Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/07/2013, 08:27 AM

8 "trò chơi" ấn tượng dành cho các khóa tu

Hiện nay, hầu hết các khóa tu dành cho các bạn trẻ trên toàn quốc đều có thời khóa trò chơi/gameshows xen kẽ nhau. Qua đó, chúng ta thấy trò chơi là phương tiện để thể hiện chủng tử huân tập tốt vào tâm hồn khóa sinh, đồng thời thể hiện cá tính của mỗi người.

Xin giới thiệu tới độc giả một số trò chơi Phật pháp để áp dụng vào trong các khóa tu, dành cho mọi đối tượng

 


1. THÂN TÂM NHẤT NHƯ

Chỗ chơi: Sân rộng
Số lượng: Từ 13 đến 40 em.
Vật dụng:
- Chia nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm ba em, phải có một hoặc hai em dư ra.
- Trong mỗi nhóm, hai em đứng đối diện nắm tay nhau làm cái THÂN,
em còn lại đứng giữa hai vòng tay làm cái TÂM.
- Nghe tiếng còi, tất cả Tâm đều rời khỏi Thân,
- Nghe tiếng chuông, Tâm phải trở về an trú trong Thân - bất cứ thân nào.
Sẽ có một hoặc hai cái tâm không có thân để an trú, cái tâm này sẽ bị phạt.
 
2. NĂM HẠNH

- Chỗ chơi: Ngoài sân hay trong phòng.
- Số lượng: Từ 6 em trở lên.
- Các em xòe bàn tay trái ra, nếu đem so với 5 cánh trên của phù hiệu Hoa Sen thì:
* Ngón giữa chỉ hạnh Tinh Tấn,
* Ngón trỏ chỉ hạnh Hỷ Xả,
* Ngón đeo nhẫn chỉ hạnh Thanh Tịnh,
* Ngón cái chỉ hạnh Trí Tuệ
* Ngón út chỉ hạnh Từ Bi.
- Khi trưởng gọi hạnh Tinh Tấn, các em dùng ngón tay trỏ của bàn tay mặt chỉ vào ngón giữa của bàn tay trái.
- Khi gọi hạnh Thanh Tịnh, các em dùng ngón tay trỏ của bàn tay mặt chỉ vào ngón đeo nhẫn của bàn tay trái v.v...
Gọi càng lúc càng nhanh, em nào sai bị phạt.

3. OANH VŨ HIẾU THẢO

- Chỗ chơi: Ngoài sân hay trong phòng.   
- Số lượng: Ít nhất 2 nhóm.
Mỗi nhóm cử một em làm Oanh Vũ, lựa em nào có trí nhớ khá nhất, đến gặp trưởng.
- Trưởng chỉ nói vừa đủ cho các Oanh Vũ nghe: Ba mẹ cần một cây viết, hai cái phù hiệu, một ly nước, một trái táo, hai chữ ký, một chiếc giầy v.v... (tùy sáng kiến của trưởng).
- Oanh Vũ về thuật lại đầy đủ cho nhóm mình nghe.
- Cả nhóm giúp Oanh Vũ tìm đủ đồ vật đem đến cho trưởng.
- Oanh Vũ nào tìm đủ trước thì được tôn làm Oanh Vũ hiếu thảo.

4. ÔN TẬP PHẬT PHÁP

- Chỗ chơi: Ngoài sân
- Số lượng: Từ 10 đến 20 em
- Các em tập họp vòng tròn, nắm tay nhau thật chặt (vòng tròn ma vương).
- Một em đứng bên trong vòng tròn (điều thiện), một em khác đứng bên ngoài vòng tròn (Phật tử).
- Phật tử và điều thiện có ái lực với nhau, luôn luôn muốn gần nhau nhưng điều thiện bị vòng ma vương ngăn trở.Vòng tròn di chuyển liên tục, sao cho điều thiện và Phật tử không thể tiếp xúc với nhau được.
- Khi nào hai em ở bên trong và bên ngoài vòng tròn chạm tay nhau là thắng.
- Chọn hai em khác thay thế

5. BI TRÍ DŨNG

- Chỗ chơi: Ngoài sân hay trong phòng rộng
- Số lượng: Từ 10 đến 40 người
- Vật dụng: 
- Mọi người đứng vòng tròn.
Trưởng gọi:
- Bi: Các em đặt tay lên ngực
- Trí: Các em đặt tay lên đầu
- Dũng: Các em đưa hai tay lên cao
Ai sai bị loại.

6. HIỆN THÂN NGÀI A NAN

- Chỗ chơi: Ngoài sân hay trong phòng.
- Số lượng: Từ 4 em trở lên
- Vật liệu: Một số đồ vật chừng 20 món, bày trên mặt bàn hay mặt đất.
- Các em cùng quan sát trong vài ba phút.
- Sau đó viết lại các món đồ đã nhìn thấy.
- Em nào viết được nhiều thì thắng, được tôn làm hiện thân ngài A Nan

7. TRỪ THAM SÂN SI

- Chỗ chơi: Ngoài sân
- Số lượng: Từ 6 đến 12 em.
- Vật dụng: Mỗi em 3 hòn sỏi.
- Các em xếp thành hàng ngang cách mức đến chừng 15 - 20 mét.
- Mỗi em cách nhau chừng 1 mét.
- Dưới chân mỗi em có 3 hòn sỏi, nó là 3 cục Tham Sân Si.
- Nghe tiếng còi, các em nhặt cục Tham chạy đến bỏ ở mức đến, rồi quay trở về nhặt cục Sân chạy đi bỏ ... Em nào về đến mức khởi hành trước là thắng.
- Khi nhặt các hòn sỏi đi bỏ, các em phải nói lớn:
"Em đem cục Tham đi bỏ, em đem cục Sân đi bỏ, em đem cục Si đi bỏ".
Trò chơi có thể thêm những cục Mạn, Nghi v.v...

8. TÌNH HUYNH ĐỆ

Quy tắc:
    Quản trò gọi lớn: Thiền sinh, thiền sinh!!!
        Thiền sinh trả lời: Adidaphat, Adidaphat!!!

1. Quản trò: Quy Y Tam Bảo
    Thiền sinh: Ghép thành 3 người
(Tam Bảo: Phật – Bậc giác ngộ; Pháp – phương pháp tu hành; Tăng – đoàn thể tu học)

2. Quản trò: Lục Căn
    Thiền sinh: Ghép thành 6  người
Lục căn thì gồm có: Mắt (nhìn), Tai (nghe), Mũi (ngửi), Tai (nghe), Lưỡi (nếm), Thân (da bọc người), Ý (tư tưởng)

3. Quản trò: Lục Trần
    Thiền sinh: Ghép thành 6 người
- Sắc: là màu sắc, hình dáng/Thanh: là âm thanh phát ra/Hương: là mùi vị/Vị: là chất vị do lưỡi nếm được/Xúc: là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh/ Pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.
Trần có nghĩa là buị, mà đã là bụị thì dơ bẩn và luôn luôn đổi dời. Trần ở đây cũng còn có nghĩa là phần vật chất, hay những cảnh vật chung quanh con người.

4. Quản trò: Tìm về con đường bát chính đạo
    Thiền sinh: Ghép thành 8 người
Bát chính đạo là con đường chân chính có tám chi, giúp chúng sinh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc.
1- Chính kiến: là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.
2- Chính Tư Duy: là suy nghĩ chân chính, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.
3- Chính ngữ: là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.
4- Chính nghiệp: là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chính.
5- Chính mạng: là sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.
6- Chính tinh tấn: là siêng năng, chuyên cần. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.
7- Chính niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chính.
8- Chính định: là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chính định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.

5. Quản trò: Thập Bát La Hán
    Thiền sinh: Ghép thành 18 người
La Hán Ba Tiêu/La Hán Bố Đại/La Hán Cử Bát/La Hán Hàng Long/La Hán Khai Tâm/La Hán Kháng Môn/La Hán Khánh Hỷ/La Hán Khoái Nhĩ/La Hán Kỵ Tượng/La Hán Phục Hổ/La Hán Quá Giang/La Hán Thác Tháp/La Hán Thám Thủ/La Hán Tiếu Sư/La Hán Tĩnh Tọa/La Hán Tọa Lộc/La Hán Trầm Tư/La Hán Trường Mi

6. Quản trò: Tứ Diệu Đế
    Thiền sinh: Ghép thành 4 người
Là bốn chân lý nói về sự khổ và diệt khổ để đạt được thanh tịnh Niết Bàn.
Khổ đế là thực trạng đau khổ của con người/Tập đế là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ/Diệt đế là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau/Đạo đế là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau.

7. Quản trò: Thất Bồ Đề Phần
    Thiền sinh: Ghép thành 7 người
Là 7 pháp tu tập tuần tự hướng đến đạo quả Bồ đề, nó còn gọi là thất giác chi (bảy phần giác ngộ).
Trạch pháp: Trong sự tu hành nếu không có sự phân biệt tà chánh dễ bị lầm lạc. Lòng tin cần phải dựa vào lý trí nếu không muốn dẫn đến mê tín. Tinh tấn: Khi chọn lựa được pháp môn rồi thì cần phải siêng năng công phu, không khiếp sợ, không thối lui, không tự mãn tự cao. Hỷ: Là hoan hỷ, nhờ tu tập nên đoạn trừ dần phiền, nhờ đó tâm trở nên an lạc, vui vẻ. Khinh an: Khinh là nhẹ nhàng, an là an ổn. Niệm: Ghi nhớ chánh pháp để thực hành. Niệm Phật, Pháp, Tăng để tăng trưởng phước đức và trí tuệ. Nhờ vậy phiền não lắng đọng. Xả: Bỏ ra, không vướng bận. Định: là trạng thái tâm ổ định vững chắc, không vọng động.

8. Quản trò: Nhị Thập Tứ Hiếu
    Thiền sinh: Ghép thành 24 người
Nhị thập tứ hiếu là một tác phẩm trong văn học Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo do Quách Cư Nghiệp vào thời nhà Nguyên biên soạn. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời Thuấn Đế đến đời ông.

9. Quản trò: Thập Thiện Nghiệp
    Thiền sinh: Ghép thành 10 người
Thập thiện nghiệp là 10 việc làm tốt lành, mang lại lợi ích cho hiện tại và tương lai. Mười điều lành gồm có: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói thêm bớt, không nói hai chiều, không nói lời ác, không tham lam, không giận dữ, không si mê.

10. Quản trò: Thân Tâm Nhất Như
    Thiền sinh: Ghép thành 1 người
Đây là trạng thái thân tâm như một, đồng thời thể hiện thái độ để yên mọi sự mọi vật như nó đang là và chỉ thấy nó như nó đang là thôi chứ không cho là, phải là, sẽ là gì cả.

TIN LIÊN QUAN
Thị Giả


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm