Mẹ giết con, gọi tên cái ác là gì?
Vụ người mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm ở Thăng Bình, Quảng Nam đang gây rúng động. Theo thông tin từ cơ quan điều tra, vào khoảng 22 giờ 5 phút ngày 2/1/2023, tại nhà riêng, bà Tô Thị Ty Na (44 tuổi, trú tại khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) đã gây ra cái chết của con trai ruột - cháu N.V.H. (sinh năm 2017) - trong nhà vệ sinh.
Trước đó, vào năm 2021, một người con khác của bà Na (sinh năm 2019) cũng đã tử vong, được xác định là "chết do ngạt nước". Hiện vụ án đang được mở rộng điều tra.

Người ta lập tức tung ra lịch sử nội dung trên Facebook cá nhân của bà Ty Na. Những hình ảnh đi làm đẹp sang chảnh, hình chụp bên những đồng tiền đô và trang sức xa hoa ngồn ngộn bên những nội dung thương nhớ con, thấm đẫm tình mẫu tử.
Tất cả, gây rợn người. Nó gợi nhớ những tội ác khó hiểu vẫn luôn lẩn khuất trong ký ức cộng đồng. Nếu người mẹ này thực sự giết con để trục lợi bảo hiểm, thì cũng vô lý như người phụ nữ ở Đồng Nai từng dùng xyanua để giết người thân chỉ vì những xích mích nhỏ; giống như một Nguyễn Đức Nghĩa chặt xác người tình cũ phi tang chỉ vì sợ lộ chuyện mình lăng nhăng.
Điều này nằm ngoài mọi lý giải về đạo đức. Và khi một vụ như thế nổ ra, người ta lại thốt lên: Quỷ dữ! Ác mẫu! Quỷ đội lốt người!
Nhưng mấy ai dừng lại hỏi: “Họ đã thành “quái vật” từ lúc nào? Ai đã bỏ qua dấu hiệu? Và có cách nào để ngăn chặn không?”
Hay là chúng ta mãi mãi chỉ thấy quái vật sau khi nó gây án? Và dùng đạo đức phán xét như một công cụ vốn đã quá xa lạ trước những hành vi ác đến… ngoại hạng, rồi… thôi?
Những cái ác biến đạo đức thành thước đo phiến diện
Thẳng thắn mà nói, có những cái ác không thể phân tích dưới cái nhìn đạo đức. Dừng lại ở việc phán xét đạo đức, hay nâng lên thành “đạo đức xã hội suy đồi” cũng là những phán xét bất lực và vô nghĩa. Và nó khiến ta bỏ lỡ một thực tế cũng đáng lo ngại không kém đạo đức suy đồi, đó là tình trạng rối loạn nhân cách.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa rối loạn nhân cách và hành vi phạm tội, đặc biệt là rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD). Tỷ lệ mắc ASPD trong dân số nói chung ước tính từ 0,6% đến 3,6%, với nam giới mắc nhiều hơn nữ giới khoảng 3 lần. Đáng chú ý, trong số những người phạm tội hoặc tù nhân, tỷ lệ mắc ASPD cao hơn đáng kể, chiếm khoảng 75%.
Tâm lý học hiện đại định nghĩa rối loạn nhân cách như một nhóm các tình trạng tâm lý đặc trưng bởi sự suy giảm nghiêm trọng trong nhận thức, kiểm soát hành vi và khả năng đồng cảm với người khác. Người mắc rối loạn nhân cách có thể suy nghĩ rõ ràng, có năng lực hành vi, thậm chí rất logic - nhưng thiếu vắng hoàn toàn cảm xúc luân lý hoặc giới hạn đạo đức.
Không ít vụ án trong và ngoài nước từng cho thấy dấu hiệu rõ ràng của tình trạng này.
Ở Việt Nam, vụ Nguyễn Đức Nghĩa năm 2010 - giết người yêu cũ, chặt xác phi tang, rồi đi dự tiệc và tỏ ra bình thản - là một trường hợp điển hình. Ở nước ngoài, hồ sơ tư pháp Mỹ ghi lại trường hợp Ted Bundy, kẻ giết hơn 30 phụ nữ, được mô tả là thông minh, có sức hút, và luôn giữ vẻ điềm tĩnh trước tòa. Tâm lý học xác định hắn mắc rối loạn nhân cách chống xã hội (ASPD) - một dạng lệch lạc nhân cách làm mất khả năng đồng cảm; đồng thời khuyến khích hành vi thao túng, dối trá và bạo lực.

Không thể ngăn chặn một điều chưa được gọi tên
Rối loạn nhân cách không phải là mất trí. Họ hoàn toàn nhận thức được hành vi. Nhưng họ không có khả năng cảm thấy tội lỗi. Không có rào cản nội tâm nào ngăn họ làm điều sai trái.
Khi một vụ án xảy ra, bản năng của cộng đồng thường là lên án, kết tội, ném đá - như một cách tự vệ. Nhưng những trừng phạt của xã hội không có tác dụng ngăn ngừa với những mầm mống tội ác do rối loạn nhân cách. Họ cần được nhận diện, và được giúp đỡ. Và với trật tự xã hội, cơn phẫn nộ trước cái ác cần được thay thế bằng một hệ thống phòng ngừa có tổ chức.
Trong nhiều năm, các nước phát triển đã áp dụng các biện pháp tiếp cận khác nhau để đối diện với rối loạn nhân cách. Các trường học, cơ sở y tế có chương trình sàng lọc các dấu hiệu tâm lý lệch chuẩn. Những người có dấu hiệu nhân cách bất ổn được đưa vào diện giám sát và hỗ trợ dài hạn; bao gồm tư vấn tâm lý, trị liệu hành vi và trong một số trường hợp là cách ly khỏi cộng đồng.
Tại Việt Nam, sức khỏe tâm thần vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc phát hiện và hỗ trợ người lệch lạc nhân cách gần như không có - cho đến khi họ phạm tội. Một số bệnh viện tâm thần có thể tiếp nhận điều trị, nhưng công cụ pháp lý, y tế và giáo dục chưa đủ để nhận diện từ sớm và can thiệp hiệu quả.
Tất nhiên, không phải tất cả những người mắc rối loạn nhân cách đều phạm tội, và không phải tất cả tội phạm đều mắc rối loạn nhân cách. Nhưng việc dùng một thước đo cố định về đạo đức, nhân tính để lý giải các hành vi đột biến trong xã hội, sẽ ngăn cản ta tìm ra những giải pháp gốc rễ.
Xã hội cần học cách nhận diện người lệch lạc nhân cách như một vấn đề y tế - không chỉ là vấn đề đạo đức. Và từ đó xây dựng những cơ chế giúp đỡ, cách ly và quản lý họ trước khi họ trở thành kẻ thủ ác.
Còn không, nếu mỗi lần có vụ giết người không ghê tay, ta lại đồng tâm hiệp lực ném đá kẻ độc ác, thì mãi mãi không học được gì từ những nỗi đau.
Thanh Tân/ Nông thôn Việt
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Mẹ giết con, gọi tên cái ác là gì?
Phật pháp và cuộc sống
Vụ người mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm ở Thăng Bình, Quảng Nam đang gây rúng động. Theo thông tin từ cơ quan điều tra, vào khoảng 22 giờ 5 phút ngày 2/1/2023, tại nhà riêng, bà Tô Thị Ty Na (44 tuổi, trú tại khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) đã gây ra cái chết của con trai ruột - cháu N.V.H. (sinh năm 2017) - trong nhà vệ sinh.

Từ bi lạc mất: Cảnh tỉnh từ vụ án mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm
Phật pháp và cuộc sống
Ngày 5/4/2025, dư luận bàng hoàng trước thông tin bà Tô Thị Ty Na, một người mẹ ở Quảng Nam, bị khởi tố và bắt giam vì hành vi sát hại con trai ruột để trục lợi từ bảo hiểm nhân thọ. Một hành động trái với lương tri của một người mẹ, trái với đạo lý làm người – và hơn hết, hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần từ bi và nhân quả của Đạo Phật.

Dạ, con mới về…
Phật pháp và cuộc sống
Má mình hỏi bằng giọng không cao, không thấp, nghe như tiếng gió luồn qua hàng dừa sau nhà, mơn man, dịu nhẹ mà ám người như khói rơm chiều hun áo. “Nào con mới về vậy?” - năm từ đơn sơ, má thốt ra như thở, mà thở hoài không dứt. Không phải hỏi thiệt, mà hỏi cho nỗi nhớ có nơi trú ngụ.

Thức tỉnh mục đích sống: Nhớ rõ các dục vui ít khổ nhiều
Phật pháp và cuộc sống
Mỗi người sống trên cuộc đời đều có một mục đích, có thể khác nhau, nhưng tất cả đều hướng về nơi mà người ta cho là hạnh phúc và bảo đảm hạnh phúc.
Xem thêm