Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ấn tượng hội thảo về Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam

Hội thảo "Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam" do Học viện Phật viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cùng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức tại Học viện Phật giáo Sóc Sơn, Hà Nội vào ngày 16/12/2018 đã kết thúc tốt đẹp.

Chứng minh và tham dự Hội thảo có HT.Thích Trí Tịnh, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Thanh Đạt, UVTK HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư; TT.Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo T.Ư, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội; GS.Lê Mạnh Thát; NT.Thích Đàm Nghiêm, UVTT HĐTS, Phó ban Thường trực Phân ban Ni giới T.Ư; cùng chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ trong ban lãnh đạo Học viện và chư tôn đức một số tỉnh thành, Tăng Ni Học viện tại Hà Nội.

Khách quý tham dự hội thảo có ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội; bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước; PGS.TS.Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo cùng các nhà nghiên cứu tôn giáo của Viện, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tôn giáo - tín ngưỡng, đại biểu Ban Tôn giáo Chính phủ, các đồng đền, đồng điện, thủ nhang, thanh đồng đạo quan, con nhang đệ tử của Mẫu.

TT.Thích Thanh Quyết đọc lời khai mạc hội thảo cho biết: “Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa tín ngưỡng tâm linh độc đáo trong hệ thống tín ngưỡng dân gian đa thần của người Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu là nhu cầu xuất phát từ từ tâm linh của người dân Việt nói lên ý thức tưởng nhớ tổ tiên, lòng tôn kính vì sự biết ơn, vì lòng tin tưởng…"

Bài liên quan

Điểm thuyết phục để UNESCO công nhận Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chính là tính bản địa của văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu, tính dung nạp văn hóa, tính cởi mở đối với nền văn hóa khác, sự giao lưu giữa các cộng đồng, sự đoàn kết giữa các tộc người trong cộng đồng khu vực hay quốc gia. 

Đã có nhiều hội thảo khoa học về Phật giáo từ cấp cơ sở tới cấp quốc gia và quốc tế, trong những năm gần đây đã có một số hội thảo về tín ngưỡng Mẫu nhưng chưa có hội thảo khoa học nào chuyên bàn về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu, mà đó là thực trạng đang diễn ra trong đời sống văn hóa, đời sống tín ngưỡng tôn giáo của hàng triệu Phật tử cũng như con nhang đệ tử của Mẫu.

Chính vì vậy, vấn đề nhận thức, lý luận không được quan tâm giải quyết sẽ để lại không ít khó khăn cho các nhà quản lý, gây mất đoàn kết trong cộng đồng những người có tín ngưỡng tôn giáo…

Tiếp theo là 12 trên tổng số 73 bài tham luận của chư Tôn đức, các nhà nghiên cứu, các học giả, chủ đồng đền  chia sẻ tại  hội thảo.

Với chủ đề hội thảo lần này, đại biểu cần ghi nhớ và nghiên cứu lời của Vua Trần Thái Tông (1218 - 1277), người đặt nền móng lý luận cho Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, đã viết trong bài Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm: Vị minh nhân vọng phân Tam giáo/ Liễu đắc đề đồng ngộ nhất tâm (Chưa tỏ ngộ, người đời lầm lẫn phân biệt Tam giáo/ Khi đạt chỗ gốc cội rồi thì cùng ngộ một tâm).

Bài liên quan

"Điều quan trọng là vận dụng nó trong những điều kiện mới (mà Phật giáo gọi là Khế lý khế cơ), thực hiện nghiêm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sản văn hóa và các bộ luật có liên quan, để đạo Phật ngày một xương minh, đồng thời phát huy được những mặt tích cực, bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc trong thờ Mẫu, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện mục tiêu muôn thuở là “Quốc thái Dân an - Thế giới Hòa bình”

Buổi chiều cùng ngày, đại diện các chủ đồng đền, đồng điện, thủ nhang, thanh đồng đạo quan tham dự hội thảo đã thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt với một số giá hầu đồng tiêu biểu. 

Ấn tượng hội thảo về Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở VN là qua các phát biểu góp ý của các học giả, các nhà nghiên cứu và phát biểu Tổng kết của Thượng tọa Tiến sĩ Thích Thanh Quyết đã khẳng định cái đúng, điều sai, xóa tan ngăn cách bất đồng giữa người Phật tử và đệ tử Mẫu tạo thành một khối đoàn kết dân tộc trong cộng đồng những người có tín ngưỡng tôn giáo…Hội thảo là kim chỉ nam định hướng cho các đồng đền, đồng điện, thủ nhang, thanh đồng đạo quan, đệ tử của Mẫu phát huy truyền thống tốt đẹp tín ngưởng thờ Mẫu thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn, đồng thời cũng nhắc nhở cho những ai hoạt động đền, điện chưa đúng hướng làm ảnh hưởng niềm tin của mọi người quay về với truyền thống văn hóa dân gian của dân tộc…

Hội thảo thành tựu viên mãn, nhưng một ngày qua ít, chưa nói hết những điều nhiều người muốn nói. Chia tay nhau mọi người còn luyến tiếc. Hẹn gặp lại những lần Hội thảo sau…

Thật đúng là:

Rừng xanh nhờ bởi nhiều cây.

Thành công nhờ bởi nhiều tay chung vào…

Trí Bửu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sẽ số hóa 100 ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam

Tin tức 16:30 20/04/2024

Theo đó, Ban Văn hóa Trung ương sẽ phối hợp với Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8) số hoá 3D - 100 ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam…

Môn đô pháp quyến tổ chức lễ húy nhật Hòa thượng Thích Tâm Hoàn

Tin tức 16:42 19/04/2024

Tại chùa Long Khánh (TP.Quy Nhơn, Bình Định), môn đồ pháp quyến Hòa thượng Thích Tâm Hoàn đã thành kính tổ chức lễ húy nhật lần thứ 43 của ngài, sáng 14/4 (6/3/Giáp Thìn), trong không khí trang nghiêm.

Thượng tọa Thích Phước Hạnh được truy phong giáo phẩm Hòa thượng

Tin tức 09:40 19/04/2024

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã trao giáo chỉ truy phong giáo phẩm Hòa thượng đến môn đồ pháp quyến của Thượng tọa Thích Phước Hạnh.

Đến núi Bà Đen khám phá đặc sản văn hóa Khmer người Nam bộ dịp 30/4-1/5

Tin tức 13:17 17/04/2024

Diễn ra vào tất cả các ngày cuối tuần đến hết dịp lễ 30/4 năm nay, một loạt các loại hình nghệ thuật trình diễn là đặc sản của văn hóa Khmer sẽ được tái hiện trên núi Bà Đen, Tây Ninh, mang đến không khí lễ hội sôi động cho nóc nhà Nam Bộ.

Xem thêm