Bài học ứng xử để chuyển hóa người thân trong gia đình
Con đã buông đi chuyện quá khứ, con không còn sân hận với ba mình, ba cũng rất trông mong khi hay tin con đi làm xa về, mẹ cũng thoải mái bớt suy nghĩ hơn...
Câu hỏi:
Bạch Sư ông, con cũng xin mạn phép được chia sẻ về quá khứ của con, từ nhỏ đến lớn con chứng kiến nhiều lần Ba con đánh đập mẹ và quấy rầy, gây chuyện với những người xung quanh rất nhiều trong cơn say, còn những lúc bình thường ba không như vậy. Mỗi lần ba đi tụ họp với bạn bè hay tiệc tùng ở đâu về thì Ba như biểu hiện một con quỷ dữ mắt trợn trừng, đi đứng ngã nghiêng, gặp ai cũng chửi cũng mắng có những hành động rất kỳ quặc và khó chịu. Mẹ con thật là phi thường đứng trên phương diện là một người mẹ, một người vợ, nhiều lần kìm nén khi bị chồng mình hành hạ, nhiều lần mẹ bế đứa em con trốn lên bà cố để ngủ lại, nhưng mẹ vẫn rất quan tâm dù ông ấy vừa đánh mình xong còn dặn: "con nhớ canh chừng Ba, kẻo chừng ba bị trúng gió!" Hiếm có người vợ như vậy, kiên cường, kham nhẫn vì thương con cái mặc dù cũng rất khổ sở vì có người chồng nắng mưa thất thường như vậy.
Hồi con còn đi học, con cũng có những lần cự cãi với ba mình vì chứng kiến ba như vậy, rồi mẹ la con: "không được nói ba như vậy!" Một hồi sau con nhận ra cái sai và xin lỗi ba mình dù trong tâm vẫn còn rất khó chịu. Đến bây giờ con vẫn còn bị ám ảnh từ trong giấc mơ không làm gì được ngoài việc khóc, mỗi lần giật mình dậy lúc nửa đêm khi sợ ba trong cơn say lại bỏ ra ngoài hay kiếm chuyện đánh đập mẹ... Đến khi con ra ngoài lập nghiệp cũng hay bị giật mình và ngủ không được sâu giấc...
Trải qua nhiều chuyện như vậy cho đến khi con gặp được Phật pháp, con đã đối mặt với ba mình mới hiểu được khi xưa ba mình đã từng thiệt thòi như thế nào, mẹ (bà nội con) mất sớm, ba được chị nuôi lớn thiếu tình thương yêu và phải vất vả lao động từ nhỏ nên không thể tránh phải việc tiếp xúc với những thói quen, bạn bè xấu. Bây giờ mỗi lúc đi làm về con thường tâm sự với ba mình khuyên nhủ ba bỏ thuốc, sống đơn giản vui vẻ hơn, hai cha con ngồi uống trà đàm đạo như 2 ông lão. Đến bây giờ, Ba đã không còn hút thuốc như xưa, ba cũng còn uống rượu, còn khó chịu, nóng nảy (mỗi lần làm việc mệt mỏi hay thèm thuốc). Nhưng không sao, ba con đã có sự thay đổi. Con xin chia sẻ như vậy đến bạn có cha là vũ phu, mình cũng đã từng xảy ra như vậy, mong bạn có thể sáng suốt hơn để đối diện và hiểu ba mình hơn, bạn sẽ không còn ghét ba mình nữa, đó là bài học để bạn trưởng thành.
Con xin đảnh lễ sư ông và cảm ơn bạn hữu đã chia sẻ!
Trả lời:
Sādhu lành thay! Hiểu biết, trầm tĩnh, chịu đựng, cảm thông, thương yêu và ứng xử thích hợp để chuyển hoá người thân là đã học được bài học "tuỳ duyên thuận pháp, vô ngã vị tha" ở đời. Tuyệt vời!
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niết bàn, sinh tử thị không hoa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.
Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!
Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?
Tu hành như cọ cây lấy lửa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:40 31/10/2024Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?
Xem thêm