Bài khấn cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất
Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa ngày Tết của người dân Việt Nam. Tết Đoan ngọ đến vào thời điểm giữa trưa. Do đó theo truyền thống, việc cúng Tết Đoan ngọ cũng được thực hiện trong khoảng từ 11h đến 13h của ngày 5/5 Âm lịch.
Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa ngày Tết của người dân Việt Nam. Vào ngày này, người dân sẽ ăn các loại hoa quả nóng như mận, vải hay cơm rượu nếp với mong muốn diệt các loài sâu bọ làm hại mùa màng và tẩy giun trong đường tiêu hóa.
“Tết Đoan Ngọ”, “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ Ngọ. Như vậy, Tết Đoan Ngọ nghĩa là người ta ăn tết vào giờ Ngọ. Theo triết lý y học phương Đông họ cho rằng ngày mùng 5 tháng 5 là ngày vượng dương - khí dương của trời đất và khí dương của con người rất vượng. Cho nên ngày Đoan Ngọ còn gọi là ngày Đoan Dương.
Bài khấn cúng tết Đoan Ngọ:
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, Thanh Văn La Hán, chư Thiên, thiện thần.
Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Kính lạy cữu huyền thất Tổ , ông bà, bà cô, ông mãnh, cô bé, cậu bé, thúc bá huynh đệ.
Gia đình chúng con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 năm Nhâm Dần, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sửa lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính thỉnh Chư Phật, Bồ Tát, chư Thiên, tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Rót trà lạy 1 lạy
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Rót trà, lạy 1 lạy
Chúng con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai thụ hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Rót trà, vái hoặc lạy
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh, đều trọn thành Phật đạo
Nam mô A Di Đà Phật !
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.
Xem thêm