Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/02/2024, 17:00 PM

“Bạn dùng chân tâm, tâm bình đẳng, tâm từ bi thì quỷ thần kính ngưỡng bạn”

Chúng ta trong quá khứ đời đời kiếp kiếp, vô lượng kiếp đến nay cũng làm những việc này, cho nên ngày nay trên đường Bồ-đề, mặc dù muốn làm sự nghiệp lợi ích tất cả chúng sanh, không có mảy may ý nghĩ tự tư tự lợi, nhưng vẫn không thể tránh khỏi ma chướng.

"Sở tác tất thành”, câu nói này vô cùng khẳng định, nói rõ với chúng ta thiện nhân thiện quả. Phạm vi của câu nói này vô cùng rộng lớn. Ở trong tiểu chú nói: “Thế gian không có việc gì không thành. Người trong thiên hạ đều có thể làm được”. Hai câu nói này hay. Mỗi người đều có thể hành thiện, mỗi người đều có thể thành tựu sự nghiệp mà họ kỳ vọng, gọi là “hữu nguyện tất thành”.

Đây là Thánh Hiền, chư Phật Bồ-tát từ xưa đều nói như vậy. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân trong một đời này của chúng tôi, dường như là muốn làm một việc tốt thì đều gặp rất nhiều khó khăn, gọi là “việc tốt thường lắm dày vò”, đây là sự thật. Hai cách nói này rốt cuộc có mâu thuẫn hay không? Cách nói nào là chính xác? Chúng ta cần suy xét thật kỹ, người hiện nay nói là nghiên cứu tỉ mỉ. Việc tốt thường lắm dày vò là sự thật, dày vò từ đâu mà ra, điều này chúng ta phải biết. Nếu không thể khắc phục ma chướng thì việc tốt cũng không thể thành tựu, đặc biệt là ở xã hội hiện tại. Tại sao vậy? Bạn làm một việc tốt, chắc chắn có hại đến lợi ích đang có của một số người, cho nên những người này nhất định gây ra chướng ngại, chúng ta thường nói đố kỵ chướng ngại.

Quỷ thần sống trong chiều không gian nào và tác động đến con người như thế nào?

278329701_170871488644711_2209947331523539_n

Lời nói này có ý nghĩa rất sâu rộng. Nhưng mà Thánh nhân nói: “Gieo nhân thiện được quả thiện, thiện hạnh nhất định có thành tựu”, lời nói này cũng là chính xác. Vấn đề là bạn phát tâm có thuần hay không, có chánh hay không? Nếu bạn phát tâm thuần chánh, gọi là “Người có đạo thường được giúp đỡ”.

Ma chướng chắc chắn có. Thế Tôn thị hiện thành Phật còn có ma chướng. Bồ-tát tu hành chứng quả đâu có ác ý gì, tâm địa các Ngài thật là thuần thiện, vậy mà vẫn có ma chướng. Chúng ta biết ma chướng có từ vô thỉ kiếp đến nay, kết ân oán nợ nần với chúng sanh, ân báo không hết, oán cũng không có cách gì dứt hết được, nợ nần trả không xong, như vậy bạn mới biết sự vướng víu ân oán nợ nần là nguyên nhân vẫn phải gặp ma chướng của Bồ-tát thành Phật.

Chúng ta trong quá khứ đời đời kiếp kiếp, vô lượng kiếp đến nay cũng làm những việc này, cho nên ngày nay trên đường Bồ-đề, mặc dù muốn làm sự nghiệp lợi ích tất cả chúng sanh, không có mảy may ý nghĩ tự tư tự lợi, nhưng vẫn không thể tránh khỏi ma chướng. Bồ-tát có trí huệ, người học Phật chính là phải học trí huệ này. Khởi dụng của trí huệ là làm thế nào tiêu trừ ma chướng, làm sao chuyển ma chướng thành trợ lực. Đây là trí huệ, là điểm mà chúng ta phải học ở Thế Tôn. Thế Tôn có thể khiến ma vương trở thành hộ pháp, chân thành cảm hóa nhân tâm. Chỗ chúng ta thiếu sót chính là chỗ này, không có thành ý. Tâm tốt là rất hay, nhưng tâm của chúng ta vẫn chưa đủ tốt, cho nên vẫn không có cách gì cảm hóa tâm chúng sanh. Đây là điểm chúng ta cần cố gắng, cần nỗ lực.

Trong chú giải phía dưới có mấy câu nói rất hay. “Chỉ dùng thực tâm để làm lành”. Cái thực tâm này chính là tâm chân thành, ở trong Phật pháp gọi là tâm Bồ-đề, nhà Nho gọi là thành ý, chánh tâm. Câu này ý nói dùng thành ý, chánh tâm để hành thiện.

“Ắt việc người đã hợp lòng trời”. Chỗ này nói “thiên tâm”, nhà Phật gọi là tánh đức. Bạn khởi tâm động niệm, hành vi tạo tác tương ưng với tánh đức.

“Ý trời há có trái nghịch ước nguyện của con người ư?”. Chữ “thiên ý” này

Dùng chân tâm, là chỉ trời đất quỷ thần. Bạn dùng chân tâm, dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi thì quỷ thần kính ngưỡng bạn, ngay cả oan gia trái chủ của bạn nhìn thấy rồi họ cũng khâm phục, cũng kính ngưỡng, cho dù không giúp đỡ bạn, họ cũng không làm hại bạn. Đây là đạo lý nhất định.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm