Ân đức Tam Bảo
Trong kho tàng kiến thức Phật pháp, có những kiến thức cơ bản mà bất cứ Phật tử nào cũng cần nắm vững, đó là kiến thức về số lượng và tên gọi của ân đức Phật - Pháp - Tăng Tam bảo. Nhưng không phải ai cũng có thể tự tin là mình hiểu và nắm vững về số lượng ân đức Tam bảo.
Hãy cùng tìm hiểu vì nếu ta đã hiểu ý nghĩa của ân đức Tam bảo thì sự lợi ích sẽ tăng lên bội phần khi ta niệm Phật. Cụ thể như sau:
BUDDHAGUṆA - 9 ÂN ĐỨC PHẬT
Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho,
Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro
Purisadammasārathi, Satthā devamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā.
Đức Thế Tôn là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiên Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
1. Arahaṃ: Đức Arahán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiên và nhân loại.
2. Sammāsambuddho: Đức Chánh Đẳng Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế, chứng đắc Tứ Thánh đạo - Thánh quả và Niết-bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, Ngài là người đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh đoạn tận được mọi lậu hoặc; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị trong tam giới.
3. Vijācaraṇasampanno: Ngài là bậc Minh Hạnh Túc là Bậc có đầy đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 đức hạnh cao thượng.
4. Sugato: Ngài là bậc Thiện ngôn thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng sinh.
5. Lokavidū: Ngài là bậc Thông suốt Tam giới thấy rõ, biết rõ chúng sinh thế giới, cõi thế giới, pháp hành thế giới.
6. Anuttaro purisadammasārathi: Đức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh là Bậc giáo huấn chúng sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm nhân lên bậc Thánh nhân.
7. Satthādevamanussānam: Đức Thiên Nhân Sư là bậc thầy của chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại...
8. Buddho: Đức Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế, chứng đắc 4 Thánh đạo - 4 Thánh quả và Niết bàn đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, trở thành đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, rồi Ngài thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế y theo Ngài (cũng chứng đắc 4 Thánh đạo - 4 Thánh quả và Niết bàn tùy theo năng lực ba-la-mật và hạnh nguyện của mỗi chúng sinh).
9. Bhagavā: Đức Thế Tôn là Bậc có 6 Ân đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật của Ngài.
DHAMMAGUṆA - 6 ÂN ĐỨC PHÁP
Svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opanayiko paccattaṃ veditabbo viññūhī.
Pháp do đức Thế Tôn khéo thuyết tròn đủ phần đầu, phần giữa và phần cuối, thiết thực hiện tại, cho quả tức thời. Hãy đến để thấy và chứng ngộ. Pháp này có khả năng hướng tới cõi Giải thoát. Đây là Chính pháp mà các bậc hiền trí đã hành để chứng đắc các Thánh đạo, Thánh quả và Niết bàn.
1. Svākkhāto dhammo: Pháp gồm có 10 chánh pháp mà đức Phật đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, phần giữa, phần cuối, có ý nghĩa đầy đủ, văn chương trong sáng, rõ ràng và thanh tịnh. 10 chánh pháp là Pháp học chánh pháp gồm 9 pháp Siêu tam giới (4 Thánh đạo + 4 Thánh quả + 1 Niết bàn).
2. Sandiṭṭhiko dhammo: Chánh pháp gồm 9 pháp Siêu tam giới mà chư Thánh nhân đã chứng đắc 4 Thánh đạo - 4 Thánh quả và Niết bàn nào, rồi tự thấy, tự biết bằng trí tuệ của mình.
3. Akāliko dhammo: Chánh pháp đó là 4 Thánh đạo cho quả tương xứng 4 Thánh quả không có thời gian ngăn cách, nghĩa là sau khi chứng đắc Thánh đạo nào liền cho Thánh quả ấy sau một sát-na tâm diệt rồi sinh.
4. Ehipassiko dhammo: Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới thuộc Chân nghĩa pháp rất trong sạch và thanh tịnh, nên dám mời đến để chứng kiến, để thực chứng, thực đắc.
5. Opaneyyiko dhammo: Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới là pháp nên hướng tâm chứng đắc trước tiên, để mong giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
6. Paccattaṃ veditabbo viññūhi dhammo: Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới mà chư bậc thiện trí Thánh nhân đã chứng đắc rồi, tự mình biết rõ, tự mình nhập Thánh quả hưởng an lạc Niết bàn tịch tịnh.
SAṄGHAGUṆA - 9 ÂN ĐỨC TĂNG
Suppaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṃgho, Ujuppaṭipanno
Bhagavato Sāvakasaṃgho, Ñāyappaṭipanno Bhagavato
Sāvakasaṃgho, Sāmīcippaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṃgho,
Yadidaṃ cattāri purisayugāni, aṭṭha purisapuggalā. Esa
Bhagavato Sāvakasaṃgho, Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo,
Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā.
Chúng Tăng đệ tử của đức Thế Tôn là bậc Thiện hạnh, bậc Trực hạnh, bậc Chánh hạnh, bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của đức Thế Tôn đáng được nhận sự cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chắp tay đảnh lễ, là vô thượng phước điền trên đời.
1. Suppaṭipanno: Chư Thánh Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn là những bậc đã hành nghiêm chỉnh đúng theo lời giáo huấn của đức Phật.
2. Ujuppaṭipanno: Chư Thánh Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn là những bậc đã hành trung thực đúng theo pháp hành Trung đạo, không quanh co lầm lạc.
3. Ñāyappaṭipanno: Chư Thánh Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn là những bậc đã hành theo pháp hành Bát Chánh đạo, chứng ngộ Niết bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
4. Sāmīcippaṭipanno: Chư Thánh Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn là những bậc đã hành giới-định-tuệ đúng đắn xứng đáng để chúng sinh tôn kính lễ bái cúng dường.
Cattāri purisayugāni atthapurisapuggalā: Chư Thánh Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm Siêu tam giới).
Chư Thánh Thanh văn có 4 đôi:
- Nhập lưu Thánh đạo - Nhập lưu Thánh quả
- Nhất lai Thánh đạo - Nhất lai Thánh quả
- Bất lai Thánh đạo - Bất lai Thánh quả
- Arahán Thánh đạo - Arahán Thánh quả
Chư Thánh Thanh văn có 8 bậc Thánh: 4 Thánh đạo + 4 Thánh quả
Nhập lưu Thánh đạo - Nhập lưu Thánh quả
Nhất lai Thánh đạo - Nhất lai Thánh quả
Bất lai Thánh đạo - Bất lai Thánh quả
Arahán Thánh đạo - Arahán Thánh quả
5. Āhuneyyo: Chư Thánh Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí chủ từ phương xa đem đến cúng dường quý Ngài, để mong được quả báu lớn.
6. Pāhuneyyo: Chư Thánh Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí chủ dành cho những vị khách quý như quý Ngài.
7. Dakkhiṇeyyo: Chư Thánh Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, đem dâng cúng đến quý Ngài, để mong được quả báu tốt lành cho mình và những người thân quyến.
8. Añjalikaraṇīyo: Chư Thánh Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng cho chúng sinh chắp tay cung kính lễ bái cúng dường.
9. Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa: Chư Thánh Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn là phước điền cao thượng của chúng sinh không đâu sánh được.
Trên đây là tóm tắt ý nghĩa của ân đức Tam bảo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm