Phương pháp giáo dục con người trong kinh A Hàm
Phương pháp giáo dục thiền định rất giản dị, nhưng đưa đến nhũng kết quả to lớn và tốt đẹp về mặt giáo dục tâm lý, tình cảm, hoàn bị tinh thần giáo dục tự trị, tự chủ, tự tin, trách nhiệm cá nhân, đồng thời mở rộng hướng sáng tạo, cá nhân của văn hóa văn minh.
Khái niệm về con người theo quan điểm Phật giáo
Phật giáo không có quan niệm hay giả định nào về con người cả. Không nhìn nó một cách mơ hồ mà nhìn một cách khách quan như thật, nhìn con người như những gì con người đang có và đang làm. Con người đang làm ấy là một sự kết hợp bất khả phân của tâm lý và vật lý hay sự kết hợp của năm uẩn: sắc uẩn ( là cơ thể vật lý và thế giới vật lý). Thụ uẩn ( là các cảm giác cảm nhận khổ, lạc v,v…). Tưởng uẩn (là các khả năng kinh nghiệm sự vật là hồi tưởng ). Hành uẩn (là các khả năng suy luận phán xét chọn lựa. Và Thức uẩn (là khả năng ghi lại những sự có mặt của sự vật). Và con người ấy được nhận định như sau:
– Con người là tổng thể của 5 uẩn là duyên sinh nên vô ngã. Con người có khả năng vô tận bên trong, có thể đánh thức.
– Con người với ý trí và trí tuệ của tự thân có thể giải quyết mọi vấn đề của mình gồm cả việc chuyển đổi tâm lý và trí tuệ đi lên đỉnh cao của giác ngộ giải thoát ngay trong hiện tại.
– Con người được nhìn hiện hữu trong một dòng sống vô tận, trôi chảy mà không bị giới hạn trong một giai đoạn sinh mệnh nào.
– Là độc lập tương quan. Do tinh cha huyết mẹ kết hợp trong thời kỳ có thể thụ thai của mẹ phối hợp với nghiệp lực của mình.
Con người, khi đã được xác định do ngũ uẩn và duyên sinh như trên đã trình bày, vậy thì con người không do một bàn tay thiên liêng nào nặn ra, không phải chỉ là vật chất cũng không phải chỉ là tinh thần nó cũng không mang theo nó một linh hồn hay bản ngã nào. Nó đang có mặt như những gì nó đang là gồm có cả tình cảm, ý chí, lý trí, thân xác và nguồn sáng tạo. Và nó đang ở trên một quá trình phát triển giữa cộng đồng con người, giữa không gian và thời gian.
Vậy, giáo dục con người toàn diện ấy phải là một nền giáo dục giúp con người phát triển nhịp nhàng và toàn diện gồm có đủ trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục và giáo dục về tình cảm, sinh lý và giáo dục thiền định…và, nền giáo dục ấy Phật giáo hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu về giáo dục con người toàn diện ấy.
Tìm lại con người thật của mình
Phương pháp giáo dục con người trong kinh A Hàm
Giáo dục con người toàn diện, như chúng ta đã thấy, một nền giáo dục chỉ dạy những kiến thức chuyên môn một chiều để đáp ứng các nục tiêu xã hội thì không phải là giáo dục toàn diện. Một nền giáo dục chỉ cung cấp kiến thức, rèn luyện sức khỏe và một số vấn đề luân lý, đạo đức đầy ước lệ cũng không phải là toàn diện. Và một nền giáo dục truyền trao kiến thức thể dục, đạo đức, mỹ dục, sinh lý cũng chưa nói lên được ý nghĩa toàn diện của giáo dục, vấn đề đường hướng giáo dục có trở nên toàn diện hay không là do có cái nhìn nhất quán và toàn diệ về con người hay không.
