Kinh Chuyển Pháp Luân từ bản khắc gỗ Càn Long
Phật tử Hoàng Phước Đại, Pháp danh Đồng An, xin gửi đến quý Phật tử bản Chuyển Pháp Luân Kinh, được dịch từ bản khắc gỗ Càn Long (Tiểu Thừa Kinh, A Hàm bộ 7, tập 55, 小乘經, 阿含部七第55册).
轉法輪經
後漢安息三藏安世高譯
Chuyển Pháp Luân Kinh
Kinh Chuyển Bánh xe Pháp
Khi ấy Phật bảo các tỳ kheo: “Thế gian có hai việc đọa xuống rìa biên. Đệ tử hành đạo buông bỏ nhà cửa, suốt đời chẳng nên làm theo. Nhóm nào là hai? Một là ý niệm không thanh tịnh còn ưa nhớ tham dục. Hai là nương dựa, dính mắc vào sự luyến ái thân chẳng thể tinh tiến tu tập. Thế nên bị đọa xuống rìa biên, chẳng được gặp Phật, người có đầy đủ đạo đức. Nếu vị tỳ kheo mà chẳng nghĩ nhớ tham dục, thân không dính mắc vào hành động luyến ái, thì có thể được thọ nhận chính giữa. Như Lai là bậc Tối Chánh Giác có được mắt trí tuệ, từ hai ven bờ, vượt qua, tự mình đến niết bàn. Thế nào gọi là thọ nhận chính giữa? Đó là con đường Bát Chánh Đạo.
Một là nhìn thấy đúng, hai là suy nghĩ đúng, năm là Chánh Mệnh, sáu là Chánh Tinh Tiến, bảy là Chánh Niệm, tám là Chánh Định. Nếu các tỳ kheo, đầu cuối nghe Đạo, nên biết sâu xa khổ là chân. Dùng một tâm thọ nhận con mắt, thọ nhận sự vắng lặng suy nghĩ, thọ nhận sự sáng suốt, thấy biết chỗ nghĩ nhớ khiến cho ý hiểu biết rõ. Nên biết sâu xa khổ tập tận hết là chân Đế. Đã thọ nhận con mắt quán sát, vắng lặng suy nghĩ, sáng suốt, thấy biết chỗ ghi nhớ khiến cho ý hiểu biết rõ. Như vậy tận hết là chân Đế.
Thế nào gọi là Khổ? Ấy là sinh ra, già yếu là khổ, bệnh tật là khổ. lo buồn bực bội là khổ. Oán ghét mà thường gặp nhau là khổ. Đã yêu thương nhau mà phải chịu xa lìa là khổ. Mong cầu mà chẳng được là khổ. Chủ yếu từ năm uẩn thọ nhận chịu đựng là khổ. Thế nào gọi là Khổ Tập. Ấy là từ sự luyến ái mà khiến cho lại có tính ưa thích chẳng lìa mọi chỗ tham, vui. Sự luyến ái vướng vào tham dục, sự luyến ái vướng vào hình sắc, sự luyến ái vướng vào vô sắc. Tập này là khổ. Thế nào gọi là Khổ Tận? Ấy là hiểu biết từ sự luyến ái lại có chỗ ưa thích. Nghĩ nhớ sự dâm dục thì chẳng thọ nhận, chẳng nghĩ nhớ, không có điều gì khác, không có dâm dục, buông bỏ, lặng nghĩ suy xét vùi lấp cái có. Như vậy là Tập tận hết. Thế nào gọi là Khổ Tập Tận Dục Thọ? Ấy là thọ nhận, hành tám con đường ngay thẳng: Chính Kiến, Chính Tư, Chính Ngôn, Chính Hạnh, Chính Mệnh, Chính Tri, Chính Chí, Chính Định. Đây là Khổ Tập Tận Thọ Đạo Chân Đế vậy.
Lại nữa Tỳ Khưu! Khổ là Chân Đế. Khổ Tập là Chân Đế. Khổ Tập Tận là Chân Đế. Khổ Tập Tận Thọ Đạo là Chân Đế. Nếu người vốn từ xưa, chưa nghe Pháp này, nên thọ nhận con mắt quán sát thiền hành, thọ nhận cái thấy sáng suốt, thọ nhận sự nghĩ nhớ khiến cho ý được hiểu biết rõ. Nếu người ở ngay chốn này, chưa nghe Pháp Tứ Đế đấy thì nên thọ nhận bằng mắt Đạo, thọ nhận bằng thiền định suy nghĩ, thọ nhận bằng sự hiểu biết sáng suốt, thọ nhận bằng sự giác ngộ khiến cho ý hiểu biết rõ.
Nếu các người ngay tại chỗ ấy, chưa được nghe Pháp bốn Đế này, cũng nên thọ nhận con mắt, thọ nhận sự lặng nghĩ suy xét, thọ nhận sự sáng suốt, thọ nhận sự hiểu biết khiến cho Ý được hiểu biết rõ. Đây là Tứ Đế, ba lần chuyển, hợp thành 12 việc. Người biết nhưng chưa trong sạch thì ta chẳng trao cho vậy. Tất cả thế gian, chư thiên, người dân, hoặc Phạm, hoặc Ma, Sa Môn, Phạm Chí tự mình biết, chứng xong thọ nhận hành Giới, Định, Tuệ giải độ tri kiến thành, đây là bốn Cực. Sau đời này chẳng còn có lại nữa, lâu dài lìa thế gian không có lo lắng nữa.
Khi Phật nói điều này thời nhóm Hiền Giả A Nhã Câu Lân với tám ngàn cai vị Trời đều xa bụi bặm, lìa dơ bẩn, các con mắt Pháp được sinh ra. Một ngàn vị Tỳ Kheo ấy Lậu Tận Ý Giải đều đắc A La Hán với các tập Pháp bên trên cần phải dứt hết, tất cả đều chuyển. Tiếng của Chúng Hữu Pháp Luân chuyển ba lần. Chư Thiên, thế gian ở tại Pháp Địa không có ai chẳng nghe khắp, cho đến cõi Tứ Thiên Vương thứ nhất, Đao Lợi Thiên, Diễm Thiên, Đâu Thuật Thiên, Bất Kiêu Lạc Thiên, Hóa Ứng Thanh Thiên cho đến các cõi Phạm trong phút chốc đều nghe khắp.
Bấy giờ cõi Phật, ba ngàn mặt trời mặt trăng, một vạn hai ngàn trời đất đều chấn động lớn. Đấy là vì có các Phật từ Ba La Nại dùng bánh xe Pháp vô thượng, chuyển những vị chưa giác ngộ. Chiếu soi vô số cõi, các Trời, người theo đây, được đắc Đạo. Đức Phật nói điều này xong, đại chúng đều rất vui vẻ.
Đồng An dịch
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Con người và sự nghiệp giáo dục của Đức Phật
Sách Phật giáo 16:32 20/11/2024Phật pháp là những giáo lý cao cả mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại cho chúng ta đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và những bài học vô cùng sâu sắc cho nhân thế.
Vì sao nên đọc "Logic học Phật giáo"?
Sách Phật giáo 16:23 16/11/2024Đại đức Thích Vạn Lợi, đại diện Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm - đơn vị liên kết NXB Dân trí ấn hành cuốn sách "Logic học Phật giáo" cho biết đây là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo.
Nhà sư Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche ra mắt sách "Độc hành"
Sách Phật giáo 21:01 14/11/2024Nhà sư và học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche chia sẻ trong buổi ra mắt cuốn sách "Độc hành" và triển lãm cùng tên với các bức ảnh ông chụp, sáng 14/11 tại Hà Nội.
"Đường xưa mây trắng" giúp diễn viên Trương Ngọc Ánh tìm được bình yên
Sách Phật giáo 10:56 13/11/2024Trương Ngọc Ánh kể khi ly hôn, chị chơi vơi. Thông điệp cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Nhất Hạnh giúp chị tìm được bình yên trong lòng.
Xem thêm