Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 11/02/2024, 07:27 AM

Ý nghĩa đầu kìm trong kiến trúc chùa cổ Bắc Bộ

Khi nhìn lên bờ nóc mái, chúng ta thấy chính giữa bờ nóc mái được trang trí hoa văn "Hổ phù đội mặt nhật" hoặc "hoành phi đại tự" (bảng hiệu) với triện tàu lá lật/vắt, và hai đầu kìm/ đầu rồng chầu vào mặt nhật hoặc hoành phi chính giữa.

Hai đầu rồng, dân gian thường gọi là đầu kìm, với miệng ngậm bờ nóc, mình và đuôi rồng được thu gọn qua nghệ thuật cách điệu hoá lá tây vắt lên trên trụ đấu ở hai đầu bờ nóc.

2887231296_83cc80d416_b

Vậy ý nghĩa của hai đầu kìm này là gì trong kiến trúc chùa cổ Bắc bộ?

Trong kiến trúc một ngôi nhà/ ngôi chùa, đòn dong, trong chùa gọi là long cốt, là linh hồn của ngôi nhà/ ngôi chùa. Bò nóc nằm trên đòn dong/ long cốt như là “xương sống” của ngôi nhà/ ngôi chùa, là biểu tượng của nề nếp gia phong (đối với gia đình), của xã tắc/ pháp tắc quốc gia (đối với đất nước), của giới luật nhà Phật (đối với chùa chiền). Đầu rồng/ đầu kìm tượng trưng cho ông/ bà/ cha/ mẹ, người đứng đầu tổ chức/ cơ quan/ đoàn thể, viện chủ, trụ trì một ngôi chùa... Hổ phù (mặt rồng ngang) đội mặt nhật, tượng trưng cho đề cao/ tôn vinh trí tuệ/ hiểu biết (ánh sáng thái dương/ mặt trời).

Từ những ý nghĩa biểu tượng trên, thật dễ dàng hiểu được thâm ý của cha ông chúng ta ngày xưa. Đó là muốn nhắc nhở những người bề trên phải luôn vận dụng trí tuệ như ngọn hải đăng soi đường dẫn lối để gìn giữ nề nếp gia phong, xã tắc, giới luật nhà Phật làm gương sáng cho người cấp dưới noi theo. Nhờ vậy mà nhà nhà ấm no hạnh phúc, đất nước thái hòa, thịnh vượng, Phật pháp xương minh, phát triển.

Ý nghĩa này được chứng minh qua thành ngữ Việt Nam: “Nhà dột từ nóc dột xuống” - ý nói người bề trên mà hư hỏng, thì lớp dưới coi thường, khuôn phép gia phong không nghiêm, luân thường đạo lý mai một;

Hay nhà Phật có câu: “Giới luật còn thì Phật pháp còn” và “Giới luật là thọ mệnh của Phật pháp”. Ý nói, muốn Phật giáo phát triển thì tăng, ni, Phật tử phải luôn gìn giữ giới luật đức Phật dạy, mà trong đó vị viện chủ, phương trượng, trụ trì tiên phong hành trì (như đầu rồng/ đầu kìm luôn ngậm bờ mái chùa).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách Phật dạy con

Kiến thức 13:52 01/11/2024

Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Kiến thức 11:00 01/11/2024

Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.

Nói về mười điều thiện

Kiến thức 10:15 01/11/2024

Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.

Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát

Kiến thức 08:30 01/11/2024

Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.

Xem thêm