Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/01/2024, 07:07 AM

Ân đức Pháp bảo

Sau khi thành đạo, Đức Phật thuyết pháp độ sinh, trải qua hơn ba trăm pháp hội. Bao nhiêu kinh luận không ngoài trở về nguồn tâm. Hoài bão lớn nhất của Đức Phật là mọi người chứng được Vô Thượng Bồ Đề như Ngài từng chứng.

Trong phẩm cuối kinh thủ Lăng Nghiêm, phần Lưu thông, Đức Phật hỏi ngài A Nan:

“Anan, ví như có người đem các thứ thất bảo đầy dẫy hư không cùng khắp mười phương, dâng lên chư Phật như số vi trần, vâng thờ cúng dường, Tâm không lúc nào xao lãng. Ý ông thế nào? Người ấy do nhân duyên cúng dường Phật như vậy được phước nhiều chăng?”.

Ông Anan đáp rằng: “Hư không vô tận, trân bảo vô biên. Ngày xưa có chúng sanh cúng Phật bảy đồng tiền, đến lúc bỏ thân rồi còn được địa vị Chuyển Luân Vương, huống gì hiện tiền hư không cùng tột, cõi Phật đầy khắp, đều là trân bảo, thì dù suy nghĩ cùng kiếp còn chẳng thể thấy, phước ấy làm sao có bờ bến”.

Ân đức Pháp Bảo nhiệm mầu nơi mỗi người. Như một người cha hiền lặng lẽ dõi theo mỗi bước chân đi của đứa con thơ nhỏ dại.

Ân đức Pháp Bảo nhiệm mầu nơi mỗi người. Như một người cha hiền lặng lẽ dõi theo mỗi bước chân đi của đứa con thơ nhỏ dại.

Phật bảo ông Anan: “Chư Phật Như Lai lời không hư vọng. Nếu lại có người thân đủ các tội Tứ Trọng, thập Ba La Di, giây lát phải trải qua địa ngục A Tỳ phương này phương khác, cho đến cùng hết các địa ngục Vô Gián mười phương, không đâu chẳng trải mà có thể trong một niệm đem pháp môn này khai thị cho người chưa học đời mạt pháp, thì tội chướng người ấy trong niệm đó liền được tiêu diệt, biến cái nhân phải chịu khổ địa ngục thành An Lạc Quốc, được phước siêu vượt trăm lần, ngàn lần, vạn lần, ức lần hơn người thí cúng trước, như thế cho đến toán số thí dụ không thể nói hết được”.

Vậy pháp môn Đức Phật khen ngợi đó, trong ba cõi không gì sánh được, chính là Pháp Bảo tối thượng mà Ngài  tự chứng và khai thị cho mọi người.

Trong Chứng Đạo Ca, Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác cũng từng xác quyết:

Chứng Thực Tướng không nhân pháp

Sát na rũ sạch a tỳ nghiệp

Bằng đem lời vọng dối chúng sinh

Tội rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp.

Con người sanh ra trên đời này, mang nhiều ơn lớn: Ơn cha mẹ như trời biển, ơn Thầy Tổ khó thể đáp đền, ơn Tổ quốc đất nước nơi mình sinh ra và lớn lên, ơn chúng sanh khó thể kể hết. Có một ân đức lớn nhiệm mầu mà mọi người, mọi chúng sanh được bảo bọc chở che, uốn nắn trong sự vận hành kỳ diệu, đó là Pháp Bảo. Một người trở về nguồn chơn, chứng Đạo Bồ Đề là người biết đền ơn ân đức Pháp Bảo.

Thời gian ở lại cội cây Bồ đề sau ngày thành đạo, Đức Phật quán xét xem trên thế gian này có ai đủ giới đức, định lực, trí tuệ, giải thoát hơn để Ngài tôn kính và lễ bái. Nhưng rồi Ngài thấy trên thế gian này không có vị đạo sĩ, Bà la môn nào có đủ giới đức, định lực, trí tuệ, giải thoát hơn, nên Đức Phật tôn kính và lễ bái chính Pháp Bảo vô thượng mà Ngài chứng được.

Một người bình thường ở thế gian này khi gặp cơn hoạn nạn, được một người khác giúp đỡ cho qua hoạn nạn ấy, đã ghi ơn người kia là một ân nhân lớn của mình. Cha mẹ sinh ra  và nuôi mình khôn lớn, có mặt ở thế gian này cũng đã là ơn sâu nặng như trời biển, thì việc được Thầy, Tổ, Phật dạy đạo, khai thị để nhận ra Pháp Thân không sanh không diệt, liễu thoát sanh tử, không còn trôi lăn khổ đau phiền não trong lục đạo luân hồi từ vô lượng kiếp, ân đức ấy thật không thể dùng lời để nói hết.

Ngài Anan được Phật khai thị, đốn ngộ Pháp Thân, nhận ra Tâm Tánh tròn khắp, trùm chứa khắp mười phương cõi nước. Nhìn trở lại cái thân cha mẹ sanh ra, như một hạt bụi trong hư không mười phương, như còn như mất, như biển lớn lặng trong, nổi trôi một bọt nước, khởi diệt chẳng màng. Rõ ràng,  tự biết vào được cái tâm nhiệm mầu xưa nay, thường trụ bất diệt. Được cái chưa từng có, vui mừng đảnh lễ Phật, khởi tâm tán thán: 

Diệu Trạm Tổng Trì Bất Động Tôn

Thủ Lăng Nghiêm Vương đời ít có

Tiêu điên đảo tưởng trong ức kiếp

Chẳng trải tăng kỳ được Pháp Thân.

Chúng sanh vì mê không rõ tánh nên chỉ biết có tâm, một người chứng ngộ thì toàn tâm là tánh. Dù trôi lăn chịu bao khổ não trong sáu nẻo luân hồi, không tự nhận ra, họ vẫn đang trong biển Tánh, vẫn nơi Niết Bàn mà không tự biết.

Trong mộng lao xao bày sáu nẻo

Tỉnh ra bằn bặt chẳng ba ngàn.

Ân đức Pháp Bảo nhiệm mầu nơi mỗi người. Như một người cha hiền lặng lẽ dõi theo mỗi bước chân đi của đứa con thơ nhỏ dại. Lúc hiền từ trìu mến, lúc nghiêm khắc vô cùng, mỗi mỗi đều thầm lặng nhắc nhở, uốn nắn, chỉ là để mỗi người nhận ra, biết ra điều lạc lối, để trở về, khế hợp cùng với Pháp.

Pháp Bảo vận hành vi diệu, đúng lúc, đúng thời, nhiệm mầu, trọn vẹn. Chỉ là con người chẳng chịu nhận thấy, nhận ra. Khi gặp thuận duyên, đúng ý thì hớn hở vui mừng, danh vọng lợi lộc vào tay thì sanh tâm ngã mạn. Gặp lúc nghịch duyên, trái ý thì đau khổ, than trời trách đất, mất mát thua thiệt sanh tâm chán nản, oán hờn. Thế thái nhân tình thường là như vậy, nên càng khó nhận ra, càng không chấp nhận bài học pháp. Dù rằng Pháp Bảo bình đẵng tuyệt đối nơi mỗi người, chưa từng thiên vị, chưa từng bỏ mặc ai. Chỉ vì con người vô minh,  hợp với bản ngã thì vui thích, chấp nhận. Trái với ý mình, đụng chạm mất mát quyền lợi thì sân si gạt bỏ. Tự con người vô ơn với Pháp Bảo, Pháp vẫn uốn nắn họ trở về. Những người vô minh lạc lối, Pháp vận hành kỳ diệu qua bức tường nhân quả họ sẽ va đầu, đau đớn để tỉnh ngộ. Họ có chấp nhận hay ngoan cố không chấp nhận, thì Pháp vẫn vận hành tự nhiên như vậy.

Ảo ngã lớn chừng nào, họ càng xa lìa Tự Tánh, càng chuốc họa, không chóng thì chầy dẫn đến khổ đau. Lửa địa ngục ai cũng kinh sợ, nhưng vẫn có giá trị của nó, qua lửa địa ngục khổ đau mới tiêu trừ những ác nghiệp, như quặng vàng nung trong lò lửa mới tách tạp chất ra, vàng ròng còn lại mới dùng được lợi ích.

Ngã chấp tiêu mòn càng nhiều thì càng gần với Đạo. Đến rốt ráo vô ngã thì hợp với Đạo. Ai có ngã chấp càng lớn thì càng được uốn nắn mãnh liệt, nhân quả báo ứng nặng nề. Người may mắn học đạo gieo hạt giống Giác ngộ, nên mỗi mỗi học ra bài học qua sự vận hành của Pháp, càng ngày càng sống hợp lẽ đạo, sống tùy duyên thuận pháp, dù gặp thuận duyên hay nghịch cảnh, họ trân trọng sẵn sàng đón nhận, học ra bài học từ Pháp đem lại.

Người viết có biết vợ chồng người bạn, hiện sống tại thành phố, cuộc sống khá sung túc, đầy đủ, con cái thành đạt. Chị vợ mỗi lần nhắc lại luôn hận gia đình bên chồng trước đây ở quê quá cay nghiệt, buộc vợ chồng con cái phải uất hận rời nhà ra đi. Chị không quên được nỗi oán hận, đau khổ này...

Sao không thử nghĩ, nếu gia đình bên chồng êm ấm, chị đã không rời quê ra đi. Bây giờ ở quê, cùng lắm gia đình chị cũng thường thường, không được điều kiện như hiện tại mà chị rất tự hào do một tay mình gầy dựng nên. Vậy thì nên oán hận hay biết ơn? Nên chăng ngồi nhớ lại oán trách điều nghịch cảnh?

Một số người cho rằng người tu học thì càng ngày càng gặp thuận duyên, nếu gặp nghịch cảnh thì họ nghi hoặc và lui sụt trong đường tu học. Đối với một người thật sự tu học thì dù gặp thuận duyên hay nghịch cảnh thì họ vẫn an lòng đón nhận. Quan trọng là càng ngày tâm họ càng vững vàng, nhẹ nhàng hơn cho dù gặp nghịch cảnh.

Văn hào Lev Tolstoy từng viết: “Nếu anh có một người vợ hiền, anh sẽ là người hạnh phúc. Nếu anh có một người vợ dữ, anh sẽ trở thành một triết gia”. Hạnh phúc hay triết gia, tùy mọi người suy gẫm.

Một vị tăng một hôm đi ngang qua chợ chỗ hàng bán thịt, nghe một bà nói:

Này anh bán thịt, lựa cho tôi một miếng ngon nhé.

Một bà khác đến nói:

Này chú bán thịt, chọn cho tôi một miếng ngon.

Một người khác nữa:

Này anh bán thịt, lựa tôi miếng ngon nhất nhé.

Lúc này, anh hàng thịt buông dao chống nạnh dõng dạc:

Này quý bà quý cô, chỗ thịt của tôi đây, không có miếng nào dở cả!

Vị tăng ngay đây ngộ đạo. Lạ lùng chưa! ở đâu chẳng là pháp giới khai thị, đâu chẳng là ân đức Pháp Bảo.

Pháp vận hành lặng lẽ, bình đẳng, luôn uốn nắn, nhắc nhở mọi người tỉnh thức, rời sông mê, trở về bờ giác. Hành trình trở về hòa nhập trong biển Đại Giác luôn được pháp âm thầm chở che đùm bọc.

Phúc lành thay cho tất cả chúng sanh luôn được bao bọc trong ánh sáng nhiệm mầu của Pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Tự tại giữa khen chê

Góc nhìn Phật tử 10:46 02/05/2024

Thật sự nếu chúng ta không còn suy nghĩ về lời khen tiếng chê nữa thì chúng ta sẽ thấy nó thật sự chẳng có tí ti gì quan trọng cả. Có được tán dương hay chỉ trích đi chăng nữa cũng chẳng cần quan tâm.

Tất cả sinh linh từng là mẹ của chúng ta

Góc nhìn Phật tử 14:24 01/05/2024

Bước đầu tiên là chấp nhận rằng tất cả sinh linh từng là mẹ của chúng ta. Trong pháp thiền quán này, người mẹ được chọn lựa để làm đối tượng tu tập vì nói chung đó là hình tượng mà người ta cảm thấy gần gũi nhất.

Xem thêm