Bảo vệ cổ vật chùa Bổ Đà- Bắc Giang: Nguyện vọng xây cổng Tam quan theo đúng chuẩn di tích
Chùa Bổ Đà là một trong những trung tâm Phật giáo lớn thuộc thiền phái Lâm Tế, một trong những ngôi chùa độc đáo cổ kính và lớn nhất vùng đất Kinh Bắc. Bổ Đà cũng là nơi lưu giữ được nhiều di vật rất quan trọng như Bộ bản khắc kinh Phật, vườn tháp..
Chùa Bổ Đà ra đời từ thế kỷ XI (thời Lê), trải qua các thời Lê Trung Hưng - niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Bổ Đà cũng là nơi lưu giữ nhiều di vật rất quan trọng. Bộ bản khắc kinh Phật đã được công nhận là bảo vật quốc gia, vườn tháp và nhiều kiến trúc của chùa đều đòi hỏi được bảo vệ và giữ gìn cẩn trọng.
Dưới đây là cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đại Lượng, Phó Chủ tịch huyện Việt Yên- Bắc Giang về các vấn đề xung quanh chuyện bảo vệ cổ vật của chùa Bổ Đà cũng như bảo vật nói chung.
Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Bắc Giang, từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn Bắc Giang xảy ra gần 50 vụ xâm hại, trộm cắp di vật, cổ vật, kẻ gian lấy đi hơn 200 di vật, cổ vật các loại. Cho tới nay, hầu hết các vụ mất cắp này đều chưa tìm ra thủ phạm.
Tại chùa Bổ Đà, năm 2009 kẻ gian lấy mất 6 pho tượng phật, đầu năm 2016, kẻ trộm đã đột nhập lấy đi 1 chiếc chóe cổ và 4 lộc bình, năm 2017 chùa Bổ Đà lại bị đánh cắp mất pho tượng Quan âm Tổng tử bằng gỗ có niên đại hơn 200 năm.
“Đối với kho mộc bản (bảo vật quốc gia) hiện nay hằng đêm, cơ quan công an đều cử người đến giúp nhà chùa canh giữ xong nhà chùa vẫn rất lo lắng đối với việc bảo vệ cổ vật ở đây”- Trụ trì chùa Bổ Đà, Thượng toạ Thích Tục Vinh cho biết khi được hỏi về cách bảo vệ cổ vật tại chùa Bổ Đà.
Bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản cần thực hiện cẩn trọng và bài bản
+ Bảo vệ cổ vật là vấn đề khá đau đầu với nhiều địa phương, các cơ quản quản lý, thậm chí vấn đề chung được đặt ra là câu chuyện bảo vệ còn khá lỏng lẻo. Vậy công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của chùa Bổ Đà đang được địa phương thực hiện như thế nào thưa ông?
- Ông Nguyễn Đại Lượng: Năm 2016, Chùa Bổ Đà đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt, vì đây là ngôi chùa chứa rất nhiều ý nghĩa lịch sử và văn hóa. Năm 2018 UBND tỉnh Bắc Giang đã chủ trì phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng đề án tổng thể di tích. Đây là chốn tổ của thiền phái Lâm tế - Là trường phái phật giáo lớn nhất ở Việt Nam, ngôi chùa có bộ mộc bản kinh phật khắc trên gỗ thị cổ nhất thế giới, vừa qua cũng đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia;
Ngôi chùa có nhiều nét kiến trúc độc đáo được bảo tồn gìn giữ từ mấy trăm năm nay; Vườn tháp trong khuôn viên chùa là nơi yên nghỉ của hàng nghìn nhà sư đã tu hành trong thiền phái cũng được xếp hạng lớn và đẹp nhất Việt Nam.
Một số cây lâu năm như cây đa hơn 300 năm tuổi hoặc cây vối do các thiền sư trồng cũng đã được công nhận là cây di sản. Chúng tôi xác định, công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản là rất quan trọng và được thực hiện cẩn trọng và bài bản trong nhiều năm qua.
+ Được biết mới đây nhà chùa đã cho xây tam quan và cổng bảo vệ, song việc triển khai đã không hoàn toàn đúng theo cấp phép của Bộ VH- TT - DL. Hiện nay công việc trên đã được giải quyết như thế nào?
- Ông Nguyễn Đại Lượng: Việc xây dựng tam quan và cổng chùa thì theo các bậc tiền tổ, đây là di nguyện của thế hệ trước ngay từ khi xây dựng chùa. Khu Tùng lâm Tứ yên tự này được xây trong nhiều trăm năm; cũng không phải xây dựng một lần trong một vài năm.
Riêng hạng mục về tam quan và cổng chùa thì trong những năm đầu của thế kỷ 20 các nhà sư đã vận chuyển gỗ về để xây dựng. Tuy nhiên, trong khi vận chuyển về đến sông Cầu thì bị va vào đá và vỡ bè, một phần được kéo xuống để xây dựng chùa Đáp Cầu – Cùng Sơn môn; Một phần lớn gỗ đó trôi xuống Lục đầu giang, trôi theo sông Kinh thầy, các nhà sư níu bè, vớt lên xây dựng cổng tam quan của chùa Yên Ninh thuộc huyện Nam Sách, Hải Dương.
Trong những năm vừa qua, nhân dân ủng hộ và sự đóng góp của các nhà sư toàn sơn môn, các thầy chùa Bổ Đà đề xuất xây dựng cổng Tam quan. Tuy nhiên có một trục trặc là trong quá trình hoàn thiện hồ sơ còn thiếu chặt chẽ dẫn tới việc xây dựng cổng chưa hoàn toàn đúng so với hồ sơ cấp phép của Bộ Văn hóa.
Riêng cổng chùa thì do một phần nhận thức của các thầy ở chùa cũng như cán bộ địa phương dẫn tới những vi phạm về việc quản lý di tích. Thời gian vừa qua tỉnh đã chỉ đạo địa phương và nhà chùa đã hạ giải cổng chùa.
Xây dựng cổng chùa Bổ Đà có ý nghĩa trong việc đảm bảo an ninh trật tự
+ Dư luận nhân dân tại huyện Việt Yên, xã Tiên Sơn (Bắc Giang) dường như mong muốn sớm có giải pháp phù hợp cho việc xây dựng cổng bảo vệ của ngôi chùa có nhiều giá trị độc đáo và cổ kính bậc nhất ở vùng kinh Bắc. Việc xây dựng sẽ tăng cường cho công tác an ninh và bảo vệ bởi trên thực tế đã xảy ra tình trạng mất cắp cổ vật. Quan điểm của ông thế nào về việc trên?
- Ông Nguyễn Đại Lượng: Chùa Bổ Đà ngày xưa chủ yếu dành cho nơi tu tập của các tăng ni sơn môn. Hiện nay chùa đã mở rộng cho du khách vào thăm, đặc biệt hằng năm, lượng người về dự lễ chùa rất đông.
Trong 3 năm gần đây, bình quân mỗi năm có từ 300 đến 500 ngàn người, với quy mô cổng chùa như ngày xưa sẽ không đáp ứng được việc đi thăm quan, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trật tự. Góc độ địa phương, chúng tôi mong muốn rằng, cổng Tam quan là nơi rất có ý nghĩa đối với các ngôi chùa nói chung, chùa Bổ Đà nói riêng, mong muốn được giữ gìn Tam quan như là các thầy ở Sơn môn đã xây dựng.
Việc xây dựng cổng chùa cũng rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo an ninh trật tự. Với các yếu tố nói trên, chúng tôi mong muốn được chính phủ, Bộ VH-TT-DL cho phép để các thầy thực hiện Tam quan, cổng chùa một cách phù hợp, vừa là theo di nguyện của các bậc tiền tổ và cũng góp phần vào việc phát huy giá trị của di sản.
+ PV: Xin cảm ơn ông!
Chùa Bổ Đà với các bản khắc gỗ dùng để in ấn kinh sách ngày nay còn lưu lại bao gồm gần 2.000 bản thuộc các bộ kinh luật Đại thừa, như: Lăng nghiêm chính mạch, Yết ma hội bản, Nam hải ký qui... để phục vụ cho việc đào tạo truyền bá kinh Phật.
Bộ bản khắc này đã được công nhận là bảo vật quốc gia và là bộ bản khắc gỗ kinh Phật có niên đại lâu đời nhất ở Việt Nam. Vườn tháp trong khuôn viên chùa với hàng trăm ngôi tháp cổ chứa xá lị, tro cốt nhục thân của hàng nghìn vị tăng, ni thuộc thiền phái Lâm Tế với diện tích gần 8.000 m2 cũng là vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam.
Vườn tháp chùa Bổ Đà được xây dựng trong khoảng 300 năm, kể từ khi sư tổ có tên tục là Phạm Kim Hưng viên tịch. Đặc biệt, có ngôi tháp an táng tới 26 nhà sư, đây là những nhà sư là anh em cùng sơn môn, cùng tu một thầy, khi sống gắn bó với nhau nên khi qua đời vẫn muốn được nằm cạnh nhau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm