Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/10/2018, 14:07 PM

Ai sẽ dẫn dắt thế giới hướng tới hòa bình và bình đẳng?

Viện Nghiên cứu Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace-USIP) và Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng Đối thoại để tăng cường khả năng của các nhà lãnh đạo Thanh niên Phụng sự Hòa bình, làm việc để xây dựng hòa bình trong các khu vực bạo lực nhất thế giới. 

Ngày 24/10/2018, USIP đã tổ chức cuộc đối thoại thường niên lần thứ 3 với các nhà lãnh đạo Thanh niên Phụng sự Hòa bình đến từ các quốc gia trên khắp châu Phi, Trung Đông và châu Á. Nhiều quốc gia trong số các quốc gia này phải đối mặt với các cuộc chiến tranh nguy hiểm nhất thế giới, cũng như các chiến dịch của các nhóm cực đoan để kích động thanh niên bạo lực. Những nhà lãnh đạo Thanh niên Phụng sự Hòa bình là một trong những nhà hòa bình hiệu quả nhất của các quốc gia họ. Cuộc đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ giúp họ xây dựng các kỹ năng thực hành và khả năng phục hồi cá nhân, mà họ cần để chống lại những căng thẳng hoặc bạo lực tại quê hương.
 Ngày đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma với các nhà Lãnh đạo Thanh niên Phụng sự Hòa bình Hoa Kỳ tại Tịnh thất của Ngài. 24/10/2018. Ảnh: Tenzin Phende/CTA  
Xung đột bạo lực trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp. Gần đây, 5 quốc gia đã phải chịu gần 80% số ca tử vong do chủ nghĩa cực đoan bạo lực (Syria, Iraq, Afghanistan, Pakistan và Nigeria), trong đó một nửa số người trẻ hơn 22 tuổi. Các nhóm cực đoan khác tuyển dụng bạo lực thông qua Internet, truyền thông xã hội và sứ giả tôn giáo. Phá vỡ mô hình này, đòi hỏi sự lãnh đạo từ bên trong các thế hệ trẻ được nhắm mục tiêu - một nguyên tắc ngày càng được công nhận bởi cộng đồng quốc tế, bao gồm Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 2015. Những Thanh niên Phụng sự Hòa bình này thường phải đối mặt với các lực lượng mạnh mẽ thúc đẩy xung đột ở các quốc gia của họ, đối với bạo lực và thậm chí họ có thể đối mặt với các đe dọa đàn áp hoặc bạo lực.

Đây là cuộc đối thoại thường niên lần thứ 3 với các nhà Lãnh đạo Thanh niên Phụng sự Hòa bình được rút ra từ các quốc gia trên khắp châu Phi, Trung Đông và châu Á.
 Thành viên của các nhà Lãnh đạo Thanh niên Phụng sự Hòa bình đặt câu hỏi với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày đầu tại Tịnh thất của Ngài. 24/10/2018. Ảnh: Tenzin Phende/CTA  
Chuỗi Đối thoại thường niên là sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace-USIP), nhằm tăng cường khả năng của các nhà lãnh đạo thế hệ trẻ để làm việc xây dựng hòa bình trong các khu vực xung đột nhất trên thế giới. Năm nay các nhà Lãnh đạo Thanh niên Phụng sự Hòa bình đến từ 14 quốc gia, bao gồm Syria, Afghanistan, Cộng hòa Trung Phi, Iraq, Somalia, Colombia, Nigeria và bảy nước khác. Nhận xét của Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc sử dụng bạo lực ngày thêm gia tăng và ủng hộ cho vai trò lớn hơn của tuổi trẻ và giáo dục trong việc chuyển đổi sang hòa bình.

Ngài nhấn mạnh niềm tin của mình rằng, giáo dục là chìa khóa để thay đổi tư duy của con người.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chứng thực: “Hy vọng duy nhất để tạo ra một tương lai hòa bình hơn. Thông qua một nền giáo dục toàn diện hơn, trong đó kiến thức về giá trị vật chất, sức khỏe thể chất và tinh thần được tích hợp”.
 Các nhà Lãnh đạo Thanh niên Phụng sự Hòa bình Hoa Kỳ đặt câu hỏi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc đối thoại tại Tịnh thất của Ngài. 24/10/2018. Ảnh: Tenzin Phende/CTA  
Thúc đẩy ý thức lớn hơn về sự hợp nhất và hiểu biết, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “7 tỷ người phải cùng tồn tại trên hành tinh này. Tương lai của bốn phương phía đông, phía tây và phía bắc và phía nam phụ thuộc vào nhau. Ranh giới quốc gia không liên quan đến những vấn đề mới như sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu”.
 
Ngài đã đặt câu hỏi từ các đại biểu trẻ tuổi: “Là những anh chị em, chúng ta có trí thông minh tuyệt vời và trên hết, chúng ta chia sẻ bản tính từ bi bẩm sinh... Khi các bạn chứng kiến ngày càng nhiều đau khổ, hãy sử dụng nó như một cơ hội để củng cố quyết tâm và ý chí của các bạn”.

Những người thuộc thế kỷ 21 phải làm việc để tạo ra một thế giới hạnh phúc hơn. Các bạn có cơ hội và trách nhiệm để làm điều này. Để bắt đầu, các bạn phải tu luyện hòa bình từ sâu thẳm bên trong của mỗi người.

Vân Tuyền (Theo: United States Institute of Peace)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Hàn Quốc: Bộ sưu tập tượng Phật Chùa tháp bằng đá ở Vân Trụ Cổ tự

Quốc tế 08:00 15/10/2024

Vân Trụ Cổ Tự hiện có 80 tòa kiến trúc và 80 pho tượng Phật còn sót lại từ 1.000 pho tượng Phật và 1.000 tòa kiến trúc. Mỗi bức tôn tượng Phật lại có hình dáng, kích cỡ khác nhau...

Xem thêm