Đặt vấn đề như vậy tức là đặt vấn đề về mẫu người giáo dục phải dạy những gì và dạy như thế nào. Đức Phật đã xác định một số nội dung của giáo dục đó chính là từ bi trí tuệ. Mặt từ bi chính là đạo đức và vượt lên trên đó chính là tính người và là bản chất siêu việt của giáo dục. Về mặt trí tuệ thì Phật giáo nói là trí tuệ chứ không phải là kiến thức chỉ là sản phẩm của tư duy ngã tính, là một phần tố của con người mà không phải là một con người đích thực. Nó không nói lên thực tại vô ngã và hạnh phúc chân thật vô ngã. Chỉ khi có trí tuệ (chính kiến và chính tư duy) có mặt thì con người toàn diện mới có mặt. Vìa vậy một nền giáo dục toàn diện là một nền giáo dục vừa cung cấp kiến thức vừa tạo điều kiện cho trí tuệ sinh khởi.
Giáo dục học đường đang nhắm đến hai mục tiêu giáo dục đó là đào tạo con người xã hội và con người chính nó. Con người xã hội đáp ứng như cầu của xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo, chính trị, quốc phòng…vv. còn con người chính nó là con người của vật lý và sinh lý, tâm lý, ý chí tình cảm..vv.trong khi nền giáo dục đó chưa thể đi đến sự hoàn chỉnh thì Đức Thế Tôn đã giáo dục con người với đầy đủ các mặt ấy từ cách đây hơn 2500 năm về trước.
Về mặt xã hội trong kinh Thiện Sinh – Trung A Hàm, Đức Phật dậy về cách đối nhân xử thế, cách xây dựng mối tương giao tốt trong gia đình và ngoài xã hội. Như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái: Phận làm con phải lấy năm điều sau để phụng dưỡng cha mẹ: 1. Tăng thêm của cải; 2. Cáng đáng mọi việc nhà; 3. Dâng cho cha mẹ những gì cha mẹ muốn; 4. Không tự làm gì khi chưa hỏi cha mẹ và không được trái ý cha mẹ; 5. Tất của những vật riêng của mình đều dâng hết cho cha mẹ.
Ngược lại cha mẹ cũng phải lấy năm điều để chăm sóc con cái, đó là: 1. Thương yêu con cái; 2. Cung cấp cho con cái không thiếu thốn; 3. Khiến con cái không mang nợ; 4. Tìm nơi chốn xứng đáng để dựng vợ gả chồng cho con cái; 5. Cha mẹ có của cải vừa ý đều giao hết cho con cái.
Dục mang lại hạnh phúc hay khổ đau cho con người?
Hay mối quan hệ bạn bè, anh em. Bạn bè với nhau, người này phải lấy năm điều để đối xử với người kia: 1. Ái kính; 2. Không khinh thường; 3. Không dối gạt; 4. Cho tặng đồ quý; 5. Giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời người kia cũng phải lấy năm điều để nhớ nghĩ đến người này: 1. Biết của cải hết; 2. Khi biết của cải hết thì cung cấp của cải; 3. Thấy buông lung thì khuyên ngăn; 4. Thương nhớ bạn; 5. Bạn gặp hoạn nạn thì cho nương tựa.
Với những hiện trạng, tệ nạn trong xã hội Đức Phật thấy rằng nghèo đói là nguyên nhân chính của trộm cắp, hung ác, hằn thù, bạo động..vv. và để cải thiện tình trạng ấy của xã hội cần phải cải thiện kinh tế bằng nhiều cách khác nhau như cung cấp hạt giống cho nông dân, cấp vốn cho thương gia, trả lương chính đáng cho công nhân và trong nước cần có sự tương trợ lẫn nhau, nhà vua thay vì làm đàn tế lễ hay thay bằng các cuộc đại chuẩn thí cho dân nghèo, bài trừ mê tín trong dân chúng. Như trong kinh Cứu La Đàn Đầu – Trường A Hàm, Đức Phật dạy: “ Đối với những người làm công chức thì phải chu cấp lương bổng đầy đủ, đối với người buôn bán thì cung cấp vốn cho họ kinh doanh, đối với nông dân thì cung cấp trâu bò, hạt giống để họ làm ăn”.
Không chỉ quan tâm về mặt kinh tế, trên phương diện chính trị xã hội Đức Phật chỉ dạy mười điều cần có của mỗi vị Quốc vương, của những người lãnh đạo đất nước. Đồng thời để xây dựng đất nước hùng mạnh không bị giặc ngoài xâm lấn thì nhân dân trong nước từ trên xuống dưới, từ già đến trẻ ..vv. phải luôn luôn đoàn kết với nhau, trong kinh Du Hành – Trường A Hàm, Đức Phật chỉ dạy bảy điều để xây dựng quốc gia cường thịnh:
“1. Nhân dân thường họp bàn chính sự, khiến già trẻ hoà thuận; 2. Vua tôi hoà thuận, trên kính dưới nhường; 3. Tôn trọng pháp luật, hiểu điều cấm kỵ, không trái lễ độ làm cho quốc gia giàu mạnh, yên ổn; 4. Hiếu dưỡng cha mẹ, kính thuận sư trưởng; 5. Tôn trọng miếu mạo, kính lễ quỷ thần khiến quốc gia cường thịnh, yên ổn lâu dài; 6. Giữ gìn khuê môn thanh khiết không bậy bạ, cho đến sự vui đùa, nói năng cũng không tà vạy; 7. Tôn thờ Sa môn, kính người trì giới và thân cận ủng hộ không biếng nhác”.
Tóm lại, hết thảy mọi vấn đề, mọi phương diện của xã hội từ thấp đến cao, từ xa đến gần, từ đơn giản đến phức tạp, từ mơ hồ đến cụ thể ..vv. không loại trừ một vấn đề nào, Đức Thế Tôn đều khéo léo thuyết giảng để mọi người đều có thể hiểu, hiểu một cách tường tận và nhận thấy rằng điều đó là hoàn toàn đúng, nó không chỉ đúng đối với bản thân mỗi người ở mọi góc độ đều phù hợp và đem lại lợi ích cho số đông. Những điều mà Đức Thế Tôn khéo nói ấy đó là cách sống, cách ứng xử, cách suy nghĩ trong hành động, trong cuộc đời.
5 tính xấu hiện hữu trong một con người qua một góc nhìn
Ai đó cho rằng Đạo Phật là đạo bi quan, yếm thế làm nhụt ý chí vươn lên của con người, Đạo Phật là phản khoa học thì kẻ ấy thực sự là kẻ hoàn toàn bị đui điếc, không hề hiểu gì về Đạo Phật. Đạo Phật không chỉ là đạo của từ bi trí tuệ, đạo của con người mà Đạo Phật chính là nguồn sống vô tận, là nghệ thuật sống đẹp trong cuộc đời, như một thi sĩ Hồi Giáo cũng phải ca ngợi về nhân cách cao cả của Đức Phật:“Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vào vị Hoàng Đế trong y phục của người khất thực chính là ngài đó, siêu phàm tính của người thật vĩ đại giữa con người”. (Phật giáo dưới mắt người trí thức Thích Tâm Quang dịch)
Với lối truyền đạt tư tưởng sáng sủa, rõ ràng và cụ thể dù cho đó là nội dung trừu tượng, Đức Phật với phương pháp giảng dạy của ngài vừa ứng dụng nguyên tắc “khế lý”, “khế cơ”, vừa khích lệ so sánh ví dụ với các hình ảnh cụ thể quen thuộc để người nghe để quen thuộc và dễ hiểu điều Ngài muốn nói. Thật phong phú với rất nhiều hình ảnh ví dụ trong các kinh điển Nam tạng và Bắc tạng. Để chỉ dạy về giáo lý Phật pháp cho hàng đệ tử không chấp trước, để họ biết vận dụng giáo lý ấy đi đến sự an lạc hạnh phúc. Phật đã ví giáo lý như “chiếc bè” để qua sông mà không phải để mang trên vai. Hoặc như ngón tay để chỉ mặt trăng, hay giáo lý như tấm bản đồ để chỉ đường.
Quả thật Đức Phật là nhà tâm lý kiệt xuất, rất đỗi từ bi và đầy nhân bản, Ngài đã vận dụng mọi loại hình ngôn ngữ tùy theo đừng đối tượng giáo hóa, khiến cho giáo pháp của Ngài khắc sâu vào tận đáy lòng thính giả. Với từng căn cơ của từng đối tượng, Ngài đều có các phương tiện linh hoạt nhu nhuyến khéo thuyết giảng. Với phương pháp giảng dạy dễ hiểu, hấp dẫn và sống động cụ thể thu hút sự chú ý của người khác và có tác dụng đánh mạnh vào tâm thức của người nghe. Kèm theo với phương pháp này Đức Phật còn giảng những bài có duyên sự và bối cảnh của nó ví dụ như khi ở bên bờ sông Hằng khi thấy một khúc gỗ lềnh bềnh trôi trên mặt nước, Thế Tôn liền gọi các Tỷ Khiêu lại, chỉ khúc gỗ và giảng dạy về con đường giải thoát, Ngài dạy:
“Nếu khúc gỗ không hư nát trong ruột không tấp vào hai bên bờ, không bị vướng vào nước xoáy, không bị loài người hay loài khác nhặt, thì nhất định khúc gỗ ấy trôi thẳng về biển. Cũng thế người tu sỹ nếu không như khúc gỗ hư ruột (chỉ tà kiến của người tu hay ngoại đạo), nếu không tấp vào hai bờ (nghĩa là không vướng mắc vào các căn, các trần) nếu không mắc vào nước xoáy (không ngã mạn) nếu không bị người ta nhặt (không bị ràng buộc nhiều với người đời, cư sỹ) nếu không bị phi nhân, chư thiên nhặt (chỉ người tu cầu sinh thiên để hưởng phước, thì nhất định người tu sĩ ấy như khúc gỗ trôi thẳng về biển sẽ vào biển thánh, thành tựu phạm hạnh chứng ngộ giải thoát niết bàn”. (Kinh Bốn Mươi Hai Chương)
Trở về chính mình – một con người đích thực
Trong các kinh những đoạn mở đầu bằng chữ “ví dụ” và bắt đầu phần kết thúc của đoạn bằng chữ “cũng thế” là những đoạn Thế Tôn so sánh ví dụ như Kinh Pháp Cú:
“Như mái nhà vụng lợp
Mưa có thể thấm vào
Cũng vậy, tâm không tu
Tham dục dễ xâm nhập”
(Pháp cú 13)
Cũng có khi hình ảnh ví dụ vừa cụ thể lại vừa thi vị, không đơn điệu, không gây cảm giác chán nản ở người nghe:
“ Ai sống ở đời này
Ái dục được hằng phục
Sầu rời khỏi người ấy
Như nước rơi lá sen”
(Pháp cú 336)
Những lời dạy của Đức Thế Tôn có khi rất cụ thể, rất ngắn gọn, rất giản dị nhưng vẫn nói lên ý nghĩa thâm sâu và chứa đựng cả nội dung giáo lý Phật Pháp:
“Cỏ làm hại ruộng vườn
Tham lam hại người đời
Bố thí, người lìa tham
Do vậy được quả lớn”
(Pháp cú 356)
Phương pháp giảng dạy bằng những ví dụ của Đức Phật là một phương pháp rất khoa học và rất tâm lý khiến cho việc giảng dạy đem lại nhiều kết quả tốt, có thể là phương pháp mẫu mực chỉ đạo cho học đường mới.
Phương pháp giáo dục của Đức Phật không chỉ bằng khẩu giáo mà bằng thân giáo, mỗi hành động, cử chỉ việc làm trong cuộc sống hàng ngày của Ngài cũng đều là những bài thuyết pháp không lời, vì tự đó đã nói lên một sự sống mãnh liệt, chỉ cần một hành động một cử chỉ có thể mang lại tác dụng to lớn là vì chính ngay tự bản thân tràn đầy Phật chất, được trang bị bằng hương giới, hương định, hương trí tuệ. Và khi bản thân đã tràn đầy Phật chất thì ngôn ngữ đó cũng mang lại một hiệu quả lợi ích thiết thực cho người nghe tự cảm nhận được sức sống dạt dào.
Cuộc đời của Đức Phật thật bình dị và an lạc biết bao. Hàng ngày Ngài đi khất thực, ngồi thiền và thuyết pháp. Buổi sáng sớm thường thuyết pháp cho các vị chư thiên , buổi tối thường thuyết pháp cho các đệ tử, Ngài thường đi hoằng hóa một mình hoặc có chúng Tỷ Khiêu đi cùng. Khi nghỉ tại gốc cây, Ngài đi nhặt lá khô lót thảo tọa để ngồi, hoặc có một đệ tử nhặt hộ. Cho đến khi tuổi đã cao Ngài mới có một thị giả.
Đức Phật hàng ngày ngồi thiền và giảng dạy Đạo Phật cho nhưng ai muốn nghe và muốn hỏi, không phân biệt giai cấp, không phân biệt nam nữ, tầng lớp hay ngoại đạo. Có một lần, một du sỹ ngoại đạo đã đi theo Ngài trên đường vào làng khất thực và cầu mong Ngài trả lời một số câu hỏi sau ba lần thỉnh cầu. Thế Tôn đã dừng lại thuyết pháp cho du sỹ ngoại đạo. Ngài cũng đã nhận lời thụ trai cùng chúng Tỷ Khiêu ở tư thất một kỳ nữ.
Ba việc cần biết của một con người
Một lần khác, Ngài đã dạy các Tỷ Khiêu hãy để cho nàng Patacara, một người loạn chí vì đau khổ, không có một mảnh vải che thân đến gặp Ngài. Bấy giờ các Tỷ Khiêu ngăn Nàng lại, khi vừa thấy Thế Tôn Nàng liền lấy một mảnh y do các Tỷ Khiêu vừa ném đến để che thân và sụp lạy, khóc dưới chân Thế Tôn. Thế Tôn thuyết pháp khiến Nàng tỉnh giác ngay tại chỗ.
Đức Phật, vị Thầy của nhân thiên, bậc chính đẳng giác cao quý của tất cả loài người và một vị vua tôn kính hơn tất cả các vị vua khác. Ấy vậy mà cuộc sống của Ngài lại vô cùng giản dị, vô cùng gần gũi, thân mật và đầy tình thương yêu bao la, từ cách đây hơn 2500 năm, trong các xã hội đầy rẫy những mê tín, tà kiến và phân biệt giai cấp, Đức Phật đã phá tan những bất công ấy trong xã hội, Ngài dạy:“không có giai cấp trong giọt nước mắt cùng mặn.Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ”.
Trong tất cả mọi người, không kể nam nữ, sang hèn hay vua quan hay dân thường như những người bần cùng nhất của xã hội, người gánh phân, cô gái làm nghề bán hoa để kiếm sống, Đức Phật đều ân cần dạy dỗ, chỉ bảo tận tình không hề phân biệt hướng dẫn họ đi từ bến mê đến bờ giác.
Đức Phật vì lợi ích của Chư Thiên và loài người dạy đủ căn cơ trình độ, với mọi đối tượng, Ngài dạy cách tu tập để có phước đức sinh thiên. Ngài dạy về hạnh phúc thiết thực ở đời. Như hạnh phúc của đời sống gia đình, những điều cần thiết của một cô dâu về nhà chồng. Như thế nào người vợ tốt, người chồng tốt, như thế nào là một người lãnh đạo giỏi, người thợ tốt, người học trò tốt, người láng giềng tốt..vv. và Ngài dạy để trở thành một con người với đủ bản lĩnh thì điều cần yếu đó chính là tự bản thân mình, tự mình phải biết vươn lên dựa vào khả năng của mình, không dựa dẫm vào người khác, không cầu xin thế lực nào khác, hãy là chính mình:“chính tự mình làm chỗ nương cho mình, chứ người khác không làm sao nương được , tự mình tu tập mới đạt được đến chỗ nương tựa nhiệm màu”. (pháp cú 160 phẩm tự ngã)
Hay: “Thắng ngàn quân giặc ở chiến trường chẳng bằng người tự thắng. Người tự thắng chính mình mới là chiến sỹ oanh liệt nhất”.(pháp cú 103 phẩm ngàn)
Bằng thân giáo, khẩu giáo Đức Phật đã – đang và sẽ mãi mãi đem đến cho chúng sinh vạn loài trong cõi đời này sự an lạc và thức tỉnh của tâm hồn và đó mới chỉ là một phần của phương cách giáo dục của Ngài. Cao hơn thế Đức Phật giáo dục trên sự chứng ngộ của bản thân mình, một phương pháp giáo dục đặc biệt và là sắc thái riêng của giáo dục Phật giáo. Đó là giáo dục thiền định.
Do đâu mà con người sinh ra lỗi lầm?
Giáo dục Phật giáo là một phương pháp riêng, một sắc thái giáo dục đặc biệt đó là thiền định. Nó chứa đựng thực sự vận dụng vào trong bất cứ một hệ thống giáo dục hiện đại nào. Phương pháp giáo dục thiền định rất giản dị, nhưng đưa đến nhũng kết quả to lớn và tốt đẹp về mặt giáo dục tâm lý, tình cảm, hoàn bị tinh thần giáo dục tự trị, tự chủ, tự tin, trách nhiệm cá nhân, đồng thời mở rộng hướng sáng tạo, cá nhân của văn hóa văn minh.
Về tình cảm, thiền định đưa con người vào phấn khởi hoan hỷ, an tịnh buông xả vào tình thương và sự từ bi..
Về tâm lý thiền định là quá trình chuyển đổi tâm lý từ tâm lý thụ động sang tích cực, từ tham – sân- si sang vô tham – vô sân- vô si, từ thất niệm qua tỉnh giác…
Về cảm thụ, thiền định đưa vào các cảm thụ lạc, hạnh phúc, và khắc phục các cảm thụ khổ của thân tâm. Trong cảm thụ này của thiền định, hành giả hầu như bắt gặp các đối tượng gọi là “ Hạnh Phúc” mà con người đang tìm kiếm.
Thiền định còn giáo dục tốt ý thức, khả năng tập chung và kết quả này sẽ giúp cho tuổi trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn. Mặt khác thiền định giúp tuổi trẻ loại bỏ các tâm lý mệt mỏi, thụ động, chán nản, sầu muộn, dao động.
Ngày nay ở rất nhiều nước trên thế giới đã và đang tìm hiểu và học tập theo phương pháp thiền định của Phật giáo để lấy lại cân bằng trong cuộc sống chạy đua này và để chữa chứng bệnh của thời đại công nghiệp này là Stress. Đặc biệt ở Nhật Bản đã vận dụng thiền vào mọi lĩnh vực họa, nhạc, thi ca, hay trà đạo…và thiền đã trở thành như sắc thái riêng biệt về văn hóa của đất nước mặt trời này.
Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội
Kết luận
Để có thể bổ sung và cao đẹp hóa cho nên giáo dục của đất nước ta hiện nay chúng ta hãy đưa một vài chủ chương giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại để góp phần đào tạo con người và xây dựng xã hội trên cơ sở giáo lý của Đạo Phật. Vậy nói tới con người và xã hội, nghĩa là tìm cách giải quyết đời sống cụ thể của con người và xã hội , nghĩa là tìm cách giải quyết đời sống cuj thể của con người và môi trường sống của con người. Nói theo Phật giáo thì chúng ta phải giải quyết song phương đồng bộ cả nếp sống chính báo (bản thân con người ) và y báo ( môi trường sống) xã hội sao cho văn minh, tiến bộ trong mọi vấn đề của cuộc sống. Cụ thể là áp dụng tinh thần lục hòa và tứ nhiếp của Phật giáo việc giáo dục trong học đường.
Trong học đường với tinh thần lục hòa của Phật giáo, này ta sẽ có những bài học:
– Bài học thứ nhất là: “Thân hòa cùng ở”. Ta có thể lấy chữ hòa này để áp dụng vào việc để các em ngay từ nhỏ không có ý niệm phân biệt sang hèn, xấu đẹp… Trong lớp, trường của các em thường kết thành nhóm bạn chơi riêng và những nhóm này thường là những em đều có hoàn cảnh gia đình khá giả, ăn mặc đẹp và một số khác không có điều kiện như vậy thì kết riêng. Vì vậy các em được tổ chức ăn mặc đồng phục thì sẽ giúp cho tuổi trẻ đoàn kết thân mật với nhau hơn, gần gũi nhau hơn. Tuổi trẻ cần và luôn luôn được giáo dục tinh thần hòa hợp và đoàn kết.
– Bài học thứ hai là: Trong sinh hoạt tập thể, trong giờ bàn bạc thảo luận ..vv.các em cần được giáo dục nguyên tắc “ Khẩu hòa”, đó là cách phát biểu ý kiến của mình nhưng đồng thời cũng phải biết tôn trọng ý kiến của các bạn khác, không được nặng lời chỉ trích, đả kích…Thái độ chỉ trích, đả kích chỉ đem lại không khí nặng nề, bất hòa cho sinh hoạt tập thể, và làm trở ngại đề tài thảo luận. Trong không khí hòa hợp, tương kính của buổi thảo luận, mọi người sẽ đón nhận được cảm giác an ổn hạnh phúc còn rút được nhiều bài học, kinh nghiệm của việc sinh hoạt tập thể.
– Bài học thứ ba: Ở học đường nên lấy tinh thần “kiến hòa” để giáo dục. Sự khác biệt về màu áo, màu da cũng đủ khiến cho tuổi trẻ tách rời thành những nhóm nhỏ huống chi là sự tách biệt về tư tưởng. Tư tưởng của các em là màu áo của tâm hồn tuổi trẻ. Vì vậy, học đường cần nhận rõ vai trò giáo dục của mình là gieo thêm ý thức đoàn kết dân tộc của tuổi trẻ,cần phải tế nhị tạo ra một nhận thức xem như một triết lý giáo dục, làm thế nào để các em trong những điều kiện khác biệt về tư tưởng, về suy nghĩ, sự hiểu biết có thể đến gần nhau, thân mật, hòa hợp cùng chia sẻ. Đây là ý nghĩa “ Kiến hòa đồng giải”.
Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người
– Bài học thứ tư : Nguyên tắc “lợi hòa” các em không phân biệt dân tộc nào, khu vực nào, thành thị hay nông thôn, giàu có hay nghèo hèn đều phải được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi, đều được hưởng đầy đủ các quyền lợi về vật chất tinh thần, sự học hành và thi cử nơi học đường. Sự khác biệt về quyền lợi chỉ là việc đi ngược với tinh thần giáo dục hòa hợp và đoàn kết mà thôi.
– Bài học thứ năm: “ Giải hòa” giới này được hiểu là kỷ luật nơi học, các em phải được giáo dục với kỷ luật nghiêm minh và công bằng. Xã hội công bằng văn minh tiến bộ thì kỷ luật kỷ cương phải nâng cao. Các em phải luôn đặt mình trong một kỷ luật chung của học đường, cũng nỗ lực tổ chức kỷ luật, bảo vệ kỷ luật của học đường để việc dạy và học có hiệu quả tốt.
– Bài học thứ sáu là: “ ý hòa” trong học đường cần dạy cho các em tính thành thật, thành thật với chính mình và thành thật với bạn bè, chấp nhận nhau, thương yêu và tôn trọng nhau, giúp đỡ cùng tiến bộ, có ý thức xây dựng tập thể trên tinh thần hòa hợp, đoàn kết. Có được như vậy thì công tác giáo dục nơi học đường mới thực sự là thành công.
Đã nói đến sự hòa hợp tức là ta đã xác nhận sự bất đồng, đây là một cặp phạm trù luôn đi kèm nhau. Vì sự bất đồng là khó tránh nơi tập thể cho nên ở học đường việc giáo dục tuổi trẻ về tính nhân bản là điều trọng yếu. Biết tôn trọng người tức là tôn trong chính mình, tôn những cá tính riêng của mọi người như suy tư, tình cảm..vv. của người là cách sống đáng quý của con người.
Một bài học quan trọng và bổ sung cho 6 nguyên tắc “hòa hợp” trên là tứ nhiếp pháp tức là bốn việc cần làm khi ứng dụng vào cuộc sống là: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.
“Bố thí” là sự giúp đỡ nhau, thông cảm cho nhau, biết tương thân tương ái, bạn bè sống cùng nhau thương mến nhau như anh em một nhà, có thể chia sẻ cho nhau những thứ mình có mà bạn cần, có như vậy mới có sự đoàn kết hòa hợp.
Con người mong cầu điều gì nhất?
“Ái ngữ” là cách dùng lời nói, ai cũng muốn nghe, lời nói dịu dàng, hòa ái dễ nghe, chẳng ai muốn nghe lời nói đanh đá chua ngoa, nặng nề, thiếu tế nhị…vì vậy các bạn trẻ nhất là nữ giới phải luôn để ý đến lời ăn tiếng nói, xưa kia ông bà ta chú trọng nhiều đến công dụng ngôn hạnh, ngày này các bậc cha mẹ ít nhắc nhở con cái về vấn đề này. Mà chỉ có biết một việc là bắt con đến trường để nhồi nhét vào đầu nó ít vốn kiến thức để mai sau kiếm được công việc làm nhàn hạ một chút. Rồi sau lại ca phàn nàn rằng sao con cái ngày nay “ thô lỗ qúa” hay “thiếu tế nhị” ..vv. đây chính là việc cần thiết đem ái ngữ vào học đường.
Với “ lợi hành”và đồng sự đó chính là những việc việc làm có lợi cho mình và cho người, cùng làm việc, cùng học, cùng chơi, cùng lo những công việc của tập thể có đồng sự mới để cảm thông cho nhau, hiểu nhau hơn, dễ bày tỏ, dễ thấu hiểu …
Những nguyên tắc trên chẳng phải chỉ là những việc bình thường, những điều nhiều người nói mà thực chất đó là cả một nghệ thuật giảng dạy tâm lý học cho các nhà giáo dục hiện đại, trong việc tận dụng tâm lý học vào công tác giảng dạy để đạt mục tiêu đã đề ra là giáo dục con người xã hội và con người chính họ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Ái sanh (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)
Kinh Phật 17:30 20/12/2024Phật nói Kinh Ái sanh, trích từ Trung Bộ Kinh tập 2, Kinh Ái sanh, số 87, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Kinh phân biệt về sự thật
Kinh Phật 19:00 19/12/2024Phật nói Kinh Phân biệt về sự thật. Trích từ Kinh Trung Bộ III, Kinh Phân biệt về sự thật, số 141, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ về 6 căn bản phiền não (P.3)
Kinh Phật 10:24 19/12/2024Kinh Diệu pháp Liên Hoa sử dụng pháp môn phương tiện quyền xảo, khéo léo lấy nhiều ví dụ từ trần thế để mong giáo hoá được chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê lầm.
Kinh phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)
Kinh Phật 19:30 18/12/2024Kinh Phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu), Phật nói Kinh Phân biệt cúng dường. Trích từ “Kinh Điển Tam Tạng - Tạng Kinh - Kinh Trung Bộ III", Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Xem thêm