Thứ ba, 21/11/2023, 14:45 PM

Bàn về viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn lại về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Viên tịch nghĩa đơn giản là cái chết viên mãn, kết thúc trọn vẹn một vòng đời con người. 

Thường những bậc đại sư giác ngộ, thông đạt chân lí, thấu lẽ vô thường, biết trước giờ chết, tâm được tự tại thì mới thật là Viên tịch. 

Gần đây một số nơi dùng chữ "Thuận tịch" chỉ cho người tu hành từ giã cõi hồng trần. Chưa biết là do vị nào chủ trương...

Có người còn bàn lại về chữ "Tân Viên tịch" khi chỉ người xuất gia tu hành vừa mới ngừng thở, cho rằng dùng chữ Tân Viên tịch là chưa chuẩn, trước những năm 1975 chưa ai dùng như vậy. 

Chữ "tân" ở đây được dùng với nghĩa là mới, mới vừa. Theo cách hiểu thông thường là mới mất, vừa mới chết..

Chúng tôi cho rằng chỉ cần dùng chữ "Viên tịch" là ổn hơn, là đủ. 

Lại có người khi sinh, khi tử đều dùng chữ " Tiếp nối". 

Người Việt Nam ta xưa nay dùng nhiều chữ chỉ cho cái " chết" như:

Từ trần

Đi chầu ông bà

Xuống hoàng tuyền

Đi bán muối

Đi gặp tổ tiên

Đi xuống cửu tuyển

mất

chết

ngủm củ tỏi

nghẻo

Trở về các bụi

Thác

An giấc ngàn thu

Ra đi mãi mãi

Về với đất mẹ

Đi về nơi xa

Về trời

Thăng thiên

Tiêu đời

Tắt thở

Đi đứt

Chầu trời

Vĩnh du tiên cảnh

Qua thế giới bên kia

Chuyển thế

Khuất núi

Đã khuất

Tử vong

Bỏ mạng

Những anh hùng nghĩa sĩ chiến tử sa trường thì dùng:

Hi sinh

Tông Tịnh Độ của Phật giáo hay dùng:

Vãng sanh

Về miền Cực Lạc

Vãng sanh cực lạc ....

Vua, Chúa thì dùng:

Băng

Băng hà

Đức Phật và Các bậc Thánh thì dùng:

Niết bàn

Nhập Niết bàn

Nhập diệt.

Tịch diệt....( chưa hết)

Liên quan đến chữ tịch, kinh Niết bàn có câu:

"Chư hành vô thường

Thị sanh diệt pháp

Sanh diệt diệt dĩ

Tịch diệt vi lạc"

Một cách diễn đạt Tam pháp ấn: Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch tĩnh.

Thiền sư Quảng Nghiêm - Việt Nam có viết: Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ, Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh....

Thiền sư Hải Lượng bàn về chữ "Tịch diệt" rất thú vị.....trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm