Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 25/09/2022, 07:59 AM

Ăn uống theo Phật giáo

Đối với đạo Phật, vấn đề ăn uống rất là quan trọng, cho nên ăn uống cần phải tiết độ đúng cách ăn uống của Phật giáo.

Người tu sĩ Phật giáo ăn không cần ngon, ăn không phải vì ưa thích, ăn không phải để mập khỏe, trẻ đẹp, mà ăn chỉ để duy trì sự sống, ăn để không bệnh tật, ăn để cơ thể được mạnh khỏe để tu tập để sống đời Phạm hạnh. Ăn không vì các cảm thọ lạc mà vì sự ngăn ác pháp và diệt trừ ác pháp, ăn để sống trong tâm bất động, để thấy được tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Ăn để sống làm chủ thân tâm, cho nên ăn uống tiết độ của Phật giáo không có khó khăn, mệt nhọc. Chúng ta ăn uống vì mục đích giải thoát, vì vậy ăn để sống chớ không phải sống để ăn. Cho nên ai cho gì thì chúng ta ăn nấy, chớ không phải vì ăn mà đi chọn lựa thức ăn này thức ăn khác.

Người muốn ăn cái này, cái khác hay chọn lựa thức ăn này, thức ăn kia là không đúng người đệ tử Phật. Nếu chúng ta chịu khó nhìn sự ăn uống của một người là biết người đó tu theo Phật giáo hay tu theo ngoại đạo. Người tu theo Phật giáo thì ăn ngày một bữa vào giữa ngày, không ăn uống phi thời lặt vặt, người ăn uống phi thời lặt vặt không phải là đệ tử của Phật giáo. Nhất là những người tuyệt thực lại càng không phải là đệ tử Phật, vì Phật không có dạy tuyệt thực. Tuyệt thực là những người đệ tử của ngoại đạo Bà La Môn.

Văn hóa ẩm thực Phật giáo - Ảnh minh họa

Văn hóa ẩm thực Phật giáo - Ảnh minh họa

Người tu theo Phật giáo mà còn lựa chọn món ăn này hay món ăn kia là không phải đệ tử của Phật.

Người tu theo Phật giáo mà còn ăn thịt chúng sinh, mặc dù ăn không nghe, không thấy, không giết, không nghi, không biết cũng không phải đệ tử của đức Phật. Đạo Phật là đạo CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC, cớ sao lại ăn không thấy, không nghe, không giết, không nghi, không biết. Rõ ràng là ngoại đạo mà dán nhãn hiệu Phật giáo để lừa đảo phật tử.

Đạo Phật là đạo TỪ BI, khi ăn miếng thịt chúng sinh vào miệng mà không biết sao?

Phật dạy tu trong lúc ăn uống - Ảnh minh họa

Phật dạy tu trong lúc ăn uống - Ảnh minh họa

Ăn vô phân biệt, ăn không còn biết ngon hay dở, đó là cánh thức tu sai Phật giáo. Phật giáo dạy ăn biết ngon mà không dính mắc chấp trước, thấy hay nghe cũng vậy, phân biệt rõ ràng đẹp xấu, yên tĩnh hay ồn náo đều biết rất rõ nhưng không dính mắc chắp trước âm thinh, sắc tướng, không bị động tĩnh chi phối tâm. Trước mọi cảnh thuận hay nghịch tâm luôn luôn BẤT ĐỘNG. Đó mới là người tu theo Phật giáo. Cứ hở ra một chút là tâm bị động, bị chướng ngại tâm luôn luôn bất an, người tu theo Phật giáo như vậy là theo ngoại đạo. Phật giáo không có dạy tu tập như vậy. Xin quý vị lưu ý, đừng để mình tu tập sai pháp mà không biết thì thật là tội nghiệp.

Trích sách Mười hai cửa vào đạo, NXB Tôn Giáo - 2012, trang 134-137

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm