Ấn Độ: Hòa thượng Pháp Tông chia sẻ Pháp thoại về Kinh Chuyển Pháp Luân tại Bồ Đề Đạo Tràng
Tại Bồ Đề Đạo Tràng, Hòa thượng Pháp Tông – Chứng minh Ban Tổ chức (ITCC Việt Nam), Phó BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban điều hành Phật giáo Nam tông tỉnh, trụ trì chùa Huyền Không (tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ Pháp thoại đầu tiên về nội dung của Kinh Chuyển Pháp Luân.
Trước đó, tại buổi lễ Khai mạc chiều ngày 02/12/2022, toàn thể hội chúng đã cùng trùng tụng Kinh Chuyển Pháp Luân dưới cội Bồ Đề trong khuôn khổ Đại lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Pali Quốc tế lần thứ 17 diễn ra trong 10 ngày từ ngày 02/12/2022 đến ngày 12/12/2022.
Hòa thượng cho biết, chuyển pháp luân là tên gọi được đời sau khi hệ thống hóa lời dạy của Đức Phật đặt tên vì là bài kinh đầu tiên vận chuyển bánh xe pháp. Nội dung chính, Đức Phật giảng về con đường trung đạo với 2 nội dung chủ yếu: Thứ nhất là từ bỏ 2 lối sống cực đoan: Đắm say dục lạc và Khổ hạnh ép xác. Thứ hai là học hiểu về con đường giác ngộ và thực hành để thoát khổ.
Đức Phật đã giới thiệu về con đường thoát khổ gồm 4 sự thật liên hệ đến khổ: Các hiện tượng khổ; nguyên nhân sanh khổ; thoát khổ và con đường thực hành để thoát khổ. Tứ Diệu Đế là nội dung tối quan trọng của Phật học cùng với 2 nội dung khác là tánh duyên khởi và tánh vô ngã thì nội dung bài kinh Chuyển Pháp Luân này nói về tánh sinh diệt tạo nên thế chân vạc của tư tưởng Phật học. Tất cả những vị giác ngộ đều phải giác ngộ 3 giác tánh này, Hòa thượng nhấn mạnh.
Theo đó, Hòa thượng đã chia sẻ từng nội dung nêu trên của kinh Chuyển Pháp Luân.
Các hiện tượng khổ được Đức Phật chia thành 3 nhóm: Hiện tượng khổ mang tính vật lý; do chung sống tương tác mà hình thành khổ; ngộ nhận, hiểu sai về bản chất của hiện tượng hợp thể thân tâm này. Nhóm hiện tượng vật lý liên quan đến sanh, già, bệnh, chết. Nhóm hiện tượng chung sống tương tác hình thành khổ đó là yêu thương mà phải xa lìa là khổ; không thích, ghét nhau mà phải chung sống thì khổ; và mong muốn mà không được đáp ứng thì khổ. Nhóm hiện tượng ngộ nhận, hiểu sai tạo ra vô số khổ sầu.
Về nguyên nhân sinh khổ được Đức Phật chỉ ra rằng, mọi sự khổ trên thế gian chỉ xuất phát từ 1 nguyên nhân, tham ái, dục ái (tài, sắc, danh, thực, thùy); sắc giới (tầm cầu sự thanh tịnh và trường tồn); không vô biên xứ thiên;…. dù tham ái ở dạng thức gì (dục ái, sắc ái hay vô sắc ái) thì chúng sanh vẫn mang nỗi khổ riêng. Chỉ có niết bàn tịch tịnh mới chấm dứt mọi sự khổ. Muốn đạt đến niết bàn tịch tịnh thì chúng ta phải từ bỏ các loại dục. Dục thô tháo như dục ái, dục tinh vi và muốn tồn tại lâu dài là hữu ái và dục không còn dính mắc bất kỳ thứ gì trên thế gian này cũng gọi là vô sắc ái. Con đường thực hành để chấm dứt khổ là Bát Chánh Đạo. Chỉ khi học hiểu thấu đáo, thực hành và trải nghiệm thì chúng sanh mới có thể thoát khổ bằng con đường Bát Chánh Đạo này.
1) Hiểu biết, niềm tin tôn giáo (chánh kiến); 2) các suy nghĩ, suy tư về từ bi không sân hận (chánh tư duy); 3) không giả dối, không hoa mỹ và trung thành với sự thực (chánh ngữ); 4) không còn tạo nghiệp bằng thân nữa (chánh nghiệp); 5) làm nghề không tổn hại đến chúng sinh khác và có lương tâm nghề nghiệp (chánh mạng); 6) siêng năng chăm chỉ (chánh tinh tấn); 7) chú tâm đúng mức (chánh niệm); 8) trạng thái tâm ổn định không lăng xăng dao động (chánh định).
5 thành tố của Bát Chánh Đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng) hiển lộ ra bên ngoài chúng ta dễ thấy và chúng chỉ có thể trở thành chánh khi được hỗ trợ ở phía sau bởi 3 thành tố (chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) tạo thành một hợp thể thống nhất, hình thành nên con đường sống lành mạnh giải thoát.
Hòa thượng cũng cho biết, sau pháp thoại này, Đức Phật giảng tiếp về tánh vô ngã. Thân tâm này là một hợp thể gồm 5 tổ hợp (hình tướng, cảm giác, hiểu biết tri giác, phản ứng tình cảm và sao chép lưu trữ chuyển giao). Khi đã hiểu rõ bản chất của hợp thể thân tâm này, chúng được hình thành 5 tổ hợp, không có cái gì tồn tại lâu dài, vĩnh viễn. Các tổ hợp ấy sinh khởi tùy thuộc các điều kiện. Do vậy, vị tu hành thấy ra được 2 pháp tánh khác là tánh vô ngã ở trong hợp thể và tánh duyên khởi của hiện tượng thân tâm. Cuối bài pháp thoại thứ 2 này của Đức Phật, 5 anh em Kiều Trần Như đã hiểu rõ 3 pháp tánh này, vì vậy các vị đã trở thành các bậc vô sanh (A La Hán).
Lời dạy của Đức Phật trong pháp thoại kinh Chuyển Pháp Luân được Hòa thượng chia sẻ với chư Tôn giả và quý Phật tử ngay dưới cội Bồ Đề thiêng liêng, nơi Đức Phật thành đạo trong khuôn khổ của Đại lễ lần này.
Cuối lời, Hòa thượng cầu nguyện oai lực của Đức Phật gia hộ cho tất cả sớm được giải thoát giác ngộ, cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho quý vị an lạc lâu dài.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm