Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Quan niệm sai lầm về Thân Trung Ấm

Bạch Hòa thượng: Con có một thắc mắc về ý niệm Thân Trung Ấm. Theo như con hiểu thì con người sau khi chết, tùy theo nghiệp lực mà đi đầu thai ngay lập tức, từ tử tâm, chuyển tức thì qua thức tái sanh (Vi Diệu Pháp).  Nhưng cùng lúc lại có sự giải thích là nếu chưa đi đầu thai được thì phải chờ ở Thân Trung Ấm. Xin thầy giảng giải cho con được rõ.

Hòa thượng Viên Minh đáp:

Thân trung ấm, người cõi âm, vong linh, ngạ quỷ, hồn ma, phi nhân... là những tên gọi khác nhau người đời sau đặt ra theo hiểu biết của họ nhưng đều ám chỉ người cõi Peta trong tiếng Pāli mà thôi. Như vậy gọi gì không quan trọng, chủ yếu là biết đúng thực chất cõi này là gì mới được.

Có hai quan niệm cực đoan sai lầm:

Một cho rằng có thân trung ấm là vong linh người chết còn vất vưởng đâu đó trong vòng 49 ngày chưa được đi đầu thai, đó là theo quan niệm trong Abhidharma-Kosa (A-tì-đàm Câu-xá) của Nhất Thiết Hữu Bộ. Về sau được người Hoa duy trì phát triển thêm.

Hai cho rằng không có người  âm, tức không có cõi Peta này.

Peta là một cõi tái sinh do nghiệp lực và tưởng của người lúc lâm chung, nên chính xác nhất có thể gọi đó là người cõi âm bởi vì thân của người cõi này được hình thành do tưởng của người cõi dương trước khi chết (người sống). Như vậy có người âm nhưng không phải là hồn ma trung ấm mà là một cõi chúng sinh có thực trong trong 4 đường ác đạo (cõi Atula, Peta, súc sinh và cõi khổ).

Peta là một cõi tái sinh do nghiệp lực và tưởng của người lúc lâm chung, nên chính xác nhất có thể gọi đó là người cõi âm bởi vì thân của người cõi này được hình thành do tưởng của người cõi dương trước khi chết (người sống). Như vậy có người âm nhưng không phải là hồn ma trung ấm mà là một cõi chúng sinh có thực trong trong 4 đường ác đạo (cõi Atula, Peta, súc sinh và cõi khổ).

Bài liên quan

Theo Pāli Abhidhamma nguyên thủy thì tiến trình tâm tục sinh (patisandhi) đi liền sau tử tâm (cuti) chỉ một sát- na, có nghĩa là chết là tâm thức do nghiệp lực liền đi tái sinh ngay, không có tình trạng vong hồn vất vưởng 49 ngày, do đó quan niệm thân trung ấm về sau là sai. Tuy nhiên, vì vậy mà cho rằng không có người cõi Peta cũng là một sai lầm khác. Thức tái sinh, kết sinh thức hay tâm tục sinh vẫn xuất hiện ngay sau tử tâm để tái sinh vào cõi Peta, và tuổi thọ của cõi này bất định chứ không nhất định là 49 ngày như quan niệm về thân trung ấm.

Thực ra, Peta là một cõi tái sinh do nghiệp lực và tưởng của người lúc lâm chung, nên chính xác nhất có thể gọi đó là người cõi âm bởi vì thân của người cõi này được hình thành do tưởng của người cõi dương trước khi chết (người sống). Như vậy có người âm nhưng không phải là hồn ma trung ấm mà là một cõi chúng sinh có thực trong trong 4 đường ác đạo (cõi Atula, Peta, súc sinh và cõi khổ).

Peta là một cõi tái sinh do nghiệp lực và tưởng của người lúc lâm chung, nên chính xác nhất có thể gọi đó là người cõi âm bởi vì thân của người cõi này được hình thành do tưởng của người cõi dương trước khi chết (người sống). Như vậy có người âm nhưng không phải là hồn ma trung ấm mà là một cõi chúng sinh có thực trong trong 4 đường ác đạo (cõi Atula, Peta, súc sinh và cõi khổ).

Peta là một cõi tái sinh do nghiệp lực và tưởng của người lúc lâm chung, nên chính xác nhất có thể gọi đó là người cõi âm bởi vì thân của người cõi này được hình thành do tưởng của người cõi dương trước khi chết (người sống). Như vậy có người âm nhưng không phải là hồn ma trung ấm mà là một cõi chúng sinh có thực trong trong 4 đường ác đạo (cõi Atula, Peta, súc sinh và cõi khổ).

Người cõi âm (Peta) hình thành:

Bài liên quan

1) Do nghiệp lực mà chủ yếu là nghiệp bất thiện thuộc loại xan tham, ích kỷ, bỏn sẻn, ganh tỵ, khao khát, dính mắc, luyến tiếc tài tình danh lợi ở đời chưa thỏa mãn được.

2) Do tưởng ngay khi tử tâm xuất hiện. Thí dụ: Người bị chết đuối thấy mình đang chới với lặn hụp trong nước với sự sợ hãi cao độ, hình ành ấy tạo một ấn tượng rất mạnh ám ảnh tâm thức người ấy, tưởng chấp giữ hình ảnh ấy và một thân tướng do tưởng ấy sinh tạo thành người cõi âm là một "ma chết đuối" như người đời thường nói. Một người mẹ chết khi đứa con còn nhỏ dại, cô ta trở thành âm bản của mình, hàng ngày ôm ấp đứa con trong tưởng để tự đánh lừa mình v.v...

Có một loại nữa gọi là Asura thường đọc theo phiên Âm Hán Việt là A-tu-la. Đây là loại "Atula địa" thấp hơn cõi người, cũng gọi là người âm có nhiều năng lực hơn cõi âm Peta, nên người Hoa còn gọi là Thần nhưng cũng thuộc 4 ác đạo, khác với "Atula thiên" cao hơn cõi người, thuộc cõi trời Dục giới (thường tranh chấp với chư thiên cõi trời Đao Lợi).

Những người vì có tài năng và quyền lực nên ngã mạn, tự cao, thích ra oai, điều khiển, khống chế người khác, dễ bị sân hận oán thù nên bị đọa vào cõi Atula địa này. Atula này cũng do tưởng sinh nên gần giống như Peta nhưng có uy lục hơn và thường hay quấy phá những người oan trái với họ ở dương gian...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ về sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ-tát Quán Thế Âm

Nghiên cứu 15:42 27/03/2024

Lần đầu tiên, những câu chuyện chưa kể về tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tại Tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh,TP.HCM) được Hòa thượng Thích Giác Toàn, vị Giáo phẩm Trụ trì nơi đây chia sẻ sau hơn 40 năm tôn tạo và tu sửa, về hạnh nguyện cao cả và sự mầu nhiệm của Bồ-tát giữa thế gian này.

Hoà thượng Quảng Khâm từng nói khi nào vãng sanh Ngài sẽ thị hiện bệnh tướng

Nghiên cứu 13:57 21/03/2024

Vào khoảng năm 1978, nghe nói Hoà thượng pháp thể suy yếu, Người tỏ ý muốn vãng sanh Tây Phương, đại chúng trong chùa rất lo lắng, mời lương y lên núi bắt mạch cho Hoà thượng.

Hành trang về cõi Phật

Nghiên cứu 09:26 21/03/2024

Cách nay hơn hai nghìn sáu trăm năm lịch sử, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bậc giác ngộ thể nhập chân lý tuyệt đối, chấm dứt vòng sanh diệt, tham ái, vô minh, thành tựu viên mãn con đường an vui giải thoát, đã xuất hiện nơi thế gian.

Đường về cõi Tịnh

Nghiên cứu 23:02 20/03/2024

Trên thế giới ngày nay có rất nhiều tôn giáo, nhưng phải thừa nhận một điều, không có bất kì một tôn giáo nào có hệ thống học thuyết đa dạng, hoàn bị như Phật giáo.

Xem thêm