Thứ tư, 01/07/2020, 10:15 AM

Đức Phật cảm hóa Angulimāla: Nhiều bài học quý

Thầy không phải là người tạo ra những bộ óc cho học trò, cũng không phải là người nhét vào đầu người học một mớ thông tin, kiến thức nào đó một cách máy móc, mà có vai trò hướng đạo nên cách thầy dạy sẽ định hướng cho cả một chặng đường dài của cuộc đời nhiều người.

Ba lần cảnh cáo khi sắp nhập Niết bàn của Phật Thích Ca

Đức Phật độ tướng cướp

Khi Đức Phật nói những lời này, Angulimāla đứng lặng yên, trầm tư suy nghĩ. Dường như những lời nói nhẹ nhàng này đã đánh động tâm thức tên cướp bạo tàn...

Khi Đức Phật nói những lời này, Angulimāla đứng lặng yên, trầm tư suy nghĩ. Dường như những lời nói nhẹ nhàng này đã đánh động tâm thức tên cướp bạo tàn...

Trong cuộc đời hành đạo của Đức Phật, một trong những câu chuyện sinh động nhất được nhiều người biết đến và một khi đã biết thì không thể nào quên, đó là chuyện Đức Phật cảm hóa tướng cướp Angulimāla được ghi lại trong Trung bộ kinh, số 86 và Trưởng lão Tăng kệ (Thera.80-câu 866 đến 891). Câu chuyện này kể lại rằng, ở nước Kosala do vua Pasenadi trị vì, có tên cướp khét tiếng tên Angulimāla, là tay thợ săn bạo tàn, gặp ai giết nấy, khiến cho dân làng rất lo sợ. Từ khi có tên cướp này xuất hiện, khắp mọi xóm làng, thành ấp, quốc độ đều không còn yên ổn nữa. Mỗi lần giết người, nó cắt ngón tay trỏ phải làm thành vòng hoa mang vào người. Tên sát nhân ghê rợn này giết cho đến khi nào tràng hoa ấy xâu đủ 1.000 ngón tay như vậy để trả học phí cho ông thầy dạy.

Một buổi sáng nọ, như thường lệ, Đức Phật đắp y, mang bát, vào thành Savatthi khất thực. Sau khi khất thực và dùng bữa xong, Ngài quay trở về và đi trên con đường tên cướp Angulimāla đi mỗi ngày. Những người đi đường và làm đồng, chăn bò gần đó thấy vậy hết lòng can ngăn, nhưng Đức Phật vẫn giữ im lặng, tiếp tục đi, không hề lo sợ. Thấy Đức Phật đang đi một mình, tên cướp Angulimāla liền xuất hiện. Y mừng lắm và liền khởi tâm giết Ngài. Y chỉ chờ có vậy, vì còn thiếu một ngón tay nữa thôi là đủ túc số cho vòng hoa làm bằng 1.000 ngón tay trỏ phải từ 1.000 người do chính y ra tay sát hại. Y lấy kiếm và tấm khiên, đeo cung và tên vào, đi theo sau lưng Đức Phật.

Thế rồi Đức Phật dùng thần thông khiến cho tên cướp Angulimāla, dầu cho đi với tất cả tốc lực cũng không có thể bắt kịp Ngài đang đi với tốc lực bình thường. Tên cướp Angulimāla nghĩ: “Lạ thật, trước đây ta có thể đuổi kịp con voi, con ngựa, con nai và cả chiếc xe đang chạy, mà bây giờ không thể đuổi theo kịp Sa-môn Cồ Đàm đang đi bình thường”. Tên cướp nói: “Hãy dừng lại, Sa-môn! Hãy dừng lại, Sa-môn!”. Đức Phật khoan thai đáp: “Ta đã dừng rồi, này Angulimāla! Và ngươi hãy dừng lại!”. Tên cướp nghĩ Sa-môn Cồ Đàm không bao giờ nói dối, vậy lời nói này có ý nghĩa gì. Thế là Angulimāla hỏi: “Ông đi mà lại nói ‘Ta đã dừng rồi’, còn tôi dừng, thì ông nói ‘sao tôi không dừng’ nghĩa là sao?” Đức Phật giải thích: “Với mọi chúng sanh, Ta bỏ trượng, kiếm; còn ngươi, không tự kiềm chế, gieo rắc giết chóc và hận thù, nên ta đã dừng mà ngươi chưa dừng”.

Khi Đức Phật nói những lời này, Angulimāla đứng lặng yên, trầm tư suy nghĩ. Dường như những lời nói nhẹ nhàng này đã đánh động tâm thức tên cướp bạo tàn, nên Angulimāla hạ giọng và từ tốn thưa: “Thưa Ngài, tội lỗi của tôi thật tày trời. Tôi có thể quay đầu bằng cách nào?” Thấy Angulimāla đã chuyển tâm ý, ray rứt với việc làm của mình, Đức Phật mở ra một cơ hội cho người biết quay đầu, bảo sẽ nhận Angulimāla vào Tăng đoàn để có thể làm mới cuộc đời, từ bỏ các việc tội ác, gột rửa tâm ý trong sạch, dốc lòng thực hành điều lành. Nghe xong, Angulimāla liền quăng bỏ kiếm và khí giới xuống vực sâu, đảnh lễ Đức Phật, xin được xuất gia. Từ đó, tên sát nhân khét tiếng thành Savatthi đã trở thành đệ tử xuất gia của Đức Phật. Tôn giả Angulimāla tinh tấn thực hành Pháp (Dhamma) dưới sự hướng dẫn của Đức Phật và chúng Tăng, và chẳng bao lâu, chứng đạt trạng thái giải thoát hoàn toàn.

Đức Phật sử dụng thần thông

Trường hợp độ tướng cướp Angulimāla là một trong vài trường hợp hiếm hoi Đức Phật sử dụng thần thông biến hóa. Chính sự phi thường của Đức Phật bước đầu gây tò mò và rồi có khả năng cảm hóa tướng cướp bạo tàn này chịu đối thoại với Đức Phật thay vì với bao nhiêu người trước đó, hễ gặp mặt là tên cướp này liền giết một cách vô cảm, chặt ngón tay kết thành vòng hoa, rồi tiếp tục đi tìm đối tượng khác để giết. Với một tên sát nhân máu lạnh như vậy, sử dụng biến hóa thần thông là điều vô cùng cần thiết và hợp lý.

Tôn giả Tu Bồ Đề đón Phật từ xa ngàn dặm khi an trụ trong Tính không

Thế nhưng, thần thông biến hóa này cũng chỉ được sử dụng rất hạn chế như một phương tiện để hỗ trợ quá trình cảm hóa, giáo hóa và giúp người chuyển hóa mà thôi. Mục đích rốt ráo, cứu cánh của Đức Phật là đưa Angulimāla ra khỏi quỹ đạo sống tội lỗi, tà kiến, mê si và đặt người này vào con đường thực hành Chánh pháp. Đức Phật đã sử dụng phương tiện để có thể gởi bức thông điệp có tác dụng đánh động mạnh mẽ tâm thức của Angulimāla, rằng “Ta đã dừng từ lâu; còn ngươi thì chưa dừng”. Đức Phật đã thành công trong việc “trước dùng dục câu dắt, sau dùng trí để nhớ”. Trước Ngài thể hiện thần thông, nhằm thỏa mãn lòng ham muốn hiếu kỳ của tướng cướp này, sau Ngài dùng tâm từ bi và trí tuệ để nhiếp phục Angulimāla. Nhìn cả quá trình cảm hóa này, ta thấy nhờ những lời khai tâm mở trí đầy tâm từ của Đức Phật mà một tướng cướp khát máu đã trở thành một vị Tỳ-kheo trong Tăng đoàn. Đây là gì mà không phải giáo hóa thần thông?

Trong suốt cuộc đời giáo hóa chúng sanh với mục đích giúp người chuyển mê khai ngộ, Đức Phật chỉ chú trọng đến giáo hóa thần thông, còn biến hóa thần thông và tha tâm thần thông, Ngài cho rằng sẽ đưa đến nhiều nguy hiểm nếu lạm dụng chúng (Tăng chi bộ kinh, chương Ba pháp, phẩm VI, kinh 60). Học từ Ngài, để không lạc lối hoặc đi quá xa với Chánh pháp và con đường hoằng pháp, chúng ta cần phân định rõ ràng đâu là mục đích, đâu là phương tiện để vững tin trên con đường thực hành và truyền bá Chánh pháp. Nếu chỉ dừng lại ở việc “dùng dục câu dắt” mà không phát triển vế “dùng trí để nhổ”, tức là ngầm nhận phương tiện làm mục đích, thì đây không phải là Chánh pháp của Phật. Những ai thực hành đúng theo Chánh pháp, thì càng lúc càng bớt tham, bớt ràng buộc, thêm bình an và hạnh phúc. Ngược lại, một khi lấy phương tiện làm mục đích, ta sẽ bị tham dục kéo lôi trở về đời sống tầm thường, suốt ngày lăng xăng với việc không chính đáng và không cần thiết, càng ngày càng xa mục đích giải thoát. Cho đến khi đi quá xa, giật mình nhìn lại, ta sẽ không còn cơ hội quay về với Chánh pháp vì sức khỏe, thời gian và sức lực đã đến hồi cạn kiệt rồi.

Do vậy, tất cả những gì chúng ta làm đều hướng đến quá trình thực hành và giúp người khác cùng thực hành trên lộ trình chuyển xấu ác thành thiện lành, đảo điên thành tĩnh lặng, mê mờ thành trí tuệ, khổ đau thành hạnh phúc mới đúng là thực hành Chánh pháp.

Mục đích rốt ráo, cứu cánh của Đức Phật là đưa Angulimāla ra khỏi quỹ đạo sống tội lỗi, tà kiến, mê si và đặt người này vào con đường thực hành Chánh pháp.

Mục đích rốt ráo, cứu cánh của Đức Phật là đưa Angulimāla ra khỏi quỹ đạo sống tội lỗi, tà kiến, mê si và đặt người này vào con đường thực hành Chánh pháp.

Năng lực của sám hối

Câu nói của Đức Phật với Angulimāla “Ta đã dừng từ lâu mà ngươi chưa dừng; với chúng sanh, Ta đã dừng sự giết hại, còn ngươi chưa dừng việc gây khổ đau, sát hại chúng sanh” đã có tác dụng lớn và đưa đến hiệu quả không ngờ: Angulimāla bắt đầu biết dừng! Tâm hối lỗi, ăn năn tận đáy lòng của tên cướp máu lạnh được đánh động và sự chuyển biến tâm thức theo chiều tích cực nhờ vào oai đức của Đức Phật là bài học quý cho tất cả chúng ta. Angulimāla đã thật sự hoàn lương sau khi được Đức Phật khai thị và biểu hiện cho thái độ quay đầu này là liền vứt hết hung khí xuống vực sâu, quỳ xuống đảnh lễ Đức Phật xin sám hối và xin gia nhập Tăng đoàn, nguyện trọn đời sống phạm hạnh theo Đức Phật và chúng Tăng.

Angulimāla đã thực hiện trọn vẹn nghĩa cử sám hối đúng nghĩa, một thái độ tự phê bình rốt ráo. Sám hối theo đúng nghĩa của từ này - áy náy, hối hận với lỗi lầm đã tạo, răn mình từ nay chừa bỏ sai phạm tương tự - chỉ thật sự diễn ra trong tâm khi người ấy có sự thay đổi từ trong nhận thức và tiếp đó là thái độ rồi dần gây ảnh hưởng đến hành vi để có sự thay đổi triệt để và toàn diện. Việc này không phải dễ dàng vì những hành động quen theo một hướng nhất định nào đó sẽ tạo nên một lực quán tính, như lực đẩy chiếc xe lao về phía trước theo hướng nó đang vận hành. Do vậy, cần một tác động lớn từ bên ngoài tạo lực cản, cộng với sự nỗ lực lớn từ bên trong mới có thể làm được việc khó làm này. “Dừng lại” với Angulimāla là kết quả tuyệt vời của một sự phối hợp giữa nội công và ngoại kích như thế.

Điều kỳ diệu này đã đến đúng thời để rồi hiện tượng tâm lý “dừng lại” và “quay đầu” diễn ra khi có sự tác động gây ảnh hưởng đáng kể đến tâm thức mới có tác dụng làm chuyển hướng của suy nghĩ và hành vi của Angulimāla. Nếu những hành vi nào đã tạo thành lối mòn phản ứng và biểu hiện theo một quán tính thì việc thay đổi hành vi này cực kỳ khó. Trong trường hợp Angulimāla, hành động man rợ hễ gặp người là giết, cắt lấy ngón trỏ tay phải của nạn nhân, đã được tên cướp này thực hiện gần một ngàn lần rồi, đã thành một thói quen hành vi nên vô cùng khó bỏ. Thế nhưng, oai lực của tâm từ mà Đức Phật gởi đến Angulimāla đã đánh động tâm thức tướng cướp này ở tầng sâu thẳm nhất. Sự tác động tâm lý sâu sắc ở tầng sâu thẳm này tạo nên một sức mạnh phi thường, làm chuyển hướng toàn bộ nhận thức, thái độ và hành vi của Angulimāla.

Tự tin với nỗ lực tâm linh: “quay đầu là bờ”

Đức Phật ngủ ngon giấc không?

Ít người có thể tin một người cực ác có thể quay đầu 180 độ để trở thành người tốt. Angulimāla đã làm được điều này bằng sự quyết tâm cao độ và nỗ lực tâm linh đáng kính phục. Sự thay đổi triệt để tận gốc của một người cực ác là điều tưởng chừng không thể. Chính vua Pasenadi và nhiều người khác cũng không ngờ về sự thay đổi ngoạn mục trong tâm thức và hành vi của một người có quá khứ vấy máu như vậy. Khi Đức Phật hỏi vua Pasenadi rằng, nếu thấy Angulimāla cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, ăn một ngày một bữa, sống phạm hạnh, giữ giới, hành trì thiện pháp, thì nhà vua phản ứng thế nào. Vua Pasenadi nói là sẽ đảnh lễ và cúng dường như bất kỳ vị Tăng nào. Nói là nói vậy nhưng vua Pasenadi không tin điều này tí nào, nên khi Đức Phật chỉ một vị Tăng đang hành thiền miên mật và bảo đó là Angulimāla thì vua Pasenadi hoảng sợ, lông tóc dựng ngược. Đây là phản ứng chung của hầu hết chúng ta. Khi nghe một trùm giang hồ nào đó trở thành một người xuất gia tu hành nghiêm túc, ta liền nói “được vậy tôi quỳ lạy, cúng dường trọn đời luôn đó”. Câu nói này chứa đựng thái độ không tin đó là sự thật vì nó vượt ngưỡng suy nghĩ và tưởng tượng của chúng ta.

Thế mà Angulimāla đã làm được việc khó tin ấy. Sự nỗ lực và thành công của Angulimāla từ một tên cướp khét tiếng hung bạo đến một bậc Thánh tăng đã khơi dậy niềm tự tin của tất cả chúng ta. Quay đầu là bờ, nếu chúng ta nỗ lực vượt bậc, dùng nội lực làm lực đẩy để quay 180 độ, ta sẽ thấy bờ, hướng đến bờ và bơi vào bờ. Nếu tự tin để vượt qua mặc cảm tội lỗi của chính mình, nếu tự tin để vượt qua sự nghi ngại của người ngoài, ta sẽ biết cách lội ngược dòng một cách ngoạn mục để về đích. Không bao giờ muộn đối với người biết hồi đầu hướng thiện. Tướng cướp Angulimāla mà còn có thể quay đầu tu hành chứng quả thánh, hà huống như chúng ta, những người tuy còn lỗi lầm, nhưng vẫn chưa ác đến mực tột độ như Angulimāla.

Thái độ cố chấp “khắc chu cầu kiếm” không đem lại ích lợi gì cho ai cả. Một khi thay đổi nhận thức, hành vi theo đó thay đổi theo. Angulimāla làm được, người khác cũng có thể.

Thái độ cố chấp “khắc chu cầu kiếm” không đem lại ích lợi gì cho ai cả. Một khi thay đổi nhận thức, hành vi theo đó thay đổi theo. Angulimāla làm được, người khác cũng có thể.

Hơn nữa, ta cũng thay đổi thái độ với người khác qua câu chuyện sống động này. Ta nên có cái nhìn tích cực vào sự nỗ lực và quyết tâm làm mới của tất cả mọi  người. Ta học từ thực tế sinh động này, tập mở lòng mong chờ và đón nhận sự đổi thay theo hướng tích cực từ người khác. Người phạm lỗi lầm không phải là xấu, lỗi lầm mới xấu. Nếu ta quá khắt khe, nhìn người theo kiểu “chụp hình” - in trong trí một hình ảnh nào đó mà bỏ qua sự thay đổi, sống động, vận hành liên tục của cuộc sống, trong đó có sự thay đổi của con người lầm lỗi ấy, là một điều không nên. Vào thời điểm nào đó, họ mắc sai lầm, bây giờ, có thể họ đã sửa đổi và tiến bộ rồi thì sao? Ta không nên đóng khuôn nhận thức vào hình ảnh ta “chụp” được tại một thời điểm nào đó trong quá khứ để rồi lấy đó làm cơ sở để nhận thức và hành xử trong hiện tại. Thái độ cố chấp “khắc chu cầu kiếm” không đem lại ích lợi gì cho ai cả. Một khi thay đổi nhận thức, hành vi theo đó thay đổi theo. Angulimāla làm được, người khác cũng có thể.

Nghiệp và quả của nghiệp

Angulimāla đã nỗ lực chuyển nghiệp trên phương diện “con người là chủ nhân của nghiệp” (kinh Tiểu nghiệp phân biệt, Trung bộ kinh, số 135; Tăng chi bộ kinh, chương V, phẩm VI, kinh số 57 và nhiều kinh khác). Trên thực tế, nghiệp được chuyển hay không và chuyển với tốc độ nào, tới mức độ thế nào còn tùy thuộc vào thái độ và quyết tâm của chúng ta đối với nghiệp của mình. Angulimāla đã làm được điều tuyệt vời, chuyển đổi toàn bộ đời sống của bản thân, từ một tên cướp gây khổ đau cùng tột, là nỗi ám ảnh của nhiều người, đã trở thành một vị Thánh tăng đem lại an vui hạnh phúc cho bao người. Sự thay đổi triệt để tận căn cội trong tâm thức của Angulimāla được ghi lại khá kỹ trong Trưởng lão Tăng kệ (kệ số 879 đến kệ số 891) khi Tôn giả Angulimāla trải nghiệm đời sống đầy ý nghĩa của một vị Thánh đệ tử Phật ngày đêm tinh tấn không phóng dật, an trú trong chánh niệm, nhiếp phục thân, miệng, ý thanh tịnh, giải thoát hoàn toàn, đặt gánh nặng sanh tử xuống, chứng nghiệm hạnh phúc tối thượng. Điều này tạo niềm tin cho chúng ta về sự làm mới, thay đổi theo hướng tích cực để chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, và hẳn nhiên giáo dục đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình chuyển nghiệp này.

Kinh Angulimāla, Trung bộ kinh, số 86 ghi lại rằng, sống trong hạnh phúc giải thoát, mỗi sáng, Angulimāla thảnh thơi từng bước chân chánh niệm đi vào thành Savatthi khất thực. Angulimāla đã trở thành một con người hoàn toàn khác, với nội tâm tĩnh lặng, chan chứa tình thương yêu. Tuy nhiên, do những lỗi lầm đã gây tạo trước đó, Ngài vẫn phải chịu phẫn nộ của nhiều người. Có người ném đất, có người ném đá vào Ngài, có người lấy gậy đánh Ngài vỡ đầu, và khi về đến tinh xá, Ngài bị lỗ đầu, chảy máu, bình bát bị bể, y áo bị rách. Trong tình trạng đáng thương này, Đức Phật khuyên dạy Angulimāla rằng, “Hãy kham nhẫn. Ông đang gặt hái ngay trong hiện tại quả báo của nghiệp mà đáng lẽ ông phải chịu nấu sôi ở địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, thậm chí nhiều ngàn năm” (kinh Angulimāla, Trung bộ kinh số 86). Angulimāla hoan hỷ tin nhận lời Phật dạy và tinh tấn thực hành Pháp, hoan hỷ trả nghiệp xưa mà không một lời than trách.

Như vậy, bài học về giáo lý nghiệp và nghiệp quả rõ ràng hơn qua trường hợp của Tôn giả Angulimāla. Với nỗ lực cá nhân, quyết từ bỏ những hành động gây đau khổ cho người, dồn hết thời gian và năng lực vào việc thực hành Chánh pháp, tinh tấn không phóng dật, Tôn giả Angulimāla đã chứng quả Thánh sau một thời gian xuất gia làm đệ tử Phật, tự thân trải nghiệm những an lạc, hạnh phúc của đời sống giải thoát. Tuy nhiên, những nghiệp cũ đã gieo, thương đau đã tạo ra cho bao gia đình, Tôn giả Angulimāla không thể tránh khỏi sự phẫn nộ từ người thân của những nạn nhân. Đây là quả báo phải trả, dù đã chứng Thánh quả. Đúng là:

“Không trên trời, giữa biển,

Không lánh vào động núi,

Không chỗ nào trên đời,

Trốn được quả ác nghiệp”.

(Pháp cú 127)

Hiểu được điều này, ta không than oán, trách móc hoặc đổ thừa trách nhiệm cho người nào hoặc hoàn cảnh nào mà thản nhiên chấp nhận trong mọi tình huống cuộc sống với tâm nhẫn chịu, hoan hỷ và tràn đầy yêu thương. Ngẫm cho cùng, nhẫn nhục với nghịch cảnh và hoan hỷ với những điều không như ý trong cuộc sống là cách để chúng ta sám hối lỗi lầm đã gây tạo trong quá khứ. Với thái độ này, chúng ta không lung lay ý chí, vượt qua những thử thách, khó khăn - vốn là một phần không thể thiếu của cuộc sống - một cách dễ dàng hơn và tinh tấn không nản lòng trên con đường chuyển hóa tâm thức và thay đổi hành vi của mình.

Hiểu được điều này, ta không than oán, trách móc hoặc đổ thừa trách nhiệm cho người nào hoặc hoàn cảnh nào mà thản nhiên chấp nhận trong mọi tình huống cuộc sống với tâm nhẫn chịu, hoan hỷ và tràn đầy yêu thương. Ngẫm cho cùng, nhẫn nhục với nghịch cảnh và hoan hỷ với những điều không như ý trong cuộc sống là cách để chúng ta sám hối lỗi lầm đã gây tạo trong quá khứ.

Hiểu được điều này, ta không than oán, trách móc hoặc đổ thừa trách nhiệm cho người nào hoặc hoàn cảnh nào mà thản nhiên chấp nhận trong mọi tình huống cuộc sống với tâm nhẫn chịu, hoan hỷ và tràn đầy yêu thương. Ngẫm cho cùng, nhẫn nhục với nghịch cảnh và hoan hỷ với những điều không như ý trong cuộc sống là cách để chúng ta sám hối lỗi lầm đã gây tạo trong quá khứ.

Năng lực của tâm từ

Với tâm từ và tâm bi, thương cảm một người vì tà kiến mà đi lạc vào con đường tội lỗi, Đức Phật dùng thần thông để tiếp cận Angulimāla. Tiếp đó là những lời giải thích, phân tích chan chứa tình yêu thương và cảm thông dành cho một người sa chân lạc lối như Angulimāla. Chính sức mạnh của tâm từ bi lay động trái tim kẻ sát nhân có tác dụng như một lực cản giúp Angulimāla “dừng lại” - dừng hành động sát hại, gây đau khổ bấy lâu nay. Chính Angulimāla cũng xác nhận, nhiều người có thể được cảm hóa bằng đao, bằng trượng, nhưng bản thân Angulimāla được cảm hóa bằng những lời giáo huấn đầy tâm từ của Đức Phật (Trưởng lão tăng kệ, câu số 878).

Đúng vậy, sức mạnh đao kiếm, Angulimāla đã có thừa, cộng thêm với sự tàn bạo, sức mạnh kia được nhân lên gấp bội, nên sức mạnh của vũ lực không thể nào có khả năng nhiếp phục tên cướp khét tiếng này. Duy chỉ có tình yêu thương xuất phát tận đáy lòng của hiểu biết và cảm thông có sức mạnh lớn hơn bất kỳ loại vũ khí nào. Chính tình yêu thương rộng lớn, uyển chuyển của Đức Phật đã chảy đến mọi ngõ ngách của tâm hồn và chạm đáy con tim tưởng chừng khô cứng của tên sát nhân. Khi tâm từ nơi Đức Phật tưới tẩm trái tim nhiều đau khổ vì mê muội của Angulimāla, mọi sự thay đổi xảy ra một cách kỳ diệu đến khó ngờ. Với tâm từ, Đức Phật đã thành tựu giáo hóa thần thông trong việc nhiếp độ Angulimāla.

Đổi đời nhờ gội nhuần trong tâm từ của Đức Phật, Angulimāla đem trải nghiệm này ứng dụng trong cuộc sống, trải tâm từ đến chúng sanh đau khổ. Khi bị ném đất, đá, bị đánh bằng gậy gộc đến bị thương trên đường đi khất thực, Đức Phật dạy Angulimāla “hãy khởi tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh”. Angulimāla thực hành theo lời Đức Phật dạy, khởi tâm từ đến những người ấy. Dù họ coi Ngài như kẻ thù, Angulimāla vẫn mong họ không hại người nào, có duyên gặp Chánh pháp, gần gũi bậc an tịnh nội tâm, sống nhẫn nhục, nhu hòa và biết thực hành Chánh pháp (Trưởng lão tăng kệ, câu số 874-876).

Một sự kiện nổi bật khác được ghi lại trong kinh rằng, một hôm trên đường đi khất thực ở Savatthi, Tôn giả Angulimāla thấy một người phụ nữ đang sanh đẻ, rất nguy kịch và đau đớn. Thấy vậy, Tôn giả khởi tâm từ thương xót, nghĩ rằng “thật đau khổ thay các chúng sanh!” nhưng không biết giúp bằng cách nào. Khất thực xong, Tôn giả Angulimāla trở về tinh xá bạch Phật. Với tư cách một bậc đạo sư, Ngài liền hướng dẫn Angulimāla cách rải tâm từ để giúp người phụ nữ đang chịu đựng đau đớn ấy. Kết quả là người phụ nữ ấy sinh nở an toàn.

Môi trường giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách một con người. Nhận gì, cho nấy là điều dễ dàng nhận thấy như là một sản phẩm không thể khác trong quá trình giáo dục. Một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong bạo lực sẽ trở thành người thích sử dụng bạo lực với kẻ khác. Cũng như vậy, Angulimāla gặp một người thầy đầy tà kiến nên trở thành tên sát nhân bạo tàn gieo rắc khổ đau cho bao người trước khi có duyên lành gặp Đức Phật. Từ khi được Đức Phật cảm hóa bằng tâm từ, và nhất là sau khi vào Tăng đoàn, được nuôi bằng dưỡng chất tâm từ, Tôn giả Angulimāla đã sống và hành xử với tâm từ khi kham nhẫn chịu đựng những hành động phẫn nộ từ nhiều người trên đường đi khất thực.

Năng lực của hồi hướng

Bằng cách rải tâm từ hướng đến người phụ nữ đang đau đớn trong cơn chuyển dạ, Tôn giả Angulimāla đã giúp được người phụ nữ này mẹ tròn con vuông, an toàn tính mạng. Kinh kể lại rằng, khi chứng kiến sự đau đớn và không dễ chịu của người phụ nữ, Angulimāla liền về trình với Đức Phật mong tìm cách giúp đỡ. Kinh Angulimāla, Trung bộ kinh số 86 diễn tả rằng, Đức Phật bảo Angulimāla trở lại thành Savatthi gặp người phụ nữ ấy và nói “Này bà chị, tôi từ khi sanh ra chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, chị được an toàn, và sanh đẻ được an toàn!” Angulimāla  không đồng ý và cho rằng như vậy là cố ý nói láo, vì Tôn giả đã cố ý giết hại mạng sống rất nhiều chúng sanh rồi.

Khi ấy, Đức Phật dạy, hãy đến bên người phụ nữ ấy, nói thế này “Này chị, tôi từ khi được Thánh sanh đến nay chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, chị được an toàn và sanh đẻ được an toàn”. Thế là người phụ nữ được an toàn, mẹ tròn con vuông.

Ngày nay, Phật tử ở các nước theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, phổ biến nhất là ở Sri Lanka, thường đọc tụng lời chúc lành này của Tôn giả Angulimāla như lời cầu an cho người phụ nữ đang mang thai, nhất là trong giai đoạn sắp sanh cũng như trong nhiều trường hợp chúc lành khác. Nguyên văn tiếng Pāli như sau:

Yato’haṃ bhagini ariyāya jātiyā jāto,

Nābhijānāmi sañcicca pāṇaṃ jīvitā voropetā,

Tena saccena sotthi te hotu sotthi gabbhassa.

Lời chúc lành gồm 18 từ này phổ biến trong giới Phật tử các nước theo Phật giáo Nam truyền như bài chú Đại bi ở các nước theo Phật giáo Bắc truyền vậy. Phật tử tin rằng với sự thành tâm, lời chúc lành này là cách chia phước, hồi hướng công đức mình có đến người khác để năng lượng an lành này được chuyển đến đối tượng mình muốn.

Công đức tu tập tạo một nguồn năng lượng lớn và nguồn năng lượng này có thể chia sẻ được. Trong trường hợp của Tôn giả Angulimāla, năng lượng công đức có được từ khi Angulimāla xuất gia làm đệ tử Phật, không bao giờ khởi tâm cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, có một sức mạnh đáng kể và có thể chia cho người khác. Câu chuyện này cùng với câu chuyện duyên khởi của bài kinh Lòng từ (Kinh tập, I.8) là những chứng cứ xác quyết năng lực bình an có thể hiến tặng đến người khác qua cách hồi hướng.

Hiệu ứng cho-nhận này tùy thuộc vào năng lượng tu tập của người cho, tâm thành của người cho và năng lượng tiếp nhận của đối tượng. Một điều kỳ diệu là năng lượng bình an này càng cho đi, chủ nhân của nó càng có nhiều hơn. Có vẻ hơi khó hiểu nếu ta đem việc này so sánh với vật chất, không có thứ gì cho đi mà phần còn lại nhiều hơn so với lúc chưa cho. Thế nhưng, nếu so sánh với hạnh phúc thì ta dễ dàng cảm nhận và chấp nhận rằng, năng lượng bình an, cũng như hạnh phúc, là thứ càng cho đi, càng được nhiều hơn. Người biết chia sẻ năng lượng bình an là người có tâm từ, mà đã có tâm từ thì khi đem lại cho người khác năng lượng bình an, lòng người ấy cảm thấy hạnh phúc và bình an nhiều hơn. Bình an là cái vô tận, vô biên, đừng sợ thiếu mà không chia sẻ. Hãy chia sẻ với tâm bình đẳng để bình an và hạnh phúc nhiều hơn.

Đức Phật dạy Ca Diếp Bồ tát phân biệt chính tà

Chân sư và tà sư:  muôn trùng khác biệt

Vẫn biết mỗi người phải tự thắp đuốc lên mà đi (Kinh Đại bát Niết-bàn, số 16 Trường bộ kinh; kinh Tự mình làm hòn đảo, Tương ưng bộ kinh, tập III, chương I, phẩm V), nhưng ngọn đèn ấy cần được thắp lên từ lời dạy chân chánh của người thầy chân chánh.

Vẫn biết mỗi người phải tự thắp đuốc lên mà đi (Kinh Đại bát Niết-bàn, số 16 Trường bộ kinh; kinh Tự mình làm hòn đảo, Tương ưng bộ kinh, tập III, chương I, phẩm V), nhưng ngọn đèn ấy cần được thắp lên từ lời dạy chân chánh của người thầy chân chánh.

Câu chuyện Angulimāla gợi cho ta ý niệm về tầm quan trọng của người thầy đối với đệ tử trong quá trình tu tập. Người thầy có vai trò định hướng, mở mắt cho người học nhận thức về con người và thế giới. Hơn thế nữa, nhân cách và hành vi của người thầy có khả năng tác động trực tiếp đến thái độ và hành động của người học trò. Trong trường hợp của Angulimāla, khi chưa gặp Đức Phật, Angulimāla theo thầy tà và đường đời lạc lối từ đây. Những hành động sai lầm, tội lỗi với quyết tâm xâu cho bằng được một tràng hoa làm bằng 1.000 ngón tay trỏ phải của nạn nhân để làm học phí cho thầy. Angulimāla theo sự hướng dẫn của người thầy tà và trở thành một tên sát nhân tàn bạo.

Sau đó, nhờ gặp Đức Phật, Angulimāla đã biết quay về con đường chân chánh, đạo đức, sống ý nghĩa một đời. Đời của tướng cướp khát máu chuyển hướng từ đây. Duy trì đời sống đạm bạc về nhu cầu, tĩnh lặng trong tâm thức và giải thoát mọi ràng buộc, chấm dứt mọi nhân xấu ác đưa đến sanh tử luân hồi là mục đích sống của vị Tôn giả này. Sự tinh tấn không phóng dật dưới sự che chở, nâng đỡ và hướng dẫn chan chứa tâm từ của Đức Phật - bậc chân sư bậc nhất trong các bậc chân sư - đã đưa Angulimāla thành một vị Thánh đệ tử gương mẫu, giải thoát sanh tử, an lạc hạnh phúc giữa cõi đời. Tôn giả Angulimāla ví sự “dừng lại” và quay đầu của ngài như trăng ra khỏi mây mù, tỏa sáng khắp nhân gian (Trưởng lão Tăng kệ, câu số 871-873; Pháp cú, kệ số 172, 173 và 382).

Thầy không phải là người tạo ra những bộ óc cho học trò, cũng không phải là người nhét vào đầu người học một mớ thông tin, kiến thức nào đó một cách máy móc, mà có vai trò hướng đạo nên cách thầy dạy sẽ định hướng cho cả một chặng đường dài của cuộc đời nhiều người. Với người học đạo, vai trò này còn quan trọng hơn nhiều. Với vai trò này, cần lắm một bậc thầy không những có kiến thức mà còn có đạo đức, không chỉ có kỹ năng chuyên môn mà còn có cái tâm rộng lớn để có thể thấu hiểu tâm lý và thâu nhiếp tất cả với lòng cảm thông, tha thứ, kiên nhẫn và toàn tâm toàn ý hướng đến sự lợi ích, an lạc và hạnh phúc của học trò. Cái người học cần tiếp thu từ người thầy là kỹ năng khơi dậy và phát triển tất cả những phẩm cách tốt đẹp tiềm ẩn trong chính con người mình và nuôi dưỡng nghệ thuật sống bình an và hạnh phúc trong cuộc đời.

Vẫn biết mỗi người phải tự thắp đuốc lên mà đi (Kinh Đại bát Niết-bàn, số 16 Trường bộ kinh; kinh Tự mình làm hòn đảo, Tương ưng bộ kinh, tập III, chương I, phẩm V), nhưng ngọn đèn ấy cần được thắp lên từ lời dạy chân chánh của người thầy chân chánh. Do vậy, có được một bậc chân sư giúp chúng ta mở mắt, mở tâm trên con đường tu học là hạnh phúc lớn nhất của người đang bước trên lộ trình tâm linh.

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm