Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hội thảo khoa học Phật giáo với tín ngưỡng thờ mẫu ở Việt Nam

Sáng qua, (16-12, tức ngày 10 – 11 năm Mậu Tuất), Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cùng Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam”.

Hội thảo diễn ra tại Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - Xã Phù Linh – Huyện Sóc sơn – TP. Hà Nội.

Tới dự và chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo Hội Phật giáo Việt Nam ( GHPGVN); Hòa thượng Tiến sĩ  Thích Thanh Đạt - Ủy viên Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS GHPGVN) – Phó trưởng ban thường trực Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương; Thượng tọa Tiến sĩ Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS.GHPGVN – Trưởng ban Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương – Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Giáo sư Lê Mạnh Thát; Ni Trưởng Thích Đàm Nghiêm – UVTT HĐTS, phó Trưởng Ban TT Phân ban đặc trách Ni giới TƯ; Ni trưởng Thích Đàm Lan – UVTT HĐTS, phó Trưởng Phân ban Ni giới TƯ; Đại đức Thích Đạo Hiển – UV HĐTS. GHPGVN – Phó Viện trưởng HVPGVN tại HN; Ni sư Thích Diệu Bản UVHĐTS – Phó Viện trưởng HVPGVN tại HN. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của các chư tôn đức, cư sĩ trong ban lãnh đạo HVPGVN tại Hà Nội cũng như các chư tôn đức một số tỉnh thành, Tăng ni trong HVPGVN tại Hà Nội.

Về dự Hội thảo có Ông Nguyễn Văn An – Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Doan – nguyên Ủy viên trung ương đảng – Phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Ông Hoàng Văn Nghiên- Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng – Nguyên chủ tịch UBND TP. Hà Nội; PGS.TS. Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cùng các nhà nghiên cứu Tôn giáo của Viện, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Tôn giáo – Tâm linh, đại biểu  Ban Tôn giáo Chính phủ, các Đồng Đền, Đồng điện, Thủ nhang, Thanh đồng đạo quan, con nhang đệ tử của Mẫu.

Thượng tọa,Tiến sĩ Thích Thanh Quyết đọc lời khai mạc

Thượng tọa,Tiến sĩ Thích Thanh Quyết đọc lời khai mạc

Sau phần Nghi lễ Thượng tọa Thích Thanh Quyết lên đọc lời khai mạc Hội thảo:

“Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa tín ngưỡng tâm linh độc đáo trong hệ thống tín ngưỡng dân gian đa thần của người Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu là nhu cầu xuất phát từ từ tâm linh của người dân Việt nói lên ý thức tưởng nhớ tổ tiên, lòng tôn kính vì sự biết ơn, vì lòng tin tưởng… Điểm thuyết phục để UNESCO công nhận Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chính là tính bản địa của văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu, tính dung nạp văn hóa, tính cởi mở đối với nền văn hóa khác, sự giao lưu giữa các cộng đồng, sự đoàn kết giữa các tộc người trong cộng đồng khu vực hay quốc gia. Những  giá trị văn hóa đó được thể hiện qua những bài chầu văn, những nghi thức diễn xướng, trang phục, cách trang trí đền đài, điện thờ. Chẳng hạn : Trong điện thờ Mẫu có thể thấy các yếu tố của đạo Phật, đạo Lão, không chỉ người Kinh thờ Mẫu Tam phủ hay Tứ phủ, một số dân tộc thiểu số cũng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với trang phục, với quan niệm của riêng họ. Từ cái nôi cội nguồn Bắc Bộ, khi vào Miền Trung, Thánh Mẫu Liễu Hạnh tiếp thu thêm các nữ thần xứ sở như Thánh mẫu Thiên Y – Ana của người Chăm, Thiên Hậu Thánh Mẫu của người Trung Hoa, đến Miền Nam xuất hiện Linh Sơn Thánh Mẫu tức Bà Đen Tây Ninh, rồi Bà Chúa Xứ núi Sam…

 … Đã có nhiều Hội thảo khoa học về Phật giáo từ cấp cơ sở tới cấp quốc gia và quốc tế, trong những năm gần đây đã có một số Hội thảo về Đạo Mẫu, chẳng hạn: Tháng 3 năm 2010, trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học” Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc trong Đạo Mẫu Việt Nam”; Tháng 5 năm 2014 có Hội thảo khoa học “ Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ - Bản sắc và giá trị” tại TP. Hồ Chí Minh; Tháng 6 năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “ Nghiên cứu thực hành tín ngưỡng trong xã hội đương đại {Trường hợp tín ngưỡng thờ Mẫu}”. Gần đây nhất, tháng 11 năm 2017 Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội và các đơn vị có liên quan đã tổ chức Hội thảo khoa học” Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt – Nhận diện, bảo tồn và phát triển”.

Nhưng rất tiếc, cho đến nay chưa có Hội thảo khoa học nào chuyên bàn về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu, mà đó là thực trạng đang diễn ra trong đời sống văn hóa, đời sống tín ngưỡng tôn giáo của hàng triệu Phật tử cũng như con nhang đệ tử của Mẫu. Vấn đề nhận thức , lý luận không được quan tâm giải quyết sẽ để lại không ít khó khăn cho các nhà quản lý, gây mất đoàn kết trong cộng đồng những người có tín ngưỡng tôn giáo v.v…như trong thời gian gần đây mà chúng ta đã biết.

Trên tinh thần đó, Tôi cho rằng việc tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt nam là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Thượng tọa nhấn mạnh: Với chủ đề của Hội thảo này, chúng ta cũng cần ghi nhớ câu của Vua Trần Thái Tông (1218 – 1277 ), người đặt nền móng lý luận cho Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, đã viết trong bài Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm: Vị minh nhân vọng phân Tam giáo/ Liễu đắc đề đồng ngộ nhất tâm( Chưa tỏ ngộ, người đời lầm lẫn phân biệt Tam giáo/ Khi đạt chỗ gốc cội rồi thì cùng ngộ một tâm.)

Chúng ta hy vọng, qua Hội thảo khoa học này, những vấn đề của lịch sử và hiện tại sẽ được làm sáng tỏ hơn, hoặc những gợi ý, những giả thiết khoa học mà các nhà khoa học đặt ra, sẽ được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để ngày càng tiếp cận chân lý của lịch sử, sát với thực tiễn khách quan hơn. Điều quan trọng là vận dụng nó trong những điều kiện mới (Phật giáo gọi là Khế Lý Khế Cơ), thực hiện nghiêm Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Luật Di sản văn hóa và các bộ Luật có liên quan, để đạo Phật ngày một xương minh, đồng thời phát huy được những mặt tích cực, bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc trong thờ Mẫu, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện mục tiêu muôn thuở là “ Quốc thái Dân an – Thế giới Hòa bình”…

Tiếp theo là những bài tham luận của các nhà nghiên cứu, các học giả, Chủ Đồng đền tham gia hội thảo

Tiếp theo là những bài tham luận của các nhà nghiên cứu, các học giả, Chủ Đồng đền tham gia hội thảo

Đầu giờ chiều cùng ngày Đại diện Các Chủ Đồng đền, Đồng điện, Thủ nhang, Thanh đồng đạo quan tham dự hội thảo đã thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt với một số giá hầu đồng  tiêu biểu, tiếp đó hội thảo tiếp tục được nghe những bài tham luận của các nhà nghiên cứu, các học giả trình bày.

Xin giới thiệu một số hình ảnh của Hội thảo:

Đại đức Thích Đạo Hiển thông qua chương trình

Đại đức Thích Đạo Hiển thông qua chương trình

Ông Dương Văn Khá - Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu

Ông Dương Văn Khá - Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu

PGS. TS Chu Văn Tuấn báo cáo đề dẫn Hội thảo

PGS. TS Chu Văn Tuấn báo cáo đề dẫn Hội thảo

Tiến sĩ Chu Văn Giao đọc tham luận

Tiến sĩ Chu Văn Giao đọc tham luận

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bốn đọc tham luận

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bốn đọc tham luận

Giáo sư Lê Mạnh Thát trình bày tham luận

Giáo sư Lê Mạnh Thát trình bày tham luận

Một số hình ảnh trong thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt với một số giá hầu đồng tiêu biểu:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Doanh nhân thiền tập cùng Ni sư Thích nữ Huệ Dâng

Tin tức 18:21 24/04/2024

Trong không gian xanh mát, an lành của Siramarg garden (TP.Thủ Đức), vị Ni sư Phó Phân ban Ni giới Trung ương kiêm Trưởng Tiểu ban Hướng dẫn Phật tử thuộc Phân ban Ni giới Trung ương hướng dẫn hàng chục doanh nhân tập thiền.

Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Huế gia cố các cánh sen chuẩn bị Phật đản PL.2568

Tin tức 12:10 24/04/2024

Mùa Phật đản PL.2568 sắp trở về, thời gian qua tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (phường An Tây, thành phố Huế); Tăng Ni sinh Học viện đã thi công cắt dán các cánh sen hồng trên khung sườn có sẵn để chuẩn bị cho việc lắp ráp, hạ thủy và gia cố 7 hoa sen giữa dòng Hương.

Nghỉ lễ 30/4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Tin tức 20:12 23/04/2024

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè, và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay.

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Tin tức 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Xem thêm