Thứ, 03/06/2024, 15:55 PM

An lạc giữa những lời thị phi

Bất kỳ âm thanh, lời nói trong phạm vi nghe được đều lọt tai của ta, nói “chỉ nghe” là nói ta giữ lại trong tâm, nói “không nghe” là ta không đem vào và giữ lại trong tâm. Những thứ tâm ta không lưu giữ thì nó sẽ không có chỗ tồn tại và phát triển được.

1. Nghe như là ăn.

Khi ăn, chúng ta chọn ăn những thức ăn tinh sạch, bổ dưỡng, có lợi cho sức khoẻ, cân bằng được thân thể ; thức ăn, bị thiu, bị thối, bị dơ bẩn ta không ăn. Bởi vì ta biết ăn không tinh sạch sẽ gây ra bịnh tật. Cũng như vậy, khi nghe chúng ta “chỉ nghe” những lời hay, lời tốt, lời đẹp, lời thiện, đem lại niềm vui, hạnh phúc thật sự, làm tăng trưởng trí tuệ, phẩm chất đạo đức cho bản thân và mọi người; “không nghe” những lời chửi bới, mắng nhiếc, trù ẻo, đâm thọc, gây ra buồn phiền, hờn giận, đau khổ, tan vỡ, chia lìa cho mình và người.

Bất kỳ âm thanh, lời nói trong phạm vi nghe được đều lọt tai của ta, nói “chỉ nghe” là nói ta giữ lại trong tâm, nói “không nghe” là ta không đem vào và giữ lại trong tâm. Những thứ tâm ta không lưu giữ thì nó sẽ không có chỗ tồn tại và phát triển được.

Hơn nữa, khi chúng ta “chỉ nghe” những lời hay, lời đẹp, lời thiện thì chúng ta cũng tập “chỉ nói” những điều hay, điều đẹp, điều thiện mang lại an vui hạnh phúc cho mình và người khác; tuyệt đối “không nói” những lời thô ác gây tổn hại cho chúng sinh, gây đau khổ cho mọi người.

Cách đối diện với thị phi trong cuộc sống

41298654_305265843616959_5567254213869699072_n

2. Nghe như nhận quà.

Trong chương bảy, kinh Tứ thập nhị chương, có người dòng Bà la môn cố ý đến mắng chửi Phật, Phật lặng thinh không đáp, chờ người kia mắng chửi xong, Phật hỏi: “Ông đem lễ vật đến tặng cho người khác, người đó không nhận, lễ vật ấy có về lại ông không?” Người Bà la môn đáp: “về lại tôi” Phật bảo: “Nay ông mắng chửi ta, ta không nhận, ông tự đem hoạ về thân ông như vang theo tiếng, bóng theo hình, không thể tránh được. Hãy cẩn thận, chớ làm điều ác.” Ta nghe những lời mắng nhiếc, chửi bới, trù ẻo…của người khác mà ta “không nhận” thì những người đó phải tự mang về cho bản thân họ.

3. Thấu rõ âm thanh vốn không thật có.

Bản thân của những âm thanh phát ra từ miệng người khác, dù mang nội dung nói xấu, chửi mắng, thô ác, trù ẻo…vốn không có thật, vốn không có chỗ tồn tại và can hệ đến ta. Sở dĩ ta đau khổ vì ta si mê, chấp những lời chỉ trích, chê bai, mắng chửi thô ác…là thật có, rồi đem những lời đó vào tâm mình, tự mình nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho nó sống và phát triển trong tâm mình, làm ta khổ đau.

Khi ta thấu rõ thật tướng của âm thanh thì ta dứt được cái nhân đau khổ, sân hận phát sinh từ cái nghe. Tức là mỗi khi nó xuất hiện, ta tỉnh thức biết rõ nó, quán chiếu sâu vào bản chất không thật của nó, thì nó sẽ không còn tồn tại trong tâm ta nữa. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm