Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

30 năm Tạp chí Nghiên cứu Phật học chuyển tải thông điệp gắn kết giữa Đạo và Đời

Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một tờ Tạp chí đã trải qua không ít thăng trầm nhưng đã đánh dấu và để lại những giá trị to lớn về đời sống Phật giáo và đời sống xã hội của Việt Nam trong 30 năm qua.

Tôi có duyên được gắn bó trực tiếp với với Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong quãng thời gian trên hai mươi năm, khi tôi công tác tại Vụ Phật giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ. Lúc tôi về Vụ Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã có 8 năm hoạt động, nhưng Tạp chí còn nhiều khó khăn, điển hình như bài viết của các tác giả gửi tới Tạp chí vẫn phải nhờ máy tính của Vụ Phật giáo đánh máy và in bản thảo. Thời gian đó do tin học chưa phát triển nên đa số các bài viết bằng tay, việc đánh máy các bài viết tưởng đơn giản nhưng thật ra rất khó với những cán bộ trẻ chưa hiểu sâu về Phật giáo, nhiều lúc vừa đánh máy, vừa phải hỏi tác giả hoặc hỏi các bậc trí thức để hiểu nghĩa và viết đúng từ. Việc đánh máy giúp bản thảo của Tạp chí Nghiên cứu Phật học là việc làm tự nguyện ngoài giờ, “không công”, nhưng trở thành một “cách bồi dưỡng” kiến thức độc đáo. Bác Trần Khánh Dư là Vụ trưởng Vụ Phật giáo thời điểm đó rất quan tâm đến cách thức “đào tạo” này, nhằm thông qua đánh máy và sửa lỗi các bài viết cho Tạp chí mà thực ra cũng là trang bị kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ xã hội,… cho anh em cán bộ của Vụ.

Ảnh chụp Màn hình 2020-11-22 lúc 11.17.47

Tạp chí Nghiên cứu Phật học được cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN

Nhờ giúp việc cho Tạp chí nghiên cứu Phật học đánh máy và soát lỗi bản thảo mà anh chị em cán bộ của Vụ Phật giáo có thêm nhiều kiến thức và sự hiểu biết về các lĩnh vực: Phật học, lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, nghệ thuật, triết học, xã hội học, tôn giáo học, nhân chủng học,… và thực tiễn liên quan đến Phật giáo được những nhà sư, nhà nghiên cứu, những thiện trí thức Phật giáo lúc đó như: Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, Hòa thượng Kim Cương Tử, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Ni Trưởng Thích Diệu Niệm… Giáo sư Phan Huy Lê, Giáo sư Hà Văn Tấn, Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết, Cư sĩ Chu Quang Trứ, dịch giả Nguyễn Văn Phát,… quan tâm, thể hiện qua các bài viết. Chính việc học đó đã bổ sung và cung cấp nhiều hiểu biết về kiến thức và kinh nghiệm giúp cho công tác quản lý nhà nướcvề Phật giáo của Vụ Phật giáo thêm hiệu quả nhờ sự thấu hiểu và gần gũi với thực tiễn Phật giáo. Một phần rất lớn tri thức và kinh nghiệm học tập qua đánh máy, soát lại các bài viết cho Tạp chí Nghiên cứu Phật học mà kiến thức Phật học và kinh nghiệm thực tiễn giúp cho cán bộ của Vụ Phật giáo khi đó trưởng thành nhanh và vững vàng, điển hình như: Bạch Thanh Bình từ cử nhân đã học Tiến sĩ Triết học ở Ấn Độ, về Bộ Ngoại giao và làm giảng viên trường Đại học Ngoại giao; Bùi Hữu Dược từ cử nhân học Tiến sĩ tôn giáo học, làm Vụ trưởng Vụ Phật giáo và về làm giảng viên Cao cấp của Học viện Hồ Chí Minh; Trần Thị Minh Nga từ cử nhân học Thạc sĩ luật, làm Phó Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và hiện là Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; Lê Minh Khánh làm Phó Vụ trưởng Vụ Phật giáo hiện làm Vụ trưởng Vụ Công giáo,…

Điều rất trân trọng ở các bậc cao tăng Phật giáo lúc đó là tinh thần Phật giáo gắn bó với dân tộc, thực hiện phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “Đạo pháp – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”. Vào thời điểm từ năm 1998 về sau, cùng với trào lưu toàn cầu hóa ngày căng sâu rộng, Phật giáo Việt Nam có quan hệ rộng mở với Phật giáo quốc tế. Từ đó, nảy sinh tư tưởng ở một số tác giả muốn đưa những bài viết đa chiều về tư tưởng tôn giáo vào Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học là một tờ Tạp chí đã trải qua không ít thăng trầm nhưng đã đánh dấu và để lại những giá trị to lớn về đời sống Phật giáo và đời sống xã hội của Việt Nam trong 30 năm qua.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học là một tờ Tạp chí đã trải qua không ít thăng trầm nhưng đã đánh dấu và để lại những giá trị to lớn về đời sống Phật giáo và đời sống xã hội của Việt Nam trong 30 năm qua.

Hòa thượng Kim Cương Tử (1914-2001) với cương vị là Tổng biên tập đầu tiên, luôn nhắc Ban biên tập phải chú ý để Tạp chí Nghiên cứu Phật học thực sự là Tạp chí của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo yêu nước gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Hòa thượng Kim Cương Tử đã trực tiếp có nhiều bài viết nhằm giữ rường mối Phật giáo đồng thời bảo vệ quan điểm và đường lối của Đảng, Nhà nước ta trong thực hiện các chính sách đối với tôn giáo. Thời kỳ đó, trong bối cảnh Việt Nam bị Hoa Kỳ xếp vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo” Hòa thượng Kim Cương Tử mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn có những bài viết sắc sảo về tự do tôn giáo ở Việt Nam, chống lại luận điệu xuyên tạc của một số chức sắc tôn giáo lúc bấy giờ. Bài viết của Hòa thượng Kim Cương Tử được ông Lê Quang Vịnh, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ lúc đó đánh giá rất cao và sử dụng làm tài liệu đấu tranh nhân quyền về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927-2011) là một trong hai Phó Tổng biên tập từ đầu cùng với Giáo sư sử học Hà Văn Tấn. Do nhiều công việc phật sự, nên trong 20 năm Hòa thượng Thích Thanh Tứ ở cương vị Phó Tổng biên tập nhưng Hòa thượng đã để lại nhiều việc làm cũng như có những chỉ đạo rất thực tế để Tạp chí phát triển đúng hướng. Những năm 2002 đến 2006 nhằm đấu tranh với nhóm “mạo xưng Phật giáo Thống nhất”, Hòa thượng đã nhắc nhở các nhà sư và thiện trí thức viết những bài có nội dung về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Phật giáo để chung tay xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh, góp phần xây dựng đất nước. Trực tiếp Hòa thượng viết thư và cử người vào Bình Định mời Hòa thượng Thích Huyền Quang (1919-2008) người có vai trò đứng đầu “Phật giáo Thống nhất” lúc đó ở Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định ra thăm Phật giáo miền Bắc và đề nghị để Hòa thượng được gặp Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải. Sau chuyến thăm miền Bắc trở về Hòa thượng Thích Huyền Quang thể hiện cảm tình rất sâu sắc với Phật giáo miền Bắc mà đặc biệt là với Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Vì thế Hòa thượng Thích Huyền Quang nói rõ, từ nay (2003) chỉ dịch kinh sách và dạy đệ tử, Hòa thượng đã giữ đúng điều đó cho tới lúc viên tịch (2008). Thay đổi thái độ tích cực của Hòa thượng Thích Huyền Quang đã tạo ra chuyển biến tốt trong đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo ở Việt Nam, nhóm lợi dụng danh nghĩa “Phật giáo Thống nhất” thu hẹp địa bàn và hạn chế dần hoạt động.

Họp báo về chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội

Tạp chí nghiên cứu Phật học đã đóng góp tích cực vào chuyển tải thông điệp và tỏ rõ hành động của Phật giáo là phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo.

Tạp chí nghiên cứu Phật học đã đóng góp tích cực vào chuyển tải thông điệp và tỏ rõ hành động của Phật giáo là phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo.

Năm 2004, Hòa thượng Thích Thanh Tứ chủ động đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam để Hòa thượng Thích Giác Quang ở Thừa Thiên Huế đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một nhà sư người Việt có uy tín quốc tế rất lớn, hiện sống và hoạt động Phật giáo ở nước ngoài về thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chuyến về nước thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào đầu năm 2005 để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, làm đẹp thêm hình ảnh đoàn kết của Phật giáo và thể hiện ngày càng rõ nét tự do tôn giáo ở Việt Nam. Những việc làm và chỉ đạo của Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã được thông tin qua Tạp chí Nghiên cứu Phật học, được đông đảo người đọc quan tâm, ủng hộ. Nhờ những việc làm thiết thực đó, đã góp phần tích cực vào tiến bộ trong thực hiện chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam, và năm 2006 Hoa Kỳ đã rút Việt Nam khỏi danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”. Đóng góp của Hòa thượng Thích Thanh Tứ trong đoàn kết tôn giáo được ông Ngô Yên Thi Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ đánh giá rất cao.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (sinh năm1917) là đệ nhị Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học kế nhiệm Hòa thượng Kim Cương Tử. Từ năm 2007, Ngài trong Ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dù ở cương vị cao nhưng với Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Hòa thượng luôn quan tâm và nhắc nhở Tạp chí phải thể hiện được sự gắn bó giữa Đạo và Đời, học tập tiền nhân “dựng Đạo để tạo Đời”. Trong một lần trao đổi với những người làm Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Hòa thượng đã nói: “Đạo không cấy lúa để có gạo ăn, không trồng dâu nuôi tằm, dệt vải để có áo mặc, không làm ra vật dụng để sử dụng hàng ngày. Những gì người tu đạo dùng hàng ngày do Đời cung cấp, vậy là Đời nuôi Đạo. Để trả lại cho Đời, Đạo chắt lọc những gì tinh túy nhất của đạo đức, trí tuệ để giúp cho Đời tốt đẹp. Như vậy Đạo với Đời tưởng hai nhưng là một, trong một thực thể xã hội cần được xây dựng hài hòa vật chất và tinh thần thì Đạo và Đời cùng tốt đẹp. Nhớ điều đó người tu đạo phải luôn cố gắng tu dưỡng, tích đức luyện trí để xứng đáng với những gì Đời đã nuôi Đạo. Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học vào thời điểm xã hội có nhiều chuyển biến rất nhạy cảm tác động tới Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước, trên cương vị người đứng đầu Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng luôn nhắc Tạp chí phải thể hiện lập trường vững vàng, thực hiện đúng phương châm “Đạo Pháp – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” của Giáo hội.

30 năm Tạp chí Nghiên cứu Phật học chuyển tải thông điệp gắn kết giữa Đạo và Đời

30 năm Tạp chí Nghiên cứu Phật học chuyển tải thông điệp gắn kết giữa Đạo và Đời

Hòa thượng Thích Gia Quang, hiện tại là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Thông tin Truyền thông T.Ư, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Ở thời điểm thành lập Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Hòa thượng Thích Gia Quang lúc đó là Đại đức tham gia Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, là người cùng với bác Trần Khánh Dư lúc đó là thư ký của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (sau là Vụ trưởng Vụ Phật giáo đầu tiên thuộc Ban Tôn giáo của Chính phủ) đứng ra thay mặt Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam xin phép Bộ Văn hóa Thể thao để xuất bản “Nội san Nghiên cứu Phật học”, sau đổi thành “Tạp chí Nghiên cứu Phật học”. Khi tờ Nội san Nghiên cứu Phật học ra đời thì Tổng biên tập: Hòa thượng Kim Cương Tử, Phó Tổng biên tập Thượng tọa Thích Thanh Tứ; Phó Tổng biên tập kiêm Trưởng ban biên tập Giáo sư Hà văn Tấn; Ban biên tập Cư sĩ Trần Khánh Dư, Đại đức Thích Gia Quang, Cư sĩ Vũ Huy Anh.

Tòa soạn và trị sự, Chùa Quán sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội. Tập san Nghiên cứu Phật học được duy trì và hoạt động trải qua rất nhiều thời kỳ khó khăn mà Hòa thượng Thích Gia Quang là người trực tiếp liên hệ, tháo gỡ. Trong 30 năm qua, Người có công giữ cho tờ Tạp chí sống và phát triển cho tới ngày nay có sự đóng góp của Hòa thượng Thích Gia Quang là rất lớn. Nghe kể lại những số đầu tiên để có bản thảo, do Tạp chí chưa có máy tính như bây giờ nên phải nhờ Vụ Phật giáo đánh máy và in bằng máy chữ, sau nâng dần lên máy tính. Đến năm 2006, Tạp chí mới có điều kiện chủ động đánh máy bản thảo. Kinh phí cho hoạt động của Tạp chí thực hiện theo kinh phí xã hội hóa nên phải vận động người viết bài, người mua báo không dễ chút nào vào thời điểm ban đầu. Người hiểu sâu và viết được về Phật giáo ở miền Bắc lúc đầu cũng không nhiều nên để có bài chất lượng để đăng trên Tạp chí Hòa thượng Thích Gia Quang cùng ban biên tập phải liên hệ, đặt bài từ rất nhiều người từ Bắc cho tới Nam. Bao nhiêu thứ khó khăn nhưng được các Hòa thượng động viên, được đồng đạo, tín đồ giúp đỡ, đặc biệt là sự quan tâm và tận tinh ủng hộ của bác Trần Khánh Dư, Vụ trưởng Vụ Phật giáo cũng như anh chị em Vụ Phật giáo nên nhiều khó khăn thời kỳ đầu cũng đã qua.

Giờ đây kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một tờ Tạp chí đã trải qua không ít thăng trầm nhưng đã đánh dấu và để lại những giá trị to lớn về đời sống Phật giáo và đời sống xã hội của Việt Nam trong 30 năm qua. Tạp chí nghiên cứu Phật học đã đóng góp tích cực vào chuyển tải thông điệp và tỏ rõ hành động của Phật giáo là phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung tay thực hiện hoạt động nhập thế, xây dựng đời sống đạo, đời sống xã hội tốt đẹp, xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình phát triển cường thịnh vững mạnh.

Tác giả: TS.Bùi Hữu Dược

Nguyên Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Xem thêm