An cư: Mùa thanh tu, hòa hợp
An cư là cơ hội tốt nhất cho chư Tăng thăng tiến trong đời sống tâm linh, tịnh hóa tam nghiệp, chứng đắc thánh quả; và đây cũng là cơ hội để các thành viên Tăng sống chung hòa hợp, thanh tịnh.
Thiết định chư Tăng phải an cư kiết hạ đã có từ thời Đức Phật, nhân sáu vị Tỳ-kheo du hành trong dân gian bất kể mùa, vô tình giẫm đạp côn trùng, bị các cư sĩ than phiền. Rằng: “tu sĩ ngoại đạo hàng năm vẫn có ba tháng cố định tại một chỗ; ngay đến các loài cầm thú vẫn còn có mùa trú ẩn của chúng, huống chi những Sa-môn họ Thích lại không biết nghỉ vào mùa mưa…”.
Như vậy, an cư là tục lệ chung của các tôn giáo Ấn Độ xưa chứ không riêng gì Phật giáo. Có lẽ thời kỳ đầu, khi Đức Phật chưa quy định việc an cư, chư Tăng cũng không đi lại vào mùa mưa. Gây tổn hại cây cỏ và côn trùng đến nỗi bị chê trách chỉ là một trong những lý do để Đức Phật quy định việc an cư. Mục đích của an cư là khiến chư Tăng tập trung về một trú xứ: trì giới, thiền định, trao đổi kinh nghiệm tu tập, thực hiện đời sống phạm hạnh.
Tu tập tâm linh và hộ trì chánh Pháp trong mùa An cư kiết hạ
Như vậy, có thể thấy rõ, an cư là cơ hội tốt nhất cho chư Tăng thăng tiến trong đời sống tâm linh, tịnh hóa tam nghiệp, chứng đắc thánh quả; và đây cũng là cơ hội để các thành viên Tăng sống chung hòa hợp, thanh tịnh.
Thanh tịnh và hòa hợp chính là bản thể của Tăng. Bản thể đó được biểu hiện qua sự thanh tu, hành trì giới luật của mỗi thành viên theo mô thức: nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Giới - Định - Tuệ là căn bản và cũng là cốt tủy của việc tu hành. Một Tỳ-kheo bận rộn, bất kể bận rộn vì hoằng pháp hay giáo hóa đồ chúng, thì cũng đều ảnh hưởng đến việc tu hành, ví “như cây đại thọ mà cả bầy chim chóc tập hợp lại thì vẫn bị cái họa khô gãy”.
Chư Tăng thời Phật không nhiều duyên sự như chư Tăng thời nay. Nhưng, dẫu chúng ta có khoác lên sự bận rộn của mình bằng mỹ từ nào đi nữa, đặc biệt là “Phật sự”, thì “Phật sự” ấy cũng gây nhiễu loạn ít nhiều đến tâm, giống như Đức Phật đã ví ở trên. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian an cư ít ỏi, người xuất gia thời nay cần phải nghiêm cẩn hơn nữa, nỗ lực vượt bậc để giữ cho Chánh pháp Phật dạy được tồn tại trong thế gian bằng việc nghiêm trì giới luật - giới luật là bậc Thầy cao cả; giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật mất thì Phật pháp mất.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Xem thêm