Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/08/2019, 09:47 AM

Y phục của Phật giáo Việt Nam

Y phục của chư Tăng, Ni Phật giáo có nhiều tên gọi như: pháp phục, pháp y, hoại nạp phục, hoại sắc phục, ứng pháp diệu phục, liên hoa phục, giải thoát phục, giải thoát tràng tướng phục, xuất thế phục, ly trần phục, vô cấu phục, cà sa...

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Y phục Phật giáo ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, điều này được nhận thấy rõ nhất ở những buổi thực hiện nghi lễ và thường nhật. Nhìn vào y phục của người xuất gia cũng xác định được các hệ phái trong Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam có nhiều hệ phái, trong đó chủ yếu là hệ phái Bắc tông và Nam tông. Do có nhiều điểm khác nhau về hình thức cũng như màu sắc của pháp phục từng hệ phái, cho nên chính những người xuất gia của từng hệ phái cũng không muốn thay đổi y phục đặc trưng riêng của hệ phái mình.

Pháp phục Phật giáo Việt Nam.

Pháp phục Phật giáo Việt Nam.

Điều dễ nhận thấy hình ảnh những chiếc áo màu nâu, màu vàng, màu lam hay chàm gợi nên những hình ảnh đời sống đơn giản, bình dị của người người xuất gia. Những màu sắc đó là màu của đất, của khói hương, của cây lá, củ, rễ, rất gần gũi giản dị với đời thường. Điều đặc biệt, trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay thì màu sắc này cho ta nhận thấy chốn tu hành thật yên bình.

Y phục của Phật giáo Bắc tông Việt Nam hiện nay gồm: y phục thường nhật và y phục nghi lễ. Y phục thường nhật chia làm 2 loại: thường phục trong chùa và thường phục tiếp khách.

Theo truyền thống, y phục mặc trong chùa là áo màu vàng, màu nâu, màu lam và quần dài. Người mới xuất gia (hay còn gọi là sadi, chú tiểu) thì thường mặc màu lam.

Y phục trong chùa của tu sĩ Phật giáo Bắc tông.

Y phục trong chùa của tu sĩ Phật giáo Bắc tông.

Khi tiếp khách hoặc ra ngoài thì áo dài màu nâu dành cho chư tăng, áo dài màu lam dành cho chư ni. Hiện nay có một số nhà sư thường nhật hay mặc áo màu vàng. Một số ý kiến cho rằng mặc áo màu vàng hay màu nâu là để thể hiện chức danh cao hay thấp, áo màu vang thể hiện chức danh cao hơn mặc áo màu nâu. Tuy nhiên việc mặc áo màu vàng hay màu nâu không thể hiện chức danh cao hay thấp, không thể hiện nhà sư đó cao quý hay thấp hèn.

Y phục khi tiếp khách hoặc ra ngoài của chư Tăng Phật giáo Bắc tông

Y phục khi tiếp khách hoặc ra ngoài của chư Tăng Phật giáo Bắc tông

Y phục khi tiếp khách hoặc ra ngoài của chư Ni Phật giáo Bắc tông.

Y phục khi tiếp khách hoặc ra ngoài của chư Ni Phật giáo Bắc tông.

Áo thường nhật và áo nghi lễ có hình thức khác nhau, lớn nhất ở ống tay áo. Ống tay áo thường nhật nhỏ, còn ống tay áo nghi lễ rộng hơn. Y phục nghi lễ hay còn gọi là lễ phục, là những loại áo mặc khi thực hiện các nghi lễ Phật giáo. Loại lễ phục này được chư Tăng, Ni Phật giáo Bắc tông gìn giữ đến ngày nay. Đặc biệt, trong lễ phục của Phật giáo Bắc tông còn có áo hậu, đối với chư tăng mặc áo màu vàng, chư ni áo màu lam.

Lễ phục của chư Tăng Phật giáo Bắc tông.

Lễ phục của chư Tăng Phật giáo Bắc tông.

Lễ phục của chư Ni Phật giáo Bắc tông.

Lễ phục của chư Ni Phật giáo Bắc tông.

Ngoài y phục thường nhật và lễ phục người tu hành còn có thêm áo cà sa màu nâu hoặc màu vàng tùy theo cấp bậc. Áo cà sa là một mảnh vải gần như hình vuông, do nhiều miếng vải nhỏ ghép lại theo quy cách nhất định.

Áo cà sa của Phật giáo Bắc tông

Áo cà sa của Phật giáo Bắc tông

Theo Phật giáo, chiếc áo cà sa được hình thành từ những miếng vải của nhân dân tứ phương góp lại và cúng dàng cho người tu hành. Khi có nhiều mảnh vải rồi, các nhà sư cung thỉnh xin Đức Phật cho biết nên may áo theo kiểu cách nào. Nhân đi qua một cánh đồng, đức Phật liền chỉ tay và truyền may theo hình các thửa ruộng. Chính vì lẽ đó mà tấm áo cà sa còn có tên là Pháp Phúc Điền, ý cầu mong lúa gạo nhiều, chúng sinh no ấm.

Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy bởi cách sinh hoạt giống với cách sinh hoạt của tăng đoàn thời Đức Phật. Trong đó, y phục của tu sĩ Phật giáo Nam tông được mô phỏng giống với y phục của chư tăng thời Đức Phật còn tại thế.

Y phục của tu sĩ Phật giáo Nam tông

Y phục của tu sĩ Phật giáo Nam tông

Nhà sư theo phái Nam tông, trang phục không may thành quần áo như phái Bắc tông mà chỉ dùng vải màu vàng vắt trên người. Điều đó có nghĩa là, các nhà sư Phật giáo Nam tông quấn y thay vì "vận y" bởi chiếc y của chúng Tăng là một tấm vải lớn, được may lại từ những mảnh vải nhỏ.

Chư Tăng Phật giáo Nam tông.

Chư Tăng Phật giáo Nam tông.

Mỗi khi nhìn thấy người xuất gia mặc lễ phục hay thường phục thì hình ảnh ấy vẫn đầy tự hào về nét riêng của tu sĩ Phật giáo Việt Nam.

Như vậy, chúng ta thấy, dù hệ phái Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Bắc tông, kiểu cách và màu sắc của y không có một sự đồng nhất hoàn toàn, nhưng chính sự không đồng nhất ấy đã tạo nên nét riêng của tông phái mình qua pháp phục.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Toàn thể vũ trụ đang đi vào trong chúng ta

Kiến thức 07:45 03/04/2024

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết một bài hát trong đó có câu "Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi". Đó là một cái nhìn đầy tính thiền và trí tuệ.

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Xem thêm