Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/12/2022, 14:15 PM

Sau khi thành đạo, Đức Phật nhập định một tuần đứng nhìn cây Bồ đề, điều này có ý nghĩa gì?

Thưa Thầy sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài nhập định xong hai mươi mốt ngày, rồi đứng lên và rời khỏi tòa ngồi dưới gốc cây Bồ Đề. Đi được một đoạn đường ngắn khoảng 20m, Ngài đứng yên bất động như thế trong một tuần lễ chỉ để nhìn cây Bồ đề. Điều này nói lên ý nghĩa gì?

Audio

Đáp: Đức Phật nhập định một tuần đứng nhìn cây Bồ Đề, nhằm biểu lộ lòng biết ơn đối với cây Bồ Đề đã che chở mưa nắng cho Ngài trong suốt thời gian tu tập.

Theo truyền thuyết kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật ngồi dưới cội cây Bồ Đề để thuyết kinh Hoa Nghiêm nhưng đó chỉ là truyền thuyết. Còn sự thật lịch sử bài thuyết pháp đầu tiên mà Đức Phật dạy cho loài người và loài trời là bài học của lòng biết ơn. Sau khi Ngài thành đạo và trước khi Ngài nhập Niết Bàn Đức Phật có hai bài thuyết pháp không nói thành lời. Đó là sau khi thành đạo Ngài dạy bài học biết ơn qua hình ảnh Ngài đứng nhìn cây Bồ Đề suốt một tuần.Trước khi nhập Niết Bàn cũng một bài pháp không lời khác, là Ngài nhập từ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Rồi Ngài lui lại và trở lên lại tới tam thiền. Ngang đây Ngài bỏ báo thân, vào luôn Niết bàn mà cũng không nói một lời nào. Bài pháp cuối cùng Phật muốn nhắn nhủ lại với cuộc đời, cái tiêu chuẩn để xét một người tu trong đạo Phật là khả năng xuất nhập từng bước thiền định một cách cụ thể.

Chúng ta thấy cái ý nghĩa Đức Phật nhìn cây Bồ Đề là Ngài dạy cho con người ta khi một người thành công được cái gì trong cuộc đời này, điều đầu tiên phải nghĩ tới, không là tương lai mà chính là lui lại quá khứ. Nhìn lại những ân nghĩa mà chúng ta đã thọ nhận để có kết quả như ngày hôm nay.

90

Ngày Đức Phật thành đạo là ngày Tết của đạo Phật và của cả nhân loại

Ví như một người vừa tốt nghiệp ra trường làm kỹ sư. Nếu người này không biết đạo Phật thì chỉ biết nhìn tới trước xem mình phải làm công sở nào, chừng nào mới mua được nhà, chừng nào lập gia đình v.v… Còn người biết đạo Phật, vừa tốt nghiệp ra trường là nhìn lại quá khứ, tưởng nhớ nhờ những ai mà mình được như ngày nay.

Trong cuộc đời cũng như vậy, đa số chúng ta ai cũng trải qua cuộc đời với bao nỗi thăng trầm, đến nay thì coi như yên ổn. Chúng ta bỏ hết mọi vinh nhục cuộc đời để sống trong thực tế, sống với đạo. Mà đến với đạo cũng là một cái được đối với mình, nghĩa là chúng ta có được đạo để hiểu biết, để sống. Thì ngang đây, chung ta cũng quay lưng để nhìn lại một chút, xem những ai trong cuộc đời đã đưa chúng ta thấy cái ân nghĩa mà ta phải chịu giữa cuộc đời này quá nhiều. Từ hình hài do cha mẹ sinh. Ăn miếng cơm thuộc về người nông dân. Mặc quần áo thuộc về người thợ dệt. Đi trên chiếc xe thuộc về hãng xưởng, những người kỹ sư, những người công nhân. Đặt chân trên đường đi, công lao thuộc về những người làm đường. Chúng ta ngồi trên xe Pháp, âm thanh phát ra thuộc về những nhà khoa học… Nghĩa là mỗi bước chân đi, mỗi sự sống trôi qua là chúng ta sống trên ân nghĩa không biết của bao nhiêu người.

Do đó, sống trên cuộc đời mà chúng ta không nhìn thấy mối tương quan ân nghĩa đó, cứ mãi tiếp tục đi tìm ích lợi riêng tư thì thật không xứng đáng là đệ tử Phật. Cho nên từng giờ từng phút trong cuộc sống phải xét hết những mối tương quan, để thấy cái ân nghĩa mà chúng ta thọ nhận của cuộc đời rất là nhiều. Từ đó, mới thấy hết trách nhiệm phải làm gì trong cuộc sống này, để bù đắp lại nếu không muốn mình là người vô ơn.

Chúng ta nguyện suốt đời còn lại, sẽ sống vị tha một cách trọn vẹn vì người khác, để đền đáp ân nghĩa của bao nhiêu người trong cuộc đời mà mình đã thọ nhận. Đầu tiên là cha mẹ, người đã cho chúng ta hình hai, đã nâng niu, che chở, đỡ đần, nuôi dưỡng mình từ những hơi thở đầu tiên của cuộc sống. Sau đó, mới đến những ân nghĩa khác nối tiếp trong cuộc đời.

Như vậy, chúng ta thấy đạo Phật có hai khía cạnh: Một là sự vượt thoát khỏi trần gian. Hai là thương yêu, bao dung. Cân đối 2 điều này, chúng ta hiểu được đạo Phật để có thái độ sống tốt với cuộc đời.

Ví dụ có một triết lý hay một tôn giáo nào, chỉ thiên về khía cạnh từ bi thương yêu đối với cuộc đời, thì đó là một mặt của đạo Phật. Hay chúng ta nghe tôn giáo nào nói rằng, trần gian là tạm bợ là đau khổ, phải từ bỏ, phải giải thoát, thì tôn giáo đó cũng chỉ một khía cạnh của đạo Phật.

Riêng đạo Phật, cân đối cả hai khía cạnh trên. Vì vậy, thái độ của một người Phật tử sống giữa cuộc đời là vừa vượt thoát, vừa bao dung. Nghĩa là đối với trần gian, mọi thứ của cải, vật chất, địa vị, tiền bạc, hơn thua, danh vọng…. tất cả mọi thứ chúng ta coi nó nhạt nhòa như sương khói. Nhưng lại sống một cách có trách nhiệm, rất tích cực đối với cuộc đời. Tức là hễ làm được cái gì tốt đẹp thì làm trọn vẹn cho cuộc sống này. Ví dụ chúng ta là con cái thì lo đỡ đần cha mẹ lúc tuổi già. Bổn phận chúng ta là cha mẹ thì chu toàn cho con. Còn là anh chị thì lo cho các em mình. Nói chung trong cái tương quan giữa cuộc đời, người Phật tử phải xử lý rất tốt các điều đó, sống đầy trách nhiệm. Đó là thái độ bao dung thương yêu cuộc đời. Nhưng vẫn vượt thoát cuộc đời, vẫn xem tất cả như trò huyễn hóa, như một giấc mộng.

Đây là thái độ rất khó nhưng rất đúng của đạo Phật. Để sống cho được thái độ đó, chúng ta phải hiểu biết giáo lý sâu hơn và thực hành thiền định nhiều hơn. Cuộc sống mấy mươi năm coi vậy nó vô nghĩa nhạt nhòa. Người tuổi trẻ chưa kinh nghiệm nhưng với người lớn tuổi nhìn lại cuộc đời đã qua thấy như trong một thoáng chốc. Khi lên mười chúng ta nghĩ đến năm hai mươi tuổi nó ở đâu chắc là lâu xa lắm. Nhưng sống qua ba mươi tuổi, chợt lúc nào đó nhìn lại mới hay rằng cái khoảng đời 10 tuổi, 20 tuổi đã nhẹ nhàng trôi qua, cho đến ngày hôm nay không ngờ được. Qua đó chúng ta thấy cuộc sống thật vô nghĩa.

Tuy vậy, nó sẽ rất vô nghĩa nếu trong suốt thời gian đó chúng ta chẳng làm điều gì tốt đẹp cho ai, cứ chỉ mãi sống cho mình. Còn ở đây không cần mấy mươi năm mà chỉ một năm trôi qua thôi. Một khi chúng ta đã làm được nhiều việc thiện, trong tâm hồn luôn xuất hiện niềm vui vì nghĩ rằng năm vừa qua mình sống xứng đáng. Mà không cần một năm chỉ một tháng, một tuần hay một ngày trôi qua, nếu mình làm được vài việc thiện nào đó lợi ích cho con người thì đã đủ để có sự an ủi là mình sống không vô nghĩa giữa cuộc đời.

Hiểu vậy để rồi từng phút trôi qua trong cuộc sống, chúng ta luôn coi cuộc đời vốn có cái gì nó tạm bợ. Tuy nhiên trong cái tạm bợ đó, chúng ta đừng làm nó trở thành vô ích và đen tối bởi sự ích kỷ của mình. Nơi cái tạm bợ thoáng qua đó, chúng ta làm cho nó đẹp hơn bởi trái tim thương yêu vị tha của mình. Khi chúng ta sống được như vậy, tức là đã đền ơn phần nào cho cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Hỏi - Đáp 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Xem thêm