Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 16/11/2023, 16:00 PM

Chùa Tà Pạ - Kiến trúc Khmer giữa núi rừng xứ ‘Thất Sơn’ An Giang

Là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách gần xa khi đến tham quan Tri Tôn (tỉnh An Giang), chùa Tà Pạ (xã Núi Tô) mang nét độc đáo điển hình của những ngôi chùa Khmer.

Chùa Tà Pạ còn có tên khác là chùa Núi hay chùa Chưn – Num (theo cách gọi của người Khmer), tọa lạc trên núi Tà Pạ. Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer, mọi góc đều được chính tay các nghệ nhân người Khmer chạm trổ và điêu khắc.

Chùa Tà Pạ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ An Giang, chùa theo phái Nam tông hệ của Phật giáo tiểu thừa mang đậm chất Khmer. Nhìn từ xa, du khách sẽ thấy ngôi chùa này được xây dựng trên những cột bê tông chống đỡ cao đến 45m.

Xung quanh không gian vắng lặng được cây cối xanh mướt bao bọc. Do đó, nhiều người ví chùa Tà Pạ như đang bay lơ lửng trên không, có thể nhìn thấy được từ tất cả mọi phía. Cộng thêm lối kiến trúc Khmer có màu đỏ, cam đặc trưng, ngôi chùa càng thêm nổi bật.

Chùa Tà Pạ đã được khởi công xây dựng vào thời điểm 1999, theo thời gian được trùng tu ngày càng khang trang và được biết đến nhiều hơn từ khoảng cuối 2019. Ảnh: Trúc Nhã

Chùa Tà Pạ đã được khởi công xây dựng vào thời điểm 1999, theo thời gian được trùng tu ngày càng khang trang và được biết đến nhiều hơn từ khoảng cuối 2019. Ảnh: Trúc Nhã

Những tháp cốt trong khuôn viên chùa. Ảnh:Trúc Nhã

Những tháp cốt trong khuôn viên chùa. Ảnh:Trúc Nhã

Một số kiến trúc của chùa Tà Pạ còn chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: Trúc Nhã

Một số kiến trúc của chùa Tà Pạ còn chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: Trúc Nhã

Ngôi chùa nằm giữa bốn bề rừng núi, tầm nhìn hướng thẳng xuống cánh đồng Tà Pạ. Ảnh: Trúc Nhã

Ngôi chùa nằm giữa bốn bề rừng núi, tầm nhìn hướng thẳng xuống cánh đồng Tà Pạ. Ảnh: Trúc Nhã

Chùa Tà Pạ mang lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer với tông màu đỏ cam chủ đạo. Ảnh: Trúc Nhã

Chùa Tà Pạ mang lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer với tông màu đỏ cam chủ đạo. Ảnh: Trúc Nhã

Kiến trúc chùa có điểm nhấn là phần mái với tháp nhọn vút lên trời, bao quanh có những đỉnh hình tam giác nổi bật. Ảnh: Trúc Nhã

Kiến trúc chùa có điểm nhấn là phần mái với tháp nhọn vút lên trời, bao quanh có những đỉnh hình tam giác nổi bật. Ảnh: Trúc Nhã

Mái chùa có ngọn tháp cao vút giữa trời xanh. Ảnh:Trúc Nhã

Mái chùa có ngọn tháp cao vút giữa trời xanh. Ảnh:Trúc Nhã

Chùa mới được xây dựng gần chùa cũ, một mặt muốn giữ nguyên những kiến trúc ban đầu, mặt khác tạo thêm nhiều nét hấp dẫn để không chỉ người dân mà còn tạo thêm địa chỉ tham quan, chiêm bái cho khách du lịch khi đến với Tri Tôn. Ảnh: Trúc Nhã

Chùa mới được xây dựng gần chùa cũ, một mặt muốn giữ nguyên những kiến trúc ban đầu, mặt khác tạo thêm nhiều nét hấp dẫn để không chỉ người dân mà còn tạo thêm địa chỉ tham quan, chiêm bái cho khách du lịch khi đến với Tri Tôn. Ảnh: Trúc Nhã

Trên tất cả các bức tường hay khắp các cột kèo, cánh cửa đều được các nghệ nhân Khmer điêu khắc và trang trí bằng những hình ảnh được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời của đức Phật và đời sống cộng đồng người Khmer tạo nên nét độc đáo rất riêng cho ngôi chùa. Ảnh: Trúc Nhã

Trên tất cả các bức tường hay khắp các cột kèo, cánh cửa đều được các nghệ nhân Khmer điêu khắc và trang trí bằng những hình ảnh được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời của đức Phật và đời sống cộng đồng người Khmer tạo nên nét độc đáo rất riêng cho ngôi chùa. Ảnh: Trúc Nhã

Người ta sử dụng đá granit để xây dựng các hạng mục trong chùa, tạo nên điểm nhấn khác biệt trong kiến trúc và vẻ đẹp của chùa Núi. Ảnh: Trúc Nhã

Người ta sử dụng đá granit để xây dựng các hạng mục trong chùa, tạo nên điểm nhấn khác biệt trong kiến trúc và vẻ đẹp của chùa Núi. Ảnh: Trúc Nhã

Các khu vực trong chùa được kết nối với nhau bằng lối đi dài, hai bên có lan can để đảm bảo an toàn trong điều kiện địa hình đồi núi. Ảnh: Trúc Nhã

Các khu vực trong chùa được kết nối với nhau bằng lối đi dài, hai bên có lan can để đảm bảo an toàn trong điều kiện địa hình đồi núi. Ảnh: Trúc Nhã

Chùa Tà Pạ là một ngôi chùa theo phật giáo Khmer Nam Tông, được xây dựng theo kiến trúc Khmer, tương tự như những ngôi chùa đẹp ở Trà Vinh, Sóc Trăng. Tuy nhiên, ở đây có một điều đặc biệt là khung cảnh cây cối, núi rừng, làm tăng vẻ đẹp thiền tịnh cho ngôi chùa. Ảnh: Trúc Nhã

Chùa Tà Pạ là một ngôi chùa theo phật giáo Khmer Nam Tông, được xây dựng theo kiến trúc Khmer, tương tự như những ngôi chùa đẹp ở Trà Vinh, Sóc Trăng. Tuy nhiên, ở đây có một điều đặc biệt là khung cảnh cây cối, núi rừng, làm tăng vẻ đẹp thiền tịnh cho ngôi chùa. Ảnh: Trúc Nhã

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Việt 09:10 03/05/2024

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Xem thêm