Bâng khuâng ảnh cũ chùa quê
Ở xứ mình, hầu như ai cũng có ký ức về ngôi chùa quê hương gần gũi gắn với tuổi thơ, cùng bờ đê, lũy tre, ngôi trường tiểu học...
>>Những ngôi chùa Việt độc đáo
Chùa Ông Chín với tôi thân thiết lắm, từ lúc chẳng hiểu mô tê gì về tôn giáo, chùa chiền, Đạo... Qua một kênh đào có cầu sắt cong cong lát ván rung rinh khi xe chạy qua, rảo cẳng chưa mấy chốc đã đến cổng chùa. Ven quốc lộ ì ầm xe cộ ngày đêm, khi ấy chùa quê cuốn hút tuổi nít ở dãy hình họa 12 cửa ngục ở gian sau, sinh động, xem vừa sợ vừa thích.
Xa quê khá lâu, quay về biết đến chùa ấy có một cái tên khác: Vân An tự. Song, chùa Ông Chín đi vào tâm khảm bao người ở vùng này như một định danh. Ngày cũ, "Chùa ông Chín" không tăng không ni và dường như không có biển. Nay thành một cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cổng tam quan hoành tráng ngoài tên chùa Vân An tự còn bảng hành chính của giáo hội: Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo thị xã Giá Rai.
Trong ký ức lưu giữ ngôi chùa cũ, ngày nay thay đổi khá nhiều ngoài tên chùa và tấm bảng, có tăng ni, thêm thánh tượng Quan Âm lộ thiên cỡ lớn, nhiều công trình phụ trợ...Trước hiên chùa, những gốc sa la chạy dài ven quốc lộ đơm hoa nhiều làm nhẹ thanh âm động cơ xe cộ, lại toát lên quang cảnh thiền. Tôi thường sang đấy hầu trà vị Đại đức trụ trì Thích Huệ Trung, song có lẽ, sự thôi thúc của quá khứ thời thơ là một lý do? Không biết, chỉ nhận ra, lễ chùa, về, nhẹ nhàng hơn. Cứ đau đáu hình ảnh cũ ngôi chùa cũ của cái cũ làng quê một thời chưa xa lắm.
Hôm nay đến thư viện đổi sách, thuận duyên đập vào mắt "Địa chí Bạc Liêu" dày cui hàng trăm trang, nặng trĩu. Mang về về nặng túi xách! Đấy là công phu biên soạn tập hợp tư liệu cùng hình ảnh theo mô típ từ điển địa chí, trong một chương trình của nhà nước. Có nhiều thông tin, đọc lướt theo thói quen, chợt dừng ở hình ngôi chùa có đề mục "Chùa Vân An", ồ - đây rồi! Hình ảnh cũ chùa Ông Chín - Vân An tự, đẹp, giản dị, nhẹ nhõm, rất hay.
Cũng theo thói quen cố hữu công việc sưu tầm tư liệu, mở máy ảnh chụp nhanh hình chùa cùng thông tin ngắn gọn đi kèm. Thắc mắc miết: sao không có lấy một cái tên cũ đã thành danh "chùa Ông Chín", Vân An tự được sử dụng xuyên suốt đề mục nhỏ. Hẳn đấy là một thiếu sót căn bản, hay rất căn bản. Chùa Ông chín đã gắn liền với một lịch sử, với đời sống tâm linh của bà con địa phương, trong tình cảm thân thiết mang tính văn hóa...
Hình ảnh cũ khơi gợi nhiều, lốc cốc gõ, trải lòng...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ
Chùa Việt 09:28 19/12/2024Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.
Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ
Chùa Việt 09:37 18/12/2024Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.
Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM
Chùa Việt 10:02 09/12/2024Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.
Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn
Chùa Việt 09:37 07/12/2024Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.
Xem thêm