A dua nịnh bợ trục lợi

Cuộc sống thế gian có muôn màu: người giàu sang, kẻ bần cùng; người gặp vận may, kẻ bị xui rủi. Trong tâm con người cũng có tham, sân, si và gian ác; cũng có tâm từ bi, hỉ xả và lương thiện; về tinh thần của con người có mừng giận, vui buồn, thương ghét. 

Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; lại có bão lớn, động đất, chiến tranh, lụt lội, cháy thiêu và các tai nạn khác; nhưng cũng có thái bình, yên vui, lúa, đậu được mùa và những công việc được thuận lợi. Vì sao Thượng Đế ban cho người được hạnh phúc an vui, lại gây cho người bị tai nạn và đau khổ?

Khi chúng ta làm việc thuận được thăng quan tiến chức, trở nên giàu có thì vênh váo đắc ý, thái độ hống hách xem mọi người không ra gì. Lúc chúng ta làm ăn sa cơ thất thế, nản lòng thì cúi đầu vâng dạ cầu xin mọi người giúp đỡ; thậm chí như chó vẫy đuôi cầu xin người thương xót. Khi vận may đến chúng ta được thăng chức, phát tài, mọi người đều cung kính chúng ta, bợ đỡ, đút của hối lộ. Lúc làm ăn thất bại chẳng ai màng ngó đến, xem thường; thậm chí tìm cách vùi dập. Cho nên nói: “Nghèo ở phố thị không ai hỏi, giàu lánh rừng sâu lắm kẻ tìm”.

Trong kinh Phật cũng có câu chuyện ví dụ như thế.

"Có anh chàng kia ở một thành phố nọ, vừa giàu sang vừa thông minh; nhà anh luôn có khách đến viếng thăm, họ tâng bốc nịnh bợ và ca tụng anh. Anh hàng xóm luôn gần gũi, cung kính lại gọi anh xưng em, ân cần hầu hạ mọi việc. Ở trước mọi người hắn thường ca ngợi anh ta nhân từ vĩ đại. Chẳng bao lâu, anh chàng ta gặp thiên tai phá sản, gia đình lâm vào cảnh bần cùng, phải vay mượn tiền bạc mọi người để sống qua ngày. Thấy vậy, tên hàng xóm dần dần tránh xa anh ta, không muốn gặp mặt.

Có người hỏi hắn:

- Khi anh chàng kia giàu có giúp đỡ anh rất nhiều, nay anh ấy bị thiên tai phá sản vì sao anh không giúp anh ấy để hồi phục lại cơ nghiệp?

Hắn nói:

- Khi anh ta giàu thì tôi muốn hưởng kiếm chác sự vinh hoa và giàu sang của anh ấy; nay anh ấy đã sa cơ tôi giúp anh ta chỉ có cực khổ. Vì sao tôi tự chuốc khổ vào mình? Ngay cả gặp anh ấy, tôi cũng chưa hề hỏi thăm một tiếng.

Người xưa nói: “Thế thái nhân tình bạc như vôi, biết rõ như thế ngắm hoa thôi”. Thật là không sai".
 Chân lí Phật pháp rất vi diệu
 
Bài học đạo lí
Thế gian có rất nhiều ngoại đạo, họ nghe chân lí Phật pháp cảm thấy rất vi diệu; nhưng họ không chịu quy y Tam bảo mà tìm mọi cách lén trộm kinh văn Phật giáo, lại đem chỉnh sửa xen tạp trở thành tà thuyết của mình. Họ lấy mắt cá trộn với hạt châu nói là hàng thật. Có người học nghi thức Phật giáo trang điểm bề ngoài nghi lễ của mình, lừa gạt quyên góp tín đồ.

Có người hỏi hắn:

- Anh chỉ học danh từ và nghi thức của Phật giáo, sao không học giới luật và phương pháp tu hành?

Hắn đáp:

- Tôi học nghi thức của Phật giáo là để kiếm tiền, học kinh điển của họ là để bổ sung giáo lí của chúng tôi được phong phú. Tôi học giới luật và tu hành phương pháp tu hành chỉ chịu cực khổ không có lợi ích. Tôi cần gì phải chuốc khổ vào thân? 

Sự việc ở thế gian khi có lợi ích cho mình thì họ tìm mọi cách như ăn trộm, cướp giật, dối gạt, lừa đảo để thâu tóm về mình. Khi không được lợi ích, hoặc bị người biết ngăn chặn thì áp đảo người trước, phỉ báng, bài xích, giống như oan gia sống chết. Có người học giáo lí vì nương nhờ cửa chùa để sống qua ngày. Có người lợi dụng tôn giáo để làm giàu. Có người thay trời hành đạo. Có người hoằng pháp lợi sinh. Có người tinh tiến tu hành. Có người làm việc cứu đời lợi người. Tư tưởng của mỗi người chính xác là tất cả việc làm đều đúng theo ý mình; bằng không thì trái lại.

Con người là tối linh trong muôn vật có thể dựa vào muôn vật mà phát triển hạnh phúc nhân loại. Trí thức con người sáng suốt cũng có thể dựa vào tài năng để làm lợi ích cho mọi người. Người gian xảo cũng có thể lợi dụng nhược điểm của họ mà tận dụng cơ hội tìm điều lợi ích. Có người mượn danh thần thánh mà bóc lột nhân dân. Người ngu muốn lợi dụng người giàu sang để được lợi thì lộ ra bản chất thấp hèn và gian ác của họ. Người tín ngưỡng tôn giáo, hoặc Thiên Chúa giáo, Phật giáo đều là nhiệm vụ của thần thánh; nếu vì danh lợi làm mê lí trí thì trở thành tội nhân của tôn giáo. Cho nên thế lợi vẫn là ma vương, đời sau sẽ kêu gọi những dân ma trở về cõi ma, lẽ nào chúng ta không đề cao cảnh giác?

Trích từ "Chuyện bách dụ"

Sư cô Viên Thắng (dịch)


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

197 Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ nhận học bổng tổng trị giá gần 1,4 tỉ đồng

Tin tức 11:40 23/12/2024

Buổi trao diễn ra chiều 21/12, tại pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM).

Phụng tống kim quan Hòa thượng Thích Thanh Định nhập bảo tháp

Tin tức 10:53 23/12/2024

Ban Tổ chức Lễ tang, sơn môn pháp quyến và thân quyến đã cử hành Lễ truy niệm, cung tống kim quan Hòa thượng Thích Thanh Định nhập bảo tháp trong khuôn viên chùa Từ Xuyên (P.Hoàng Diệu, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình), chiều 21/12.

BTS Phật giáo TP.HCM thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh TP dịp 22/12

Tin tức 16:46 22/12/2024

Đoàn Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM ngày 20/12 đã đến Trụ sở Bộ Tư lệnh TP.HCM thăm và chúc mừng nhân Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Hà Nội: Chư tôn đức GHPGVN chúc mừng Giáng sinh năm 2024

Tin tức 13:57 22/12/2024

Sáng nay, 22-12, chư tôn đức GHPGVN đã tới Tòa Giám mục Hà Nội chúc mừng giáo dân Công giáo nhân mùa Giáng sinh năm 2024.

Xem thêm