Chuyện thị phi
Tụi con tu làm sao cho niệm thị phi rơi từng cánh, sáng ra thấy nó rụng hết, trơ trụi chẳng còn gì. Người xưa cũng khổ vì thị phi chớ không riêng gì tụi con. Đây là bệnh chung.
Tất cả trong chúng đều cố gắng nỗ lực tu hành, nên những lỗi lầm ngày càng giảm bớt, Thầy rất hoan hỉ.
Kế đây Thầy nhắc tụi con, ở trong chúng nên dè dặt cẩn thận, đừng nói thị phi, vì thị phi dễ gây mích lòng người này người kia, sanh chuyện không tốt.
Thị là phải, phi là quấy, nói người này phải, người kia quấy thì người quấy thế nào cũng buồn.
Chúng ta nên dè dặt, đừng nói việc phải quấy của huynh đệ.
Như có trách nhiệm trưởng liêu, huynh đệ sai, mình chỉ.
Khi không có trách nhiệm gì, nếu huynh đệ yêu cầu chỉ chỗ sai trái, mình cũng vui vẻ chỉ cho.
Nếu người ta không muốn mà mình chỉ, người ta sẽ phiền não.
Bệnh của con người, ai cũng như ai, ngồi lại một hồi là kể chuyện người này hay người kia dở.
Những câu chuyện thị phi thường mang theo một mùi vị bí ẩn
Người xưa thường nói:
“Điểm thiết hóa thành kim ngọc dị,
Khuyến nhân trừ khước thị phi nan.”
Chỉ khối sắt biến thành vàng chuyện đó dễ làm,
khuyên bảo người ta bỏ thị phi còn khó hơn.
Thật ra, điều này bên Ni dễ phạm hơn Tăng.
Phái nữ tụi con tuy không nổi sân to tiếng, nhưng hay kể lể khen chê, sanh ra giận hờn nhau làm nội tâm dấy động, trở ngại việc tu hành.
Bởi vậy Thầy khuyên tụi con chỉ nên nói chuyện vui vẻ với nhau.
Chúng ta người nào cũng còn tâm chúng sanh, hoặc nhiều hoặc ít.
Trong đó có đủ cả dở lẫn hay chớ chưa ai hoàn toàn thánh thiện.
Nếu thấy huynh đệ nào có tật xấu mà không biết sửa, nói ra mích lòng, thì đến kỳ thỉnh nguyện trình lên trước đại chúng Thầy sẽ nhắc cho.
Ở đây Thầy chịu trách nhiệm rầy nhắc tụi con.
Thầy nhắc rồi thôi, không ôm ấp trong lòng, còn tụi con tâm phàm phu hơi nhiều, ai hay thì khen, dở thì chê, không phải nói một lần mà nhắc đi nhắc lại năm bảy lượt, khiến người nghe sanh phiền não.
Vì vậy tụi con dè dặt bớt nói phải quấy, chỉ cần bàn nhắc nhau những gì chưa hợp với đạo lý rồi bỏ, cái nào hợp đạo lý thì tu.
Sống trong chúng, tụi con nên sách tấn nhau về việc tu hành chớ đừng gây phiền não cho nhau.
Lỗi thị phi rất nặng, bỏ rất khó. Điều hết sức khó làm mà tụi con làm được mới hay.
Thầy nhớ trong bài Sơn Phòng Mạn Hứng của vua Trần Nhân Tông khi ở trên non Yên Tử có câu đầu là: “Thị phi niệm trục triêu hoa lạc.”
Ngài diễn tả niệm thị phi của Ngài giống như những cánh hoa rơi lả tả.
Tụi con tu làm sao cho niệm thị phi rơi từng cánh, sáng ra thấy nó rụng hết, trơ trụi chẳng còn gì. Người xưa cũng khổ vì thị phi chớ không riêng gì tụi con. Đây là bệnh chung.
Tụi con thấy có lắm vị làm Pháp sư giảng kinh rồi cũng chỉ trích người này người kia, đó cũng là thị phi.
Người lớn còn vậy huống là nhỏ như tụi con làm sao tránh khỏi điều đó.
Chúng ta tu để được an ổn thì những cái chướng đạo, những điều không thanh tịnh phải bỏ. Cố gắng tập rồi sẽ bỏ được chớ không khó.
Đó là điều Thầy nhắc trong chúng, mỗi đứa tụi con nên cố gắng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm