Ý nghĩa nụ cười trong hình tượng Bồ Tát Di Lặc
Nụ cười của Bồ tát Di Lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt xuất phát từ tâm hồn bao dung không bờ bến. Vì thế không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy
Vị Bồ Tát đặc biệt
Theo kinh sách, Di Lặc là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên thế gian. Có thể Ngài là một trong những trường hợp hiếm hoi trong Phật giáo được cả hai truyền thống Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền công nhận. Di Lặc là vị Bồ tát duy nhất được các tông phái Phật giáo, từ Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tông tôn kính.
Các chùa ở miền Bắc, tượng Bồ Tát Di Lặc thờ ở đại điện, có chùa tôn trí Ngài ở giữa, hai bên là Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền làm thị giả, có chùa tôn trí Ngài ngồi giữa và có Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hai bên.
Các chùa ở miền Trung và Nam thì thờ riêng. Chùa Thiên Mụ ở Huế thờ Ngài bên ngoài phía trước điện Phật. Các chùa ở thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam có khuynh hướng thờ Ngài ở mặt tiền của chánh điện, thờ ở một bên, hoặc tôn trí lộ thiên.
Ý nghĩa nụ cười của Bồ Tát Di Lặc
Bồ Tát Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ và hạnh phúc, thế nên thời gian gần đây rất nhiều người đã và đang nhầm lẫn Bồ Tát Di Lặc với Thần Tài, bởi hình tượng ông Thần Tài cũng có nụ cười nở rộ gần như vậy.
Đối với Phật tử Việt Nam, Bồ Tát Di Lặc được tạo tác trong hình tướng của bậc thoát trần luôn luôn hoan hỷ tươi cười.
Ngài có thân hình thấp mập, bụng bự như chứa cả thế gian, và một tư thế ngồi vô tư thoải mái, luôn nở một nụ cười là biểu tượng cho sự an nhiên an lạc, tự tại, hoan hỷ.
Thêm vào đó là nhiều trẻ em kháu khỉnh, nghịch ngợm vui tươi vây quanh Ngài về mặt nhân gian mà nói là đây là biểu tướng cho phúc lộc lắm con nhiều cháu, hạnh phúc sung mãn. Nhìn về mặt tôn giáo, Ngài không bị hệ lụy của trần gian khổ đau, của “lục căn, lục trần” làm phiền não.
Di Lặc tiếng Sanksrit là Maitreya, có nghĩa là Từ, là tình thương không giới hạn, là tâm rộng lượng bao dung, không làm tổn hại một loài nào, một chúng sinh nào, là người đem lại niềm vui và sự không sợ hãi đau thương cho một ai. Do vậy, chúng sinh có lòng cảm mến, và dễ gần gũi Ngài. Trong Tứ vô lượng tâm “từ, bi, hỷ, xả”, thì “từ” đứng đầu trong bốn tâm cao thượng nhiệm mầu của đạo Phật.
Hạnh Bồ Tát của Ngài là không giết hại một loài nào, mà lại thương yêu hết thảy mọi loài. Đệ tử và những người tu theo hạnh của Ngài phải phát nguyện ăn chay, phóng sinh, là luôn luôn đem lại niềm vui, điều hoan hỷ cho nhiều người. Nụ cười cả Di Lặc cũng bắt nguồn từ đây.
Nụ cười của Bồ tát Di Lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt xuất phát từ tâm hồn bao dung không bờ bến. Vì thế không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng. Thật ra không phải ngẫu nhiên mà tượng Phật Di Lặc được tạc theo hình thức như vậy, mà đây chính là thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào trong cuộc đời.
Giáo lý nhà Phật dạy rằng, đó chính là khi ta biết buông bỏ tất cả những ưu tư, hờn giận trong tâm hồn; khi ta biết cười tán dương cho hạnh phúc của người khác; và khi ta biết cười được những việc khó cười trong thế gian. Bồ Tát Di Lặc là người có nụ cười như vậy. Ngài là biểu hiện cho tâm hồn hoan hỷ, bao dung của con người.
Mỗi khi vào chùa, hãy ngẩng đầu lên và nhìn thật sâu vào nụ cười của Bồ Tát Di Lặc để thấy rằng: Đời người chẳng có bao nhiêu, vì vậy hãy sống cho có ý nghĩa. Để sống có ý nghĩa trước hết là phải biết cười và biết cho người cụ cười, bởi lẽ nụ cười là chất liệu của yêu thương, là mùa xuân bất diệt của nhân loại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Kiến thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Cảnh cùng khốn
Kiến thức 09:39 31/10/2024Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.
Xem thêm