Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/07/2020, 08:54 AM

Ý nghĩa thâm sâu từ tư thế ngủ của Đức Phật

Nhiều lần tỉnh dậy vào giữa đêm, thấy được tư thế nằm ngủ của Đức Phật, môn đồ này đã vô cùng thắc mắc. Ngài nằm nghiêng sang bên phải, tay trái duỗi dài theo thân, tay phải kê đầu.

Bức thông điệp từ con người Đức Phật

Các hang động Ajanta là một quần thể các hang động cắt đá Phật giáo có lịch sử từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến năm 480 sau Công nguyên nằm ở huyện Aurangabad, bang Maharashtra, Ấn Độ.

Ở trong các hang động này, ở hang động cuối cùng bạn sẽ tìm thấy một bức tượng Phật nằm ngủ: Ngài nằm nghiêng sang bên phải, tay trái duỗi dài theo thân, tay phải kê đầu. Tư thế ngủ đó được gọi là tư thế ngủ của sư tử, vì sư tử khi ngủ cũng thường nằm nghiêng và không hề dịch chuyển.

Vào thời mà Đức Phật còn sống, Ngài cũng nằm ngủ theo tư thế này, thậm chí là cả đêm. Ngài không hề xoay sang các tư thế khác, cũng không hề suy chuyển dù là một phân khỏi vị trí ban đầu.

Trong số các môn đồ đi theo Đức Phật, có một môn đồ được cho là gần gũi nhất với Đức Phật, cũng là anh em họ của Ngài, tên là Ananda. Vì là người ở bên Đức Phật nhiều, Ananda đã được chứng kiến tư thế ngủ của Đức Phật nhiều lần nên rất hiếu kỳ.

Nhiều lần, giữa đêm, khi đang ngủ thì Ananda đột nhiên thức giấc. Nhìn sang Đức Phật, Ananda thấy Đức Phật vẫn nằm ở tư thế y hệt như khi Ngài bắt đầu ngủ, không hề thay đổi chút nào.

Câu chuyện về tư thế ngủ của Đức Phật là 1 trong những câu chuyện Phật giáo được nhiều người biết tới, với nhiều tầng lớp ý nghĩa mà càng suy ngẫm thì chúng ta càng rút ra được nhiều giá trị cho riêng mình.

Câu chuyện về tư thế ngủ của Đức Phật là 1 trong những câu chuyện Phật giáo được nhiều người biết tới, với nhiều tầng lớp ý nghĩa mà càng suy ngẫm thì chúng ta càng rút ra được nhiều giá trị cho riêng mình.

Năm phận sự của Đức Phật

Có một hôm, Ananda đã không thể cưỡng lại sự tò mò, và mặc dù Đức Phật đang nằm ngủ, nhưng Ananda quyết định đi đến chỗ của Ngài, lay Ngài dậy để mong được giải đáp thắc mắc.

"Thưa Đức Phật, xin Ngài hãy thứ lỗi cho môn đồ, vì Ngài đã đi bộ, đã thuyết giảng cả ngày và rất mệt mà con lại đánh thức Ngài dậy vào giữa đêm như thế này. Thế nhưng, thắc mắc này đã theo con từ rất lâu rồi, và nếu hôm nay con không nhận được câu trả lời, thì con sẽ mãi băn khoăn", Ananda rụt rè lên tiếng.

Đức Phật mở mắt, ra hiệu cho Ananda tiếp tục nói.

Ananda nói tiếp: "Con đã đi theo Ngài 20 năm, con đã chờ đợi rất lâu mới dám hỏi điều này. Làm sao Ngài có thể duy trì một tư thế ngủ duy nhất, không hề suy chuyển trong cả đêm? Ngài có ngủ thật không, hay là Ngài phải luôn cố gắng duy trì tư thế đó vậy ạ?

Vì với bản thân con, giữ nguyên một tư thế là điều không thể. Trong đêm con sẽ liên tục thay đổi từ tư thế hoặc vị trí này sang tư thế hoặc vị trí khác. Con không thể ngủ với một tư thế duy nhất trong cả đêm được".

Nghe xong thắc mắc của Ananda, Đức Phật từ từ giải thích: "Ta đã tìm được một tư thế thích hợp cho mình nên ta sẽ duy trì nó và không có ý định thay đổi. Khi ngủ thì cơ thể ta nghỉ ngơi nhưng tâm trí ta thì vẫn thức tỉnh. Còn ngươi không thể nằm im với một tư thế vì ngươi vẫn đang đi tìm cho mình một tư thế thích hợp. 

Ngươi nói mình không thể nằm im với một tư thế trong cả đêm, nhưng vấn đề không nằm ở chuyện ngươi xoay người, mà là do tâm của ngươi chưa thật sự an. Tâm chưa an thì thân chưa thể tĩnh. 

Còn ta đã vượt qua được điều đó rồi. Khi đi ngủ là khi đầu óc ta không còn vướng bận bất cứ điều gì. Cơ thể này nằm xuống trông cũng chẳng khác gì một xác chết. Mà ngươi đã thấy xác chết nào lại có thể di chuyển chưa?".

Ananda nghe xong, hoàn toàn bị thuyết phục trước lời giải thích của Đức Phật, mỉm cười và tự rút ra bài học cho bản thân mình.

Nhiều lần tỉnh dậy vào giữa đêm, thấy được tư thế nằm ngủ của Đức Phật, môn đồ này đã vô cùng thắc mắc. Ngài nằm nghiêng sang bên phải, tay trái duỗi dài theo thân, tay phải kê đầu.

Nhiều lần tỉnh dậy vào giữa đêm, thấy được tư thế nằm ngủ của Đức Phật, môn đồ này đã vô cùng thắc mắc. Ngài nằm nghiêng sang bên phải, tay trái duỗi dài theo thân, tay phải kê đầu.

Đức Phật ngủ ngon giấc không?

Lời bàn: Câu chuyện về tư thế ngủ của Đức Phật là 1 trong những câu chuyện Phật giáo được nhiều người biết tới, với nhiều tầng lớp ý nghĩa mà càng suy ngẫm thì chúng ta càng rút ra được nhiều giá trị cho riêng mình.

Ngủ là lúc chúng ta nghỉ ngơi nên nhiều người cho rằng, thích kiểu gì thì cứ nằm theo kiểu đó chứ không suy nghĩ gì nhiều, cũng không biết tư thế ngủ ảnh hưởng đến tâm trí hay sức khỏe của mình.

Tuy nhiên theo các sách Kinh Phật diễn giải, nằm đúng tư thế cũng là một cách tu. Tư thế nằm phản ánh tâm trạng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự an tịnh của thân tâm người nằm. Theo Đức Phật, có 4 cách nằm ngủ là nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng về bên trái và nằm nghiêng về bên phải.

1. Nằm ngửa thường thể hiện nỗi khát khao, khó nhiếp phục tâm khát ái, vọng tưởng hơn các tư thế khác. Nó còn dễ tạo ra sự hớ hênh, nhất là lúc ngủ say có thể đánh mất oai nghi.

2. Nằm sấp là kiểu nằm thể hiện sự dằn vặt, đau khổ, dễ gặp ác mộng, và chính người nằm cũng khó có được cảm giác thoải mái. 

3. Nằm nghiêng bên trái phản ánh tâm trạng của phần lớn những người ưa thích thọ hưởng dục vọng. 

Theo các nghiên cứu khoa học thì nằm sấp, nằm ngửa và nằm nghiêng bên trái ảnh hưởng không tốt đến hệ tuần hoàn, nội tạng và xương khớp. Vì thế, người tu thường không nằm theo 3 tư thế này.

4. Nằm nghiêng bên phải, hai chân gác lên nhau như sư tử là tư thế hội đủ oai nghi, một trong những tế hạnh của người tu, cũng chính là cách nằm của Đức Phật: Đây là tư thế nằm cát tường, tạo ra sự yên lành, an ổn cho thân thể và nhất là tâm luôn đạt được sự thức tỉnh.

Nằm ngửa thường thể hiện nỗi khát khao, khó nhiếp phục tâm khát ái, vọng tưởng hơn các tư thế khác. Nó còn dễ tạo ra sự hớ hênh, nhất là lúc ngủ say có thể đánh mất oai nghi.

Nằm ngửa thường thể hiện nỗi khát khao, khó nhiếp phục tâm khát ái, vọng tưởng hơn các tư thế khác. Nó còn dễ tạo ra sự hớ hênh, nhất là lúc ngủ say có thể đánh mất oai nghi.

Đức Phật dạy cách nằm ngủ để không gặp phải ác mộng

Về mặt khoa học, ở tư thế này lục phủ, ngũ tạng sẽ nằm đúng vị trí giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Đây là cách nhanh chóng xóa tan mệt mỏi và giúp bạn phục hồi được sức khỏe sau giấc ngủ ngon. Ngoài ra, tư thế này còn giúp cột sống được kéo giãn, giảm áp lực do sức nặng từ phần trên cơ thể đè lên.

Các nhà dưỡng sinh thời xưa cho rằng việc nằm nghiêng về bên phải và để cho hai chân, tay hơi co lại sẽ rất tốt cho cơ thể. Khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng với tư thế này, các bó cơ bắp trên toàn thân sẽ được thư giãn nhiều nhất, giúp bạn có giấc ngủ ngon, sâu hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhìn lại tiến trình tu chứng bền bỉ, hướng thượng trong đêm Phật thành đạo

Đức Phật 08:50 15/03/2024

Sau 49 ngày đêm chuyên sâu vào thiền quán, tu tập tâm ly dục, ly ác pháp, Đức Phật Thích Ca đã chiến thắng nội chướng lẫn ngoại ma, nào tham luyến, dục vọng, phiền não, sân hận, đói khát, cô đơn... luôn hiện đến quấy nhiễu.

Thế Tôn thị hiện ba sự giáo hóa

Đức Phật 10:15 01/03/2024

Gần nửa thế kỷ du phương hoằng hóa, thuyết pháp độ sinh của Đức Phật chính là thị hiện ba sự giáo hóa. Bằng cách sử dụng các phương tiện vô ngại của bậc Giác ngộ, Thế Tôn hầu hết là thuyết giảng giúp người khai tâm mở trí, phát nguyện tu hành gọi là ‘thị hiện giáo giới’.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Đức Phật 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Ý nghĩa quá trình tìm đạo và tu chứng của Đức Phật

Đức Phật 20:57 15/02/2024

Khi tán thán Đức Phật, hàng đệ tử thường ca ngợi Ngài là bậc tự mình giác ngộ, không thầy chỉ dạy. Tuy nhiên, lời tán thán ấy chắc hẳn cũng khiến không ít người băn khoăn về quá trình xuất gia tìm đạo, sự tự tu và tự chứng của Ngài…

Xem thêm