Ấn Độ: Đại kỳ ngũ sắc và ngũ phương Phật
Những lá cờ cầu nguyện lướt gió nhẹ nhàng theo truyền thống được sử dụng để thúc đẩy hòa bình, từ bi và trí tuệ. Những âm thinh huyền bí linh thiêng bởi những câu Thần chú cầu nguyện, người ta tin rằng những lá Đại kỳ ngũ sắc Phật giáo Tây Tạng do tâm linh tạo rung động khi chạm vào gió, do đó đã gửi Phúc đức Cát tường đến khắp muôn nơi.
Những lá cờ cầu nguyện lướt gió nhẹ nhàng theo truyền thống được sử dụng để thúc đẩy hòa bình, từ bi và trí tuệ. Những âm thinh huyền bí linh thiêng bởi những câu Thần chú cầu nguyện, người ta tin rằng những lá Đại kỳ ngũ sắc Phật giáo Tây Tạng do tâm linh tạo rung động khi chạm vào gió, do đó đã gửi Phúc đức Cát tường đến khắp muôn nơi. Có niên đại từ thời cổ đại, toàn bộ ý tưởng của những lời cầu nguyện đã được dựa trên các khái niệm sâu sắc nhất của triết lý Phật giáo Tây Tạng.
Nếu để ý kỹ, Đại kỳ ngũ sắc Phật giáo Tây Tạng có 5 màu (trắng, đỏ, lục, vàng, lam) hơi khác so với lá cờ Phật giáo (trắng, đỏ, cam, vàng, lam). Một trong các lý do có thể giải thích là: lá cờ Phật giáo chính thức ra đời năm 1889, còn Phật giáo Tây Tạng mà ảnh hưởng bắt nguồn từ Ấn Độ giáo thì đã có từ lâu đời, trải qua thời gian sẽ xuất hiện vài sai khác, tuy nhiên điều này không làm thay đổi ý nghĩa biểu trưng.
Ngũ Phật (Five Wisdom Buddhas) có thể coi là biểu hiện siêu việt nhất trong thế gian, các vị này là thầy của các Bồ Tát. Đồng thời, trong mỗi thời đại loài người, các vị lại hoá thân thành Phật lịch sử – có hình dạng người sống trên thế gian. Trong thời đại chúng ta, vị Phật lịch sử đó chính là Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha), còn vị Phật được tin rằng sẽ xuất hiện trong tương lai (Future Buddha) là Phật Di Lặc (Maitreya Buddha). Vì thế mỗi khi nhắc đến Ngũ Phương Phật, người ta sẽ nhắc đến vị Phật lịch sử và vị Bồ Tát tương ứng:
- Trung ương: Đại Nhật Như Lai (Tathagata); Phật lịch sử là Ca-la-ca-tôn-đại (Krakuccanda) và Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra)
- Hướng Đông: Bất Động Như Lai (Aksobhya); Phật lịch sử là Ka-na-ca-mâu-ni (Kanakamuni) và Kim Cương Bồ Tát (Vajrapani)
- Hướng Nam: Bảo Sinh Phật (Ratnasambhava); Phật lịch sử là Ca-diếp (Kasyapa) và Bảo Thủ Bồ Tát (Ratnapani)
- Hướng Tây: Di Đà Phật (Amitabha); Phật lịch sử là Thích-ca-mâu-ni (Shakyamuni) và Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara)
- Hướng Bắc: Bất Không Thành Tựu Phật (Amoghasiddhi); Phật tương lai là Di-lặc (Maitreya) và Phổ Chùy Thủ Bồ Tát (Vishvapani)
Vân Tuyền (Nguồn: Kheper)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Phần Lan: Chùa Đại Thọ tổ chức lễ dâng y Kaṭhina
Quốc tế 11:58 11/11/2024Sáng 10/11, chùa Đại Thọ (Kerava, Phần Lan) đã trang nghiêm tổ chức lễ dâng y Kaṭhina PL. 2568 đến chư Tăng đã hoàn mãn ba tháng an cư mùa mưa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi lời chúc mừng ông Donald Trump
Quốc tế 11:20 11/11/2024Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ: “Tôi chúc Ngài thành công trong việc vượt qua nhiều thách thức phía trước, để thực hiện những hy vọng và ước mơ của người dân Hoa Kỳ, đóng góp cho hòa bình thế giới.”
Châu Nhuận Phát không chơi mạng xã hội, học cách “lắng nghe âm thanh trong tâm hồn”
Quốc tế 16:30 06/11/2024Tài tử Hong Kong Châu Nhuận Phát nói không đăng ảnh lên mạng xã hội vì dùng điện thoại đời cũ.
Xem thêm