Bài học từ những sai lầm
Tu tức là sửa, điều này nói lên rằng tu hành cần phải sửa thân, tu tâm. Trong cách đối nhân xử thế, đi đứng nằm ngồi, khởi tâm suy nghĩ đều cần phải thức tỉnh mọi lúc mọi nơi, có như thế mới sửa sai thân tâm, bằng không chúng ta tu mù tu mờ chỉ lãng phí công sức và thời gian.
Biết xấu hổ là then chốt trong việc tự cảnh tỉnh bản thân. Không nên bỏ qua sai lầm, xem như không có gì vì không ai biết, không nên lười biếng trong công việc để những việc mình làm đáng lý sẽ tốt nhưng không làm tốt hơn: một khi bị như thế, cần phải thấy đó là điều đáng xấu hổ. Không nên sợ làm sai, nghĩ sai mà sợ nhất là không biết sửa sai, không chịu nhận sai. Chúng ta cần thức tỉnh mọi lúc mọi nơi, biết cách kiểm điểm, đánh giá bản thân một cách vô tư mới thấy được lời nói sai, suy nghĩ sai và việc làm sai của mình..
Khi tu tập kiểm điểm bản thân, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy khi mọi người suy nghĩ, hành động hoặc nói năng đều phạm sai lầm, nói đúng làm đúng rất ít. Đúng sai chỉ phân biệt khi chúng ta đặt chúng trong điều kiện hoàn cảnh, mức độ phạm vi lớn nhỏ mới biết. Trong đời không có việc gì hoàn toàn đúng cũng chẳng có việc gì hoàn toàn sai mà chúng chỉ khác nhau ở mức độ đúng bao nhiêu trong sai và sai bao nhiêu trong đúng, vượt qua giới hạn nào đó thì đúng thành sai, sai lại thành đúng là lẽ thường tình.
Là một tín đồ Phật giáo, chúng ta cần kiểm điểm tam nghiệp gồm hành vi, lời nói và suy nghĩ đúng sai thế nào để có cách điều chỉnh thích hợp.
Có lúc ta nói sai điều gì đó nhưng không nhớ đợi đến khi có người chỉ ra mới nhớ. Bất kỳ ai cũng có những điểm “mù” trong cách nhìn nhận, đánh giá bản thân, nên ai cũng cần người khác nhắc nhở, chỉ điểm. Nếu người khác chỉ ra khuyết điểm nhưng mình không chịu nhận lỗi, ngược lại còn to tiếng quát mắng, tự cho mình đúng thì lúc đó chúng ta đã sai lầm đến mức không cứu chữa được nữa. Nếu ta làm đúng nhưng bị người khác nhận xét cũng không sao, vì bất luận họ nhận xét đúng sai thế nào đi nữa thì họ vẫn đang có ý tốt với bạn, mong bạn sửa sai. Thậm chí khi đối phương có ý xấu cũng phải cảm ơn vì họ đã nhận xét.
Có thể nói rằng, đời người là quá trình học tập lâu dài từ những sai lầm đã phạm cho đến phát hiện sai lầm và sửa sai. Công phu thức tỉnh bản thân một mặt vừa phải tự giác phát hiện để sửa đổi, mặt khác phải nhờ người khác chỉ ra để sửa chữa. Thế nên, người đời mới thường nói “nhận phê bình và tự phê là chìa khóa giúp con người trưởng thành”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”
Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.
Xem thêm