Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/10/2023, 16:45 PM

Bạn có đánh rơi thứ này không?

Xưa có đôi vợ chồng già, bà đều đặn mỗi buổi chiều đều làm lễ, gõ mõ, tụng kinh, còn ông thì thích lao động và ngắm nhìn thiên nhiên. Bà lão là một người khó tính và sạch sẽ, còn ông lão hiền lành, nhưng rất hay đánh rơi đồ. Bà lão ngày nào cũng phải nhắc ông: “Ông đánh rơi thứ gì kìa”.

Đôi lúc bà đang ngồi thiền hay tụng kinh, ông lão lại làm rơi đồ tạo ra tiếng động lớn, khiến bà giật mình và khó chịu. Lúc đó, bà lại quay ra trách móc ông, song ông lão không phản ứng gì cả.

Việc đó cứ lặp đi lặp lại, cho tới một hôm, hai ông bà đang cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, ông lại làm rơi đồ. Lần này, bà lão mắng ông rất thậm tệ…

Tâm bình an là cội nguồn hạnh phúc

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ông nghe bà mắng xong, liền nhẹ nhàng nói: “Bà đánh rơi thứ gì kìa!”.

Bà lão giật mình nhìn quanh mà không thấy thứ gì, lại quay lại lớn tiếng với ông.

“Tôi rơi cái gì?”.

Ông từ tốn đáp..

“Bà đánh rơi sự bình an, sự tĩnh lặng của bà. Cuối mỗi ngày, bà lại đều đặn nhặt lại sự bình an của mình bằng tụng kinh hay gõ mõ, rồi bà làm đánh rơi nó ngay lập tức mà chẳng hề nhận ra”.

Sự bình an không đến từ hình thức, mà đến từ sâu thẳm trong nội tâm của bạn.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại với quá nhiều mối lo toan, để tạm thoát ra khỏi những căng thẳng, bon chen, nhiều người tìm đến những ngôi chùa hay những địa điểm du lịch sinh thái, với mong mỏi tìm lại chút bình yên.

Tuy nhiên, những điều trên chỉ có thể đem lại cảm giác thanh thản ngắn hạn mà thôi. Có nhiều người rất năng đi chùa lễ bái và thờ cúng, cũng mang theo cái tâm kính ngưỡng đáng trân quý.

Thế nhưng, Phật gia thường nói: Phật chỉ nhìn nhân tâm, không nhìn hình thức.

Dẫu rằng có tụng kinh, lễ bái nhiều đến đâu đi chăng nữa, nhưng ra khỏi cửa chùa, lại vẫn như trước kia, thích làm gì liền làm nấy, khi trở về với cuộc sống thường nhật, lại để những cảm xúc tiêu cực dễ dàng chi phối mình. Đó chẳng phải đã uổng công là gì?..

Khi bạn biết nhẫn nhịn, không đôi co, chẳng cầu hơn thua, được mất, mà bình hòa, lấy bao dung và thiện lương để đãi người, đãi việc, bạn sẽ cảm nhận được trường năng lượng thuần tịnh và cảm giác bình an trong tim mình. Thường hằng duy trì sự tĩnh tại, hòa ái ấy, cũng như bạn đang được gột rửa mình trong ánh sáng của Phật Pháp vậy.

Có lẽ, khi trách móc ai đó hậu đậu, thì chính bạn đã hậu đậu làm rơi sự bình an của mình trước mất rồi…

Sưu tầm. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hãy đứng dậy và đi tiếp…

Sống an vui 17:00 30/04/2024

Một cánh cửa đóng lại cũng là một cánh cửa khác mở ra. Hãy để thời gian làm dịu đi nỗi đau, hãy để lòng tự do thoái mái từ những gánh nặng. Và sau đó, hãy đứng dậy, bước tiếp, và tìm kiếm hạnh phúc mới.

Ta với người

Sống an vui 14:00 30/04/2024

Thời gian luôn thay đổi, ai rồi cũng sẽ khác đi, có một số việc không cần giải thích. Bởi người hiểu bạn thì cần chi phải nói, còn đã không hiểu thì giảng giải cũng chẳng để làm gì. Cứ sống hết lòng, người có tâm, ắt sẽ cảm nhận được.

Một khi tâm kính trọng không còn

Sống an vui 09:14 30/04/2024

Như chúng ta biết, hầu hết tất cả các mối quan hệ thân thiết giữa những con người chúng ta với nhau khi sống ở trên đời, sở dĩ chúng bền chặt là do hai bên có sự kính trọng, quý mến nhau.

Vui buồn rồi cũng sẽ đi qua

Sống an vui 08:32 30/04/2024

Hôm nay Thầy muốn nói tới một khía cạnh khác của sự thực tập. Thầy đề nghị phương pháp thực tập là khi có một tâm hành buồn chán, lo âu, không có hạnh phúc, thì mình hãy ôm lấy tâm hành buồn chán, tâm hành lo âu đó.

Xem thêm