Những quan niệm sai lầm về hái lộc đêm giao thừa, hái lộc đầu xuân thế nào cho đúng cách?

Theo quan niệm của người Việt xưa nay, vào đêm giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết, người dân đến đình chùa, đền phủ để hái một cành lộc non mang về, với ý nghĩa rước tài lộc, may mắn về nhà.

Xin lộc chùa chứ không nên tự hái lộc

Chính những nụ lộc non mang biểu tượng của sức sống, của mùa xuân, từ đó, hái lộc đầu xuân đã trở thành một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam. Nhưng dần dần, tập tục này đã biến tướng, thiếu văn minh, gây hại tới cây cối.

Xưa kia các cụ chỉ hái một cành rất nhỏ của cây sanh, si, sung, đa... vốn có sức sống mạnh mẽ, nâng niu đem về nhà. Tuy nhiên, gần đây phong tục đẹp này đã bị biến tướng, khi người dân đua nhau chặt cành cây to mang về nhà, thậm chí là nhổ cả cây non, với suy nghĩ hái được cành lộc càng to sẽ càng may mắn.

Gần đây phong tục đẹp này đã bị biến tướng, khi người dân đua nhau chặt cành cây to mang về nhà, thậm chí là nhổ cả cây non, với suy nghĩ hái được cành lộc càng to sẽ càng may mắn.

Gần đây phong tục đẹp này đã bị biến tướng, khi người dân đua nhau chặt cành cây to mang về nhà, thậm chí là nhổ cả cây non, với suy nghĩ hái được cành lộc càng to sẽ càng may mắn.

Theo GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, đây là quan niệm sai lầm. Thậm chí đây là hành động hủy hoại môi trường, không phù hợp với tín ngưỡng.

"Xưa kia, thường là sau giao thừa hoặc trong 3 ngày Tết, nhiều người đi lên chùa xin lộc, chứ không phải biến thành chuyện tàn phá cây cối vừa thiếu văn hóa, không có tri thức và hiểu biết. Hái lộc theo nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt cây” - GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

Nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Xuân Cường (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam) thì cho rằng, trong dân gian có truyền thuyết là những linh hồn trẻ nhỏ và oan hồn không thể siêu thoát thường vất vưởng, tá túc vào cây cối. Vì vậy không nên hái cành lộc, nhất là ở những nơi linh thiêng vào ngày Tết.

Còn theo TS Trần Hữu Sơn- Phó Chủ tịch Thường trực hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, người Việt quan niệm vào thời khắc giao thừa, hoặc mùng 1 Tết, mọi người sẽ đi lễ cầu may cho năm mới và ai cũng muốn có lộc để đem về. Nhất là các chồi xanh tượng trưng cho sức sống, sự sinh sôi, tài lộc.

Tuy nhiên, sau mỗi đêm giao thừa, nhiều người lại đau xót chứng kiến cảnh cây cối tại các di tích tan hoang vì bị bẻ cành.

TS Sơn cho rằng cần phải tuyên truyền và giáo dục cho lớp trẻ không bẻ lộc nữa, để gìn giữ phong tục truyền thống, vừa không làm ảnh hưởng đến cảnh quan.

Hái lộc đầu xuân thế nào cho đúng cách?

Việc hái lộc có thể hiểu là người dân lên chùa thắp một nén hương xin lộc để cầu mong công danh, sự nghiệp hay sức khỏe cho năm mới. Hoặc các nhà chùa, ban quản lý khu di tích có thể chuẩn bị sẵn cành lộc để phát cho người dân đến lễ vào đầu ngày đầu năm mới. Việc này sẽ hạn chế tình trạng cây cối bị tàn phá vào đêm giao thừa.

Theo GS Ngô Đức Thịnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam: “Không có chuyện hái lộc non là đưa lại may mắn, sức khỏe tài lộc cho bản thân và gia đình. Điều đó vừa tàn phá cây cối, vừa thiếu văn hóa. Tốt nhất, mọi người không nên bẻ cành, hái chồi non dịp năm mới mang về nhà".

“Lộc” mang rất nhiều nghĩa. Lộc theo nghĩa đen là chồi non mới nhú, nó biểu hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Nghĩa thứ 2, lộc là điều tốt đẹp. Lên chùa thắp một nén hương để xin lộc thì lộc có thể được hiểu là sức khỏe, con cái, bình an… và hái lộc nên được hiểu theo nghĩa thứ hai.

Thay vì hái lộc, thay vì cầu xin trời Phật, chúng ta nên gieo nhân lành bằng cách nghĩ, nói và làm các việc thiện.

Thay vì hái lộc, thay vì cầu xin trời Phật, chúng ta nên gieo nhân lành bằng cách nghĩ, nói và làm các việc thiện.

Sự lạm dụng và hiểu nhầm ý nghĩa tượng trưng tục hái lộc đầu xuân không làm cuộc sống tốt đẹp lên nhờ những cành lộc, nhưng việc bẻ cành, chặt cây là những việc làm không mấy nhân văn của một số người đã và đang tàn phá, hủy hoại môi sinh mà nhiều người đang cố gắng tạo dựng.

Đại đức Thích Trí Hiến, chùa Hưng Khánh (Bình Định) cũng cho rằng, nét đẹp “hái lộc đầu Xuân” theo các cụ xưa là gặt hái quả phúc, hỷ lạc… xuất phát từ bản tâm, hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành. Có như thế “lộc” hái được, nhận được mới thật sự tốt đẹp và lợi ích. Muốn có cuộc sống tốt đẹp, hưởng lộc nhiều, phước nhiều cần phải gieo nhiều nhân lành. Thay vì hái lộc, thay vì cầu xin trời Phật, chúng ta nên gieo nhân lành bằng cách nghĩ, nói và làm các việc thiện.

>Xuân Kỷ Hợi 2019

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

197 Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ nhận học bổng tổng trị giá gần 1,4 tỉ đồng

Tin tức 11:40 23/12/2024

Buổi trao diễn ra chiều 21/12, tại pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM).

Phụng tống kim quan Hòa thượng Thích Thanh Định nhập bảo tháp

Tin tức 10:53 23/12/2024

Ban Tổ chức Lễ tang, sơn môn pháp quyến và thân quyến đã cử hành Lễ truy niệm, cung tống kim quan Hòa thượng Thích Thanh Định nhập bảo tháp trong khuôn viên chùa Từ Xuyên (P.Hoàng Diệu, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình), chiều 21/12.

BTS Phật giáo TP.HCM thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh TP dịp 22/12

Tin tức 16:46 22/12/2024

Đoàn Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM ngày 20/12 đã đến Trụ sở Bộ Tư lệnh TP.HCM thăm và chúc mừng nhân Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Hà Nội: Chư tôn đức GHPGVN chúc mừng Giáng sinh năm 2024

Tin tức 13:57 22/12/2024

Sáng nay, 22-12, chư tôn đức GHPGVN đã tới Tòa Giám mục Hà Nội chúc mừng giáo dân Công giáo nhân mùa Giáng sinh năm 2024.

Xem thêm