Ba anh em Ca Diếp có 1000 đệ tử
Các vị Ca Diếp có tất cả 1000 vị đệ tử đều nhờ Phật giáo hóa mà diệt trừ được lửa phiền não, an lạc dạo chơi nơi cảnh giới của sự giải thoát.
Tài khuất phục rắn thần ngàn năm tuổi của Tôn giả Ca Tỳ Ma La
Trên đường Phật đến núi Ca Da, Ngài từng tĩnh tọa dưới một gốc cây ở rừng khổ hạnh, lúc đó có một vị nữ thí chủ ôm theo một gói đồ chạy ngang qua, những Phật hoàn toàn không chú ý tới. Một lúc sau lại có một tốp người chạy đến họ nhìn thấy Phật và hỏi: "Vừa rồi Ngài có thấy một người phụ nữ ôm gói dồ chạy ngang qua đây không?
"Phật đáp: "Ông tìm cô ta làm gì? Cái mà ông nên tìm đó chính là bản thân ông kìa. Hãy nghĩ xem người phụ nữ và báu vật quan trộng hay bản thân ông quan trọng hơn." Đám người này do lúc đi chơi vì không đủ người nên đã tìm một kỹ nữ vô nhập bọn, nhưng người kỹ nữ này lại không an phận nên trộm đồ của người đi cùng và biến mất. Do đó người bị mất của vội vả tìm kiếm cô ta. Lúc mọi người nghe xong lời khai thị của Thế Tôn họ đều tỉnh ngộ đáp rằng: "Bản thân mới là quan trọng hơn bất cứ thứ gì." Phật nói: "Các vị không thể đuổi bắt cô ta làm gì, hãy tìm lại cái tâm của bản thân mới là quan trọng."
Mọi người đều hỏi:"Làm sao để tìm ra cái tâm?" Thế là Thế Tôn liền tùy duyên mà khai thị cho họ Pháp Tứ Thánh tế, sau khi nghe xong họ đều nguyện quy y Phật.
Từ những câu truyện trên có thể rút ra một thứ tinh thần: "Đó là Thế Tôn từ bi luôn tùy nơi, tùy lúc mà thuyết Pháp độ người. Sau đây là việc hóa độ ba anh em Ca Diếp cùng ngàn đệ tử của ông ta. Đây là ví dụ điển hình nhất."
Sau khi rời khỏi đám thanh niên đó, Thế Tôn về đến núi Ca Da bên bờ sống Ni Liên, nơi mà Ngài đã từng ẩn cư tu hành. Ngày đầu tiên Ngài đến thăm một vị thờ thần lửa là Ưu Lâu Tần La Ca Diếp đang cư trú nơi đây, đệ tử của vị này có đến 500 người, tín đố rất tôn kính ông ta. Lúc Thế Tôn vào đến thôn Ưu Lưu Tỳ La thì được sự đón tiếp của Ưu Lâu Tần La Ca Diếp, Ngài cũng chắp tay tạ lễ.
Khi ấy trời đã tối, Phật xin Ca Diếp cho ở nhờ một đêm, nhưng Ca Diếp lại sắp xếp cho Phật ở trong một cái hang, trong hang có một con rắn lớn. (Nơi đây vốn là nơi chứa các đạo cụ khi diến ra lễ bái tế thần lửa). Phật cám ơn và an nhiên bước vào phòng đá. Nhưng con rắn đó chỉ cuộn mình quanh Phật hoàn toàn không tổn hại đến Ngài. Hôm sau thấy Phật vẫn bình yên trở ra Ca Diếp lấy làm kinh ngạc. Nhưng trong thâm tâm ông vẫn xem thường vị Phật Đà trẻ tuổi này vì lúc đó Phật mới hơn 30 tuổi.
Phật vẫn bình an sống trong đó mấy ngày, vào đúng lúc diễn ra lễ hội tế thần lớn nhất nơi đó, do Ca Diếp làm chủ buổi lễ. Trong lòng ông ta sợ Phjat xuất hiện vì ông biết Phật có một sức mạnh nhiếp phục người khác thật bất khả tư nghị. Phật vốn biết tâm ý của ông ta nên hôm đó không xuất hiện, chính việc này đã khiến Ca Diếp hoài nghi. Ông hỏi Phật hôm qua Ngài ở đâu? Phật mỉm cười nói với ông ta rằng: "Ta biết tâm ý của ông nên hôm qua ở trong phòng kín, không để người khác nhìn thấy. Đây chính là lòng đố kỵ của ông, một người tu hành mà còn có ý niệm ích kỷ, đố kỵ người khác thì không thể nào giải thoát Niết Bàn." Phật nhân cơ hội này giáo huấn Ca Diếp đồng thời khéo léo khai thị Tứ Thánh Đế cho Ca Diếp, việc này khiến Ca Diếp kinh ngạc không thể đối đáp và đành thẳng thắn thừa nhận:" Ngài so với ta hãy còn trẻ thế mà đức hạnh và trí tuệ của NGài hơn hẳn ta, thật lấy làm hổ thẹn, nay xin thỉnh giáo Ngài để gột rửa bùn nhơ trong tâm. Ta nguyện làm đệ tử của Ngài."
Chuyện về Long Thọ tôn giả - Vị tổ dẫn mạch nguồn Thiền tông
Phật Đà gật đầu khen rằng: "Tốt lắm! Ưu Lâu Tần La Ca Diếp ta biết chỉ có người mới thẳng thắn nói ra những lời này. Nhưng trước tiên hãy thương lượng cùng hàng đệ tử của ngươi".
Ca Diếp theo lời dạy của Phật tập hợp 500 vị đệ tử của ông ta lại, nói kiên quyết rằng: "Ta nay đã hiểu mọi việc lúc trước đã nói là sai quấy, may thay nay gặp được ánh từ quang của Phật Đà, ta hi vọng co thể rửa sạch hết lòng trần dưới ánh sáng ấy khiến ta được thanh tịnh, tự tại. Này các vị! Chúng ta thờ cúng thần lửa mà trong lòng tràn đầy ô uế, như vậy liệu có thể tu hành chăng? Đối với cuộc đời mang lại ý nghĩa gì? Trí tuệ và đức hạnh phi phàm của Phật có thể dẫn dắt mọi người bước vào thế giới thanh tịnh tự tại, ta thật không thể so sánh được với Ngài. Nay không thể tiếp tục ngu si mê mờ, che đậy lương tri, ta hi vọng các vị có thể cùng quy y Phật Đà, làm một vị đệ tử Phật." 500 vị đệ tử sau khi nghe Ca Diếp nói xong và cũng do uy đức của Phật đã khiến họ thật sư cảm dộng, đồng thệ nguyện cùng với vị Thầy của mình là Ca Diếp trở thành đệ tử Phật.
Hai người em của Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp làm Nam Đề Ca Diếp và Già Da Ca Diếp cũng là những giáo đồ thờ thần lửa. Mỗi người có 250 vị đệ tử. Khi nhìn thấy vị huynh trưởng mà họ tôn kính cùng 500 vị đệ tử đều nguyện làm sa môn, cạo hết râu tóc và khoác áo cà sa. Họ không vì thế mà oán trách huynh trưởng đã tin theo giáo pháp của kẻ khác.
Đại Ca Diếp vì muốn các sư đệ có thể cải tà quy chính cho nên đã dẫn họ đến bái kiến Đức Phật. Khi gặp Phật, sự từ bi và uy nghi của Phật bỗng dưng khiến họ cảm động. Phật nói với họ rằng: "Các vị, mọi vọng tưởng đều như viên đá đánh lửa kia sẽ tạo ra muôn trừng khói đen ngu si, đốt lên một cách mạnh mẽ ngọn lửa tham dục và sân hận, khiến cho tất cả chúng sanh bị giày vò khổ đau. Ngu si, sân hận, tham dục là ba thứ độc của lửa phiền não. Chúng sinh vì đốt lên ngọn lưa tam độc này nên mãi lặn hụp nơi biển khổ sanh tử luân hồi đầy ắp phiền não. Trong thế giới của sự sanh sanh tử tử không thể nào giải thoát được. Đây là căn nguyên của khổ nó dự vào "Ngã" làm gốc. Muốn diệt trừ ngọn lửa này ta phải trừ bỏ những chấp trước của các "Ngã". Như vậy mới đoạn trừ được gốc rễ của ngã chấp, khi ngọn lửa này bị dập tắt thì nỗi khổ trong tam giới luân hồi cũng sẽ theo đó mà tịch diệt. Hãy giải thoát khỏi nhà lửa đáng ghét đó, tránh xa ngọn lửa tam độc, đừng mãi mê lầm trong ngôi nhà của sanh tử phiền não. Đây chính là việc lớn cần làm gấp."
Sau khi lắng nghe lời khai thị của Đức Phật, họ bỗng dưng tỉnh ngộ, tâm phục quỳ trước Phật phát lên lời thệ nguyện quy y Phật Đà, đồng thời đệ tử của họ cũng xin nguyện làm Sa môn. Các vị Ca Diếp có tất cả 1000 vị đệ tử đều nhờ Phật giáo hóa mà diệt trừ được lửa phiền não, an lạc dạo chơi nơi cảnh giới của sự giải thoát.
Sau khi thuyết pháp, Phật cùng 1000 vị đệ tử này đến thành Vưỡng Xá nước Ma Kiệt Đà nơi vua Tần Bà Sa La trị vì, thực hiện lời hẹn của Đức Phật cùng vua trước đây.
Phật lần đầu chuyển pháp luân đến đây coi như đã trải qua một giai đoạn. Trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ tồn tại 4 giai cấp, có hai nhóm quần chúng chiếm đa số. Nam nữ, lão ấu đề được Phật thuyết phục cảm hóa: 5 vị Tỳ kheo là phần tử tri thức, cha con Da Xá và các thương buôn giàu có là tầng lớp nhân dân, đám thanh niên gặp trong rừng và Ca Diếp thuộc về ngoại đạo, 1000 đệ tử của Ca Diếp là những kẻ phiêu bạt giang hồ trong đó có những người nghèo nàn, còn lại là số ít vương hầu công khánh và Bà la môn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm