Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/08/2020, 13:57 PM

Báo ứng ngàn năm của đệ nhất danh tướng thời Chiến Quốc

Cuối đời nhà Đường, tại vùng Tây Bắc Cao Bình, thuộc Sơn Tây Trung Quốc, tương truyền một câu chuyện kì dị. Trong một buổi chiều giông bão lớn chưa từng có ở vùng này, đầu những năm 900, sấm sét đã đánh chết một con trâu lớn. Dưới bụng con trâu có hai chữ “Bạch Khởi”.

Dân gian kể rằng, Bạch Khởi sinh thời vì giết quá nhiều người nên gần 1 thiên niên kỉ sau vẫn còn phải chịu quả báo: làm kiếp trâu bị sét đánh chết.

Đại thắng Trường Bình

Cao Bình, Sơn Tây là địa danh gắn liền với một trong những trận đánh lớn nhất thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc: đại chiến Trường Bình, diễn ra từ năm 262 – 260 (TCN), giữa nước Tần và nước Triệu. Kết quả Tần đánh bại Triệu, là thắng lợi khẳng định sức mạnh của nước Tần, tạo nền tảng quan trọng cho quá trình thống nhất Trung Quốc sau này của Tần Thủy Hoàng.

Thắng lợi ở trận Trường Bình đưa Bạch Khởi lên hàng đệ nhất danh tướng thời Chiến Quốc nhưng với việc giết chết 45 vạn hàng binh Triệu, đây được coi là 1 trong những vụ thảm sát lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Trong trận chiến này, sau 2 năm giằng co ở ải Trường Bình, cả Triệu và Tần đều thay chủ tướng. Nhưng trong khi Tần bí mật cử Bạch Khởi làm chủ tướng để bổ sung nhân sự (Vương Hột vẫn được giữ làm phó tướng) thì bên Triệu, khi Triệu Quát ra làm chỉ huy, danh tướng Liêm Pha bị bãi chức phải rời mặt trận.

Chân dung Bạch Khởi, Bạch Khởi sinh thời vì giết quá nhiều người nên gần 1 thiên niên kỉ sau vẫn còn phải chịu quả báo: làm kiếp trâu bị sét đánh chết.

Chân dung Bạch Khởi, Bạch Khởi sinh thời vì giết quá nhiều người nên gần 1 thiên niên kỉ sau vẫn còn phải chịu quả báo: làm kiếp trâu bị sét đánh chết.

Ác giả ác báo và chuyện vợ chồng gian thần Tần Cối bị phỉ nhổ muôn đời

Xuyên suốt chiến dịch, Bạch Khởi đã làm trái nhiều điều trong binh pháp. Ngược lại, Triệu Quát chỉ là người biết binh pháp qua sách vở và không có thực tế trận mạc nên đã phải trả giá cho hàng loạt sai lầm. Theo lẽ thường binh pháp, nếu Bạch Khởi thực sự muốn tiêu diệt hoàn toàn đại quân Triệu thì quân Tần phải chiếm ưu thế so với kẻ địch.

Tại Trường Bình, quân Triệu đến trước, quân Tần đến sau, theo Binh pháp Tôn Tử thì: "Người thiện chiến xếp đặt người ta chứ không để người ta xếp đặt mình", do đó về điểm này quân Triệu lợi thế hơn. Về quân số, quân Tần không chiếm ưu thế quân số so với quân Triệu. Theo Binh pháp Tôn Tử, "đông gấp 10 lần thì vây, gấp 2 thì chia cắt", tuy nhiên Bạch Khởi lại dùng quân Tần để chia cắt và vây quân Triệu đông hơn. Thậm chí ông còn vây quân Triệu ngặt nghèo, cũng trái với điều mà Tôn Tử viết: "Vây quân nên để hở".

Bạch Khởi toàn làm nhiều điều trái với sách vở, thế nhưng quân Tần trong suốt chiến dịch không hề bị suy giảm nhuệ khí mà ngày càng chiếm ưu thế, ngược lại quân Triệu dưới quyền Triệu Quát theo khuôn khổ binh pháp thì càng ngày càng nguy khốn với quân Tần.

Trong 46 ngày từ tháng 7 đến tháng 9 năm 260 TCN, hơn 40 vạn quân Triệu bị vây ngặt, lương thảo cạn kiệt, quân sĩ giết hại lẫn nhau. Triệu Quát mấy lần xua quân ra đánh phá vây nhưng quân Tần dũng mãnh đánh rát khiến quân Triệu không thể phá vây được. Triệu Quát cùng kế, đành đích thân dẫn một cánh quân tinh nhuệ liều chết đi phá vây, hy vọng mở đường máu thoát ra. Khi quân Triệu Quát xông ra ngoài đều bị quân Tần dùng cung nỏ bắn trúng. Triệu Quát cùng cánh quân Triệu đều bị tử trận.

Cuối đời nhà Đường, tại vùng Tây Bắc Cao Bình, thuộc Sơn Tây Trung Quốc, tương truyền một câu chuyện kì dị. Trong một buổi chiều giông bão lớn chưa từng có ở vùng này, đầu những năm 900, sấm sét đã đánh chết một con trâu lớn. Dưới bụng con trâu có hai chữ “Bạch Khởi”. Ảnh minh họa.

Cuối đời nhà Đường, tại vùng Tây Bắc Cao Bình, thuộc Sơn Tây Trung Quốc, tương truyền một câu chuyện kì dị. Trong một buổi chiều giông bão lớn chưa từng có ở vùng này, đầu những năm 900, sấm sét đã đánh chết một con trâu lớn. Dưới bụng con trâu có hai chữ “Bạch Khởi”. Ảnh minh họa.

Ác giả ác báo: Cái chết thê thảm của gian thần Triệu Cao đời Tần

Thảm sát hơn 40 vạn hàng binh

Nghe tin Triệu Quát tử trận, quân Triệu không còn tinh thần chiến đấu, đều buông vũ khí đầu hàng. Quân Triệu đầu hàng quá đông, Bạch Khởi lo lắng chưa biết xử lý ra sao. Ông nhớ tới trước kia Vương Hột đánh chiếm Thượng Đảng, người Thượng Đảng một mực bỏ chạy hết sang nước Triệu, không chịu theo Tần, vì thế với số binh sĩ đông hơn cả quân mình, Bạch Khởi sợ cũng không thể kiềm chế được, nên bàn với Vương Hột chôn sống hết.

Để lừa quân Triệu, Bạch Khởi đem hàng tốt chia làm mười doanh, sai 10 viên tướng thống suất, hợp với 20 vạn quân Tần, đều cho trâu rượu, ăn uống và nói rằng ngày mai Vũ An quân sẽ lựa chọn quân Triệu, người nào khoẻ mạnh đánh trận được, thì cấp cho khí giới và đem về nước Tần sai dụng, còn người già yếu đều cho về Triệu. Quân Triệu mừng rỡ.

Đêm ấy, Bạch Khởi truyền mật lệnh cho mười viên tướng rằng: Quân Tần đều dùng vải trắng phủ đầu, nếu đầu không có vải trắng, thì tức là quân Triệu, đều phải giết đi. Quân Tần theo lệnh, cùng ra tay một lúc. Hàng binh nước Triệu vì không biết có lệnh ấy, lại không có khí giới, nên đều bó tay chịu chết. Bốn mươi vạn quân Triệu trong một đêm đều bị chém chết cả.

Bạch Khởi thu nhặt những đầu lâu quân Triệu, chất đống ở trong luỹ Tần, gọi là núi Đầu Lâu. Tính ra trong trận Trường Bình, trước sau 45 vạn quân Triệu, kể cả những quân Triệu đầu hàng Vương Hột trước, đều bị giết sạch. Bạch Khởi chỉ cho thả 240 người ít tuổi về Hàm Đan để tuyên dương cái oai của nước Tần.

Bạch Khởi quá hiếu sát, trong các chiến dịch do ông chỉ huy hầu như quân địch không có người sống sót trở về, thậm chí là một ngày giết mấy mươi vạn người như trong trận Y Khuyết, trận Yên-Dĩnh, trận Trường Bình. Ảnh minh họa.

Bạch Khởi quá hiếu sát, trong các chiến dịch do ông chỉ huy hầu như quân địch không có người sống sót trở về, thậm chí là một ngày giết mấy mươi vạn người như trong trận Y Khuyết, trận Yên-Dĩnh, trận Trường Bình. Ảnh minh họa.

Ác giả ác báo là có căn cứ khoa học

Đệ nhất danh tướng thời Chiến Quốc

Bạch Khởi từ nhỏ đã theo cha sống cuộc đời trong doanh trại. Ông rất thông minh, lại hiếu học, nhất là về những vấn đề quân sự. Bạch Khởi rất say mê nghiên cứu những trận đánh và binh pháp của những tướng lĩnh nổi tiếng như Tôn Vũ, Ngô Khởi, Tôn Tẫn. Vì từ nhỏ sống trong quân doanh nên Bạch Khởi vừa giỏi lý luận quân sự lại có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Năm 18 tuổi, ông chính thức tòng quân.

Bạch Khởi xông pha trận mạc suốt 37 năm, hầu như đánh đâu thắng đó, trước sau đánh phá 4 nước chư hầu, chém đầu gần 100 vạn quân địch (có thuyết cho rằng Bạch Khởi đã giết hơn 200 vạn người), hạ hơn 73 thành, mở rộng hơn trăm dặm đất đai cho nước Tần, làm suy yếu hoàn toàn Tam Tấn và khiến nước Sở từ chỗ ngang hàng với Tần bị đặt vào thế yếu hơn, luôn phải ở tư thế phòng ngự.

Chiến công của Bạch Khởi đã tiêu hao lực lượng chiến đấu của các nước mạnh nhất thời đó như Triệu và Sở, đưa nước Tần trở thành nước bá chủ thời Chiến Quốc, khởi đầu cho việc thôn tính hoàn toàn 6 nước chư hầu của nước Tần, đi đến thống nhất Trung Hoa.

Bạch Khởi được các sử gia Trung Quốc đánh giá là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất trong lịch sử Trung Quốc, luôn đứng đầu trong hàng ngũ các đại danh tướng. Trong khi các tướng lĩnh thời đó khi ra trận luôn đặt nặng binh pháp, điển hình như Triệu Quát, Bạch Khởi lại dùng binh không theo sách.

Bạch Khởi đã cầm quân đánh trận là thắng, không gì ngăn nổi. Điều này khẳng định tài năng quân sự phi thường của Bạch Khởi và xuyên suốt lịch sử Trung Quốc hầu như rất ít tướng lĩnh nào có những tố chất như ông.

Trước khi chết, Bạch Khởi thở dài nói: “Ta cũng đáng chết thôi. Ở Trường Bình 40 vạn quân Triệu đều đầu hàng, ta lại lừa dối chúng rồi giết hết cả đi. Chúng nó có tội gì mà lại phải bị giết như thế? Bây giờ chính là quả báo của ta chăng?” Ảnh minh họa.

Trước khi chết, Bạch Khởi thở dài nói: “Ta cũng đáng chết thôi. Ở Trường Bình 40 vạn quân Triệu đều đầu hàng, ta lại lừa dối chúng rồi giết hết cả đi. Chúng nó có tội gì mà lại phải bị giết như thế? Bây giờ chính là quả báo của ta chăng?” Ảnh minh họa.

'Ác giả ác báo' trong kinh Bốn Mươi Hai Chương

Quả báo vì lạm sát

Bạch Khởi tuy vô địch trên chiến trường nhưng quá bộc trực thẳng tính, đã xúc phạm đến Tần Chiêu Tương Vương. Một khuyết điểm nữa là Bạch Khởi quá hiếu sát, trong các chiến dịch do ông chỉ huy hầu như quân địch không có người sống sót trở về, thậm chí là một ngày giết mấy mươi vạn người như trong trận Y Khuyết, trận Yên-Dĩnh, trận Trường Bình. Cuối cùng ông bị thừa tướng Phạm Thư gièm pha, vua Tần muốn ông chết, có thể coi là báo ứng.

Năm 257, Bạch Khởi có bệnh, nhiều lần từ chối đem quân vây thành Hàm Đan của nước Triệu, Tần Chiêu vương giận lắm sai thu hết chức tước và phong ấp của ông, giáng xuống làm lính, đày ra Âm Mật, bắt ông phải lập tức ra khỏi thành Hàm Dương. Ông than rằng: “Phạm Lãi có nói: "Con thỏ khôn đã chết, con chó săn tất bị mổ". Ta vì Tần đánh hạ được hơn bảy mươi thành của chư hầu, cái thế tất phải bị mổ!”

Rồi ông đi ra cửa tây Hàm Dương, đến Đỗ Bưu tạm nghỉ để đợi hành lý. Thừa tướng Phạm Thư lại nói với vua Tần rằng: “Bạch Khởi ra đi, trong lòng ấm ức không phục, thốt ra nhiều lời oán giận, nói có bệnh, không phải là thật, sợ rằng sẽ đi sang nước khác để làm hại Tần!”

Vua Tần bèn sai sứ đưa cho Bạch Khởi một thanh gươm sắc, bắt phải tự tử. Bạch Khởi tự đâm cổ chết. Trước khi chết, ông thở dài nói: “Ta cũng đáng chết thôi. Ở Trường Bình 40 vạn quân Triệu đều đầu hàng, ta lại lừa dối chúng rồi giết hết cả đi. Chúng nó có tội gì mà lại phải bị giết như thế? Bây giờ chính là quả báo của ta chăng?”

Xem thêm video: "Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm