Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/11/2024, 16:58 PM

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy trong nhiều năm qua, mực nước tại biển Caspi đã cạn dần. Một số nơi từng là bãi tắm lý tưởng nay chỉ thấy những bãi đất khô cạn.

Tình hình tại Caspi ngày càng xấu đi, Tình trạng xây đập, khai thác quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu đều đang đẩy biển Caspi đến trước nguy cơ không thể phục hồi.

Ảnh vệ tinh phía đông bắc biển Caspi được chụp vào tháng 9/2006 ẢNH: NASA

Ảnh vệ tinh phía đông bắc biển Caspi được chụp vào tháng 9/2006 ẢNH: NASA

Mực nước tại đông bắc biển Caspi cạn một phần vào tháng 9/2022 ẢNH: NASA

Mực nước tại đông bắc biển Caspi cạn một phần vào tháng 9/2022 ẢNH: NASA

Biển Caspi báo động

Là hồ lớn nhất thế giới và không thông ra đại dương nào, Caspi được gọi là “biển” bởi diện tích rộng lớn của nó. Diện tích bề mặt của Caspi hơn 370.000 km2, với đường biển vòng cung trải dài hơn 6.400 km và được chia sẻ bởi 5 quốc gia: Kazakhstan, Iran, Azerbaijan, Nga và Turkmenistan.

Các nước trên cũng tận dụng biển Caspi cho hoạt động nông nghiệp, thủy sản và du lịch. Nơi đây cũng có trữ lượng dầu khí lớn và giúp điều hòa khí hậu, mang độ ẩm cho khu vực Trung Á.

Nếu biến đổi khí hậu làm nước biển dâng thì điều ngược lại xảy ra ở nơi không giáp đại dương như Caspi. Mực nước ở đây sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng giữa nước từ sông hồ và lượng mưa. Khí hậu ấm lên khiến nước ở nhiều hồ thu hẹp. Ngoài ra, biển Caspi được cung cấp nước bởi 130 con sông và việc xây dựng đập tại các con sông đang làm giảm lưu lượng nước chảy vào nơi này.

Nếu tình trạng trên kéo dài, biển Caspi có thể lâm vào tình cảnh tương tự biển Aral, cách Caspi khoảng 2.500 km về phía đông, nằm giữa Kazakhstan và Uzbekistan. Chưa đầy 30 năm, biển Aral từ chỗ một trong những hồ lớn nhất thế giới, đã khô cạn gần như hoàn toàn.

Ảnh vệ tinh chụp biển hồ Aral năm 1989 (trái) và 2014 ẢNH: NASA

Ảnh vệ tinh chụp biển hồ Aral năm 1989 (trái) và 2014 ẢNH: NASA

Nguy cơ thảm họa sinh thái

Mực nước biển Caspi đã giảm kể từ giữa thập niên 1990 nhưng tốc độ tăng nhanh kể từ năm 2005. Chuyên gia về mô hình hệ thống trái đất Matthias Prange (Đại học Bremen, Đức), nhận định khi thế giới ấm lên, mực nước tại biển Caspi còn giảm mạnh. Ông Prange dự đoán mực nước sẽ giảm 8 - 18 m vào cuối thế kỷ 21, tùy vào tốc độ cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch toàn cầu.

Ngay cả trong kịch bản lạc quan hơn thì riêng phần nước nông ở phía bắc biển Caspi, xung quanh Kazakhstan có thể biến mất vào cuối thế kỷ này, theo ông Joy Singarayer, giáo sư cổ khí hậu học tại Đại học Reading (Anh).

Các nhà quan sát nhận định đây có thể là cuộc khủng hoảng cho các quốc gia nằm quanh biển Caspi. Ngư trường sẽ bị thu hẹp, du lịch sụt giảm và vận tải biển gặp khó khăn khi tàu thuyền thiếu chỗ neo đậu.

Ông Singarayer còn dự báo về cạnh tranh địa chính trị trên nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, với việc các quốc gia giáp biển Caspi có thể đẩy mạnh hoạt động khai thác tài nguyên nước và dầu khí. Ngoài ra, vấn đề sẽ thêm phức tạp khi đường bờ biển thay đổi do mực nước giảm.

Xác hải cẩu Caspi trôi dạt vào bờ biển ở thành phố Makhachkala, Nga tháng 12/2022 ẢNH: REUTERS

Xác hải cẩu Caspi trôi dạt vào bờ biển ở thành phố Makhachkala, Nga tháng 12/2022 ẢNH: REUTERS

Đa dạng sinh học và sinh vật sống ở biển Caspi cũng sẽ bị đe dọa. Đặc biệt, đây là nơi sinh sống của loài cá tầm có nguy cơ tuyệt chủng - loài cá vốn là nguồn cung cấp 90% trứng cá muối cho thế giới. Vùng nước rộng lớn này đã được bao bọc trong đất liền ít nhất 2 triệu năm, với điều kiện khắc nghiệt là cơ sở hình thành nên nhiều loài sò độc đáo, có thể biến mất nếu tình hình xấu đi. Các cá thể hải cẩu Caspi, loài hải cẩu độc nhất chỉ có trên vùng biển này, cũng đứng trước nguy cơ mất đi môi trường sống.

Hồi tháng 8, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev gọi tình trạng suy giảm mực nước tại biển Caspi đang trở thành thảm họa về sinh thái.

Bảo Hoàng 
(Thanh Niên)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm