh Phật 14:45 03/10/2024

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?

Xem thêm