Ân đức Tam sư
Đưa ta lên ngôi vị Tăng bảo, dẫn dắt ta đặt chân cất bước trên đường tu hành là công đức của Giới sư. Nhờ Giới sư ta được trang nghiêm đạo hạnh, giới phẩm triêm thân. Nên bổn phận chúng ta phải tuân thừa luật học, đỉnh đới phụng trì. Đây là chân thật báo ân.
Lễ Vu Lan mở ra cho nhân loại một mùa báo hiếu. Cha mẹ thế gian có công sanh dưỡng tấm thân giả tạm, Phật còn dạy mỗi năm phải có một ngày đặc biệt thiết thực báo ân. Huống chi giới thân tuệ mạng, chúng ta lại lơ là không nghĩ tới người sanh dưỡng hay sao?
Hôm nay chúng ta nên cùng nhau nhớ tưởng ân đức tam sư.
Thầy Bổn Sư mở lòng đạo, cho ta thọ hưởng ân lành ngôi Tam-bảo. Đối với ngài ta phải hết lòng yêu mến, trọng kính như đấng cha lành chí ái chí thân.
Đưa ta lên ngôi vị Tăng bảo, dẫn dắt ta đặt chân cất bước trên đường tu hành là công đức của Giới Sư. Nhờ Giới sư ta được trang nghiêm đạo hạnh, giới phẩm triêm thân. Nên bổn phận chúng ta phải tuân thừa luật học, đỉnh đới phụng trì. Đây là chân thật báo ân.
Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập
Thầy Pháp Sư giác mê khai ngộ. Đời tu hành chúng ta tươi sáng, trí đức chúng ta tinh nghiêm, đều nhờ ngài trau dồi hun đúc. Bao nhiêu tâm huyết hao tổn, bao nhiêu công lao khó nhọc, Thầy mới dìu dắt được chúng ta ra khỏi rừng gai vô minh rậm rạp, đưa chúng ta lên cảnh giới quang sáng giải thoát.
Là sứ giả của Như Lai, giáo hóa không màng danh lợi, Thầy bá thí thời giờ sức khỏe, Thầy bá thí cả tâm hồn. Chúng ta ngày nay noi theo con đường Thầy đã vạch sẵn, đâu được không tận tình kính cẩn học hành, trên đền bốn ân, dưới cứu muôn loài, hầu mong đáp ơn giáo dưỡng trong muôn một.
Đối với 3 ngôi Thầy, nếu đủ nhân duyên được hân hạnh thân cận, chúng ta phải hết lòng phụng sự. Oai nghi tế hạnh, ba nghiệp không buông lung, gương mặt tươi tỉnh, mắt tai lanh lẹ, đón biết ý Thầy, thuận theo nhan sắc. Nếu để Thầy nói nhiều, vừa nhọc sức Thầy, vừa tổn đức mình. Thầy có điều quở trách, ta nên vui vẻ tạ ơn, không hiện tướng chống trái.
Ba ngôi Thầy là nhà cửa che mát, ruộng vườn nuôi sống giới thân tuệ mạng chúng ta. Các ngài là nguyên soái trong mặt trận chống vô minh, phiền não ma quân. Tất cả các pháp lành ở thế gian đều nhờ ơn quý ngài gieo giống. Nền đạo đức trang nghiêm của nhân loại chính từ bàn tay trăm phước của quý ngài an bài. Cho nên dầu thế nào, ta cũng phải một lòng biết ơn. Nếu như ta trái bước lùi lại thì thật là một điều đáng ân hận.
Miễn là chúng ta thành tâm cung kính quý mến phụng sự 3 đấng Tôn sư, còn các phương thức sự tướng thì tùy duyên. Gần Thầy, chúng ta được nghe những điều chưa nghe, được huân tập những nết chưa có. Như vậy chúng ta vừa tròn bổn phận đối với Thầy mà riêng mình lại được bội phần lợi ích.
Ngoài ra Tăng già là một trong 3 ngôi Tam-bảo. Đối với liệt vị Tăng Ni, chúng ta tuy không thọ ân riêng, nhưng vì quý ngài hạnh đức giới phẩm đáng ngôi Thầy cả cõi trời người, nên chúng ta phải cung kính phụng thờ.
Mỗi khi có nhân duyên hầu tiếp, chúng ta nên thành thật trình bày chỗ còn nghi trong đạo lý, xin được học thêm. Quý ngài từ xa đến tạm trú, chúng ta nên liệu biện chu đáo tất cả các nhu dụng, cung kính tôn thờ, như đối với Thầy chúng ta không khác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm