Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/07/2019, 15:54 PM

Bồ Tát Di Lặc: Biểu tượng của hạnh phúc và từ bi

Bồ Tát Di Lặc được coi là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất sau khoảng 30.000 năm nữa, thay thế Phật Thích ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Ở thế giới hiện đại, hình ảnh vị Phật này hiện hữu khắp mọi nơi.

>>Shop Ưu Đàm

Bồ Tát Di Lặc là ai?

Mỗi khi vào chùa, hãy ngẩng đầu lên và nhìn thật sâu vào nụ cười của Bồ Tát Di Lặc để thấy rằng: Đời người chẳng có bao nhiêu, vì vậy hãy sống cho có ý nghĩa. Ảnh: Internet

Mỗi khi vào chùa, hãy ngẩng đầu lên và nhìn thật sâu vào nụ cười của Bồ Tát Di Lặc để thấy rằng: Đời người chẳng có bao nhiêu, vì vậy hãy sống cho có ý nghĩa. Ảnh: Internet

Theo kinh sách, Di Lặc là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên thế gian. Truyền thuyết kể rằng, Ngài xuất thân trong dòng Bà la môn Ấn Độ, xuất gia theo Phật, sau đó nhập diệt, trở về cõi giáo hóa của Bồ Tát là cung trời Đâu Suất. Ở đây, Ngài tiếp tục tu tập, thuyết giảng giáo pháp rồi sẽ hạ sinh trở lại nhân gian thành Phật để kế tục sự nghiệp truyền bá chánh pháp của Phật Thích Ca ở cõi Ta bà này trong khoảng 30.000 năm nữa, theo trong kinh điển. Có thể Ngài là một trong những trường hợp hiếm hoi trong Phật giáo được cả hai truyền thống Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền công nhận. Di Lặc là vị Bồ tát duy nhất được các tông phái Phật giáo, từ Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tông tôn kính. 

Bài liên quan

Về mặt an vị, tượng Bồ tát Di Lặc trong hệ thống tượng pháp ở các chùa Việt Nam không theo hệ thống sắp xếp cố định, mà tùy từng không gian của chùa và sự tôn trí của các vị trụ trì đương nhiệm. Các chùa ở miền Bắc, tượng Bồ Tát Di Lặc thờ ở đại điện, có chùa tôn trí Ngài ở giữa, hai bên là Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền làm thị giả, có chùa tôn trí Ngài ngồi giữa và có Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hai bên. Các chùa ở miền Trung và Nam thì thờ riêng. Chùa Thiên Mụ ở Huế thờ Ngài bên ngoài phía trước điện Phật. Các chùa ở thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam có khuynh hướng thờ Ngài ở mặt tiền của chánh điện, thờ ở một bên, hoặc tôn trí lộ thiên.

Với ai đã từng bước chân vào chùa đều có cảm giác chốn tôn nghiêm nơi cửa Phật bỗng như sáng bừng bởi một nụ cười. Nụ cười biểu trưng cho lòng từ bi và sự hoan hỷ để quên đi những sầu não trong cuộc đời. Chủ nhân của nụ cười bất tử ấy là Bồ Tát Di Lặc. Vậy Ngài là ai và vì sao Ngài luôn cười vui đến vậy?

Mỗi khi vào chùa, hãy ngẩng đầu lên và nhìn thật sâu vào nụ cười của Bồ Tát Di Lặc để thấy rằng: Đời người chẳng có bao nhiêu, vì vậy hãy sống cho có ý nghĩa. Để sống có ý nghĩa trước hết là phải biết cười và biết cho người cụ cười, bởi lẽ nụ cười là chất liệu của yêu thương, là mùa xuân bất diệt của nhân loại.

Nụ cười của Bồ Tát Di Lặc có ý nghĩa gì?

Đối với Phật tử Việt Nam, Bồ Tát Di Lặc được tạo tác trong hình tướng của bậc thoát trần luôn luôn hoan hỷ tươi cười. Về mặt ngoại tướng, Ngài có thân hình thấp mập, bụng bự như chứa cả thế gian, và một tư thế ngồi vô tư thoải mái, là biểu tượng cho sự an nhiên an lạc, tự tại, hoan hỷ. Ảnh: Internet

Đối với Phật tử Việt Nam, Bồ Tát Di Lặc được tạo tác trong hình tướng của bậc thoát trần luôn luôn hoan hỷ tươi cười. Về mặt ngoại tướng, Ngài có thân hình thấp mập, bụng bự như chứa cả thế gian, và một tư thế ngồi vô tư thoải mái, là biểu tượng cho sự an nhiên an lạc, tự tại, hoan hỷ. Ảnh: Internet

Đối với Phật tử Việt Nam, Bồ Tát Di Lặc được tạo tác trong hình tướng của bậc thoát trần luôn luôn hoan hỷ tươi cười. Về mặt ngoại tướng, Ngài có thân hình thấp mập, bụng bự như chứa cả thế gian, và một tư thế ngồi vô tư thoải mái, là biểu tượng cho sự an nhiên an lạc, tự tại, hoan hỷ. 

Về mặt nội tâm, Ngài mập mạp béo tốt bụng bự tượng trưng cho sự sung túc, giàu có, ăn nên làm ra. Bên cạnh đó, một số tượng tạc Ngài đeo theo một cái đãy thật lớn như chứa cả càn khôn vũ trụ, đầy một trời công đức, tượng trưng cho phúc đức đầy nhà, lộc trời sung mãn. 

Thêm vào đó là nhiều trẻ em kháu khỉnh, nghịch ngợm vui tươi vây quanh Ngài về mặt nhân gian mà nói là đây là biểu tướng cho phúc lộc lắm con nhiều cháu, hạnh phúc sung mãn. Nhìn về mặt tôn giáo, Ngài không bị hệ lụy của trần gian khổ đau, của “lục căn, lục trần” làm phiền não. 

Bài liên quan

Di Lặc tiếng Sanksrit là Maitreya, có nghĩa là Từ, là tình thương không giới hạn, là tâm rộng lượng bao dung, không làm tổn hại một loài nào, một chúng sinh nào, là người đem lại niềm vui và sự không sợ hãi đau thương cho một ai. Do vậy, chúng sinh có lòng cảm mến, và dễ gần gũi Ngài. Trong Tứ vô lượng tâm “từ, bi, hỷ, xả”, thì “từ” đứng đầu trong bốn tâm cao thượng nhiệm mầu của đạo Phật. 

Phật tử Việt Nam thường cho rằng Bồ tát Quán Thế Âm mới thật là biểu trưng cho từ bi, còn Di Lặc là hình ảnh của sự hỷ xả. Nhưng theo nguyên nghĩa của chữ Phạn, Maitreya - Hán dịch nghĩa là “Từ Thị” hay “Từ bi” là bản chất của Bồ Tát Di Lặc.

Nguyên nghĩa này cũng bắt nguồn từ hạnh Bồ Tát của Ngài là không giết hại một loài nào, mà lại thương yêu hết thảy mọi loài. Đệ tử và những người tu theo hạnh của Ngài phải phát nguyện ăn chay, phóng sinh, là luôn luôn đem lại niềm vui, điều hoan hỷ cho nhiều người. Nụ cười cả Di Lặc cũng bắt nguồn từ đây. 

Bồ Tát Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc, thế nên thời gian gần đây rất nhiều người đã và đang nhầm lẫn Bồ Tát Di Lặc với Thần Tài, bởi hình tượng ông Thần Tài cũng có nụ cười nở rộ gần như vậy. 

Nụ cười của Bồ tát Di Lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt xuất phát từ tâm hồn bao dung không bờ bến. Vì thế không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng. Thật ra không phải ngẫu nhiên mà tượng Phật Di Lặc được tạc theo hình thức như vậy, mà đây chính là thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào trong cuộc đời.

Để thấy được nụ cười của Bồ Tát Di Lặc, bên cạnh việc đến chùa, quý Phật tử còn có thể ngắm nhìn hình ảnh ngài bằng cách thỉnh và thờ tại gia. Bởi đối với người cư sĩ tu tại gia ngoài việc lên chùa để lạy Phật, nghe Pháp và tụng Kinh thì việc lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ.

Nụ cười của Bồ tát Di Lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt xuất phát từ tâm hồn bao dung không bờ bến. Vì thế không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng. Ảnh: Shop Ưu Đàm

Nụ cười của Bồ tát Di Lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt xuất phát từ tâm hồn bao dung không bờ bến. Vì thế không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng. Ảnh: Shop Ưu Đàm

Bài liên quan

Người ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được sáng lây, thơm lây, chứ không phải chúng ta có mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho chúng ta mua may bán đắt một cách bất lương, hay để chúng ta dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất chính. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những chúng ta đã phỉ bán Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt cho chúng ta nữa.

Quý cư sĩ có thể tùy tâm mà khấn nguyện sao cho đúng Pháp. Tuyệt đối không thờ Phật để cầu danh lợi, con cái, giàu sang phú quý… mà rơi vào tà kiến, nghiệp mang. Tất cả đều phải thuận theo luật nhân-quả, khế hợp với tâm Từ Bi Hỷ Xả – Vô ngã – Vô cầu của nhà Phật thì việc thờ Phật mới đúng Pháp trang nghiêm, tự khắc sẽ được chư Phật – chư Hộ Pháp 10 phương gia trì tu tiến.

Cũng qua đây, Phatgiao.org.vn xin giới thiệu một trong những địa chỉ tin cậy, uy tín khi quý Phật tử có nhu cầu thỉnh tượng Phật, lập bàn thờ Phật tại gia... đó là Shop Ưu Đàm. Bên cạnh tượng Phật, quý Phật tử còn có thể lựa chọn nhiều vật phẩm Phật giáo khác như vòng trầm...

Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi vật phẩm, Shop Ưu Đàm muốn gửi gắm vào đó sự an lạc đến với quý Phật tử khi các bạn mang những vật phẩm này bên mình. Với phương châm “Thuận tiện và Tận tình”, Shop Ưu Đàm tự tin khẳng định có thể phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của quý Phật tử trên con đường hoằng pháp. Tại đây quý Phật tử sẽ được cam kết cung cấp tượng Phật chất lượng cao chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Kiến thức 11:08 02/04/2024

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Xem thêm