Bí ẩn bức tượng Phật cổ Lạc Sơn Đại Phật hơn nghìn năm đã 4 lần rơi lệ ở Trung Quốc
Ở dưới chân núi Nga Mi, nơi hợp lưu của 3 con sông có ngọn núi Lăng Vân. Trên vách núi dựng đứng có pho tượng Di Lặc Đại Phật cao hơn 20 trượng. Đại Phật ngồi ngay ngắn, cúi nhìn 3 sông, đầu khắc trên núi, chân đạp bờ sông, tạo hình hùng vĩ, tư thế trang nghiêm.
Phàm là du khách đến thăm núi Nga Mi đều không quên đến núi Lăng Vân chiêm ngưỡng tượng Đại Phật này.
Lạc Sơn Đại Phật có tên đầy đủ là Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc Thạch Tượng, được ghi nhận là bức tượng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71 mét. Bức tượng tọa lạc uy nghi sừng sững tựa vào núi Lăng Vân là khu vực hợp lưu giữa ba con sông Mân Giang, Thanh Long Giang, sông Đại Độ, thuộc thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng từ năm 713 đời Đường Huyền Tông và phải mất gần một thế kỷ mới hoàn thành.
Tương truyền, trước khi Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng, tại khu vực sông nước này nước chảy rất xiết, thường xuyên xảy ra đắm thuyền bè không rõ nguyên nhân. Lão hòa thượng tại Lăng Vân Tự tên là Hải Thông nhiều lần chứng kiến dân lành thay nhau gặp nạn, cho rằng ắt hẳn có thủy quái ẩn mình.Ông đã kêu gọi dân chúng hợp sức xây dựng lên bức tượng Phật nhằm trấn hung. Thật kỳ lạ, từ sau khi có Lạc Sơn Đại Phật, thuyền bè qua lại thuận lợi không xảy ra vụ đắm nào.
Đặc biệt, Lạc Sơn Đại Phật rất linh thiêng. Theo Baidu, kể từ khi được xây dựng thạch tượng không chỉ bảo vệ lão bách tính mà còn có cảm xúc buồn đau trước những tai ương và vui mừng trước dịp trọng đại của nhân thế. Cụ thể, Lạc Sơn Đại Phật được ghi nhận bốn lần nhắm mắt và rơi lệ lần lượt vào năm 1962, 1963, 1976, 1994. Trong đó, năm 1962, là năm đỉnh điểm của thời kỳ đói khát, thiếu lương thực trầm trọng, ba năm liền hạn hán tại Trung Quốc do chính sách sai lầm của Mao Trạch Đông.
Khắp đường phố, xóm làng đâu đâu cũng thấy người chết la liệt, chỉ tính riêng tỉnh Tứ Xuyên ước tính đã có gần 10 triệu người chết, xác người thối rữa nổi đầy sông Mân Giang.Chính vào lúc này những người còn sống sót lang thang đã chứng kiến hai mí mắt bức tượng nghìn năm tuổi bỗng nhiên như khép lại và có vệt đen như vệt nước chảy dài từ đôi mắt. Họ tin rằng đức Phật hiển linh âm thầm nhỏ lệ bày tỏ sự xót thương người dân lành vô tội.
Hiện tượng kỳ bí xảy ra tương tự với Lạc Sơn Đại Phật vào một đêm năm 1963, khi nạn đói tại Trung Quốc và Tứ Xuyên không có dấu hiệu thuyên giảm. Thậm chí người ta còn chụp được ảnh tượng Phật rơi lệ và lan truyền khắp nơi.
Biết được điều này, chính phủ Trung Quốc đã cử các nhà khoa học đến tìm hiểu và nghiên cứu. Họ đã tổ chức cử người đến dọn rửa hơn 10 triệu bức tượng trên cả nước trong đó có Lạc Sơn Đại Phật, tuy nhiên không thể lau sạch được vết nước mắt chảy ra từ khóe mắt ngài.
Năm 1976, người dân Lạc Sơn một lần nữa lại được chứng kiến Lạc Sơn Đại Phật nhắm mắt và rơi lệ khi trận đại địa trấn xảy ra tại Đường Sơn cướp đi sinh mạng hơn 242 nghìn người. Lần này, không chỉ rơi lệ, Lạc Sơn Đại Phật còn kèm theo biểu hiện gương mặt giận dữ như trách ông trời không công bằng với bách tính.
Năm 1994, Lạc Sơn Đại Phật lúc này đã trở thành điểm thăm quan du lịch thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Ngày 7.6 năm đó, du khách đến thăm Lạc Sơn khi đi thuyền trên sông đều khẳng định chứng kiến tượng Phật rơi lệ, nước mắt nối nhau chảy ra, cả cơ mặt, cằm, cơ thể dường như cũng rung chuyển theo.
Nhưng ngay sau khi các thuyền cập bến, các du khách lại thấy cơ mặt tượng Phật như giãn ra, khóe miệng mở rộng như đang mỉm cười mặc dù hàng châu lệ vẫn còn vương trên khuôn mặt.
Khi đó một vị cao nhân cùng đám đệ tử của mình cũng ngồi thuyền đến thưởng ngoạn vừa hay gặp cảnh tượng kỳ thú. Một trong đệ tử của ông quá kinh ngạc bèn hỏi nguyên cớ vì sao Lạc Sơn Đại Phật lại rơi lệ, vị cao nhân trả lời vì ngài đang đang lo lắng và buồn thay cho nhân thế thời nay không còn kính Phật như xưa. Còn ngài cười có lẽ vì nhận thấy vị cao nhân kia thấu hiểu được lòng Phật ắt sau này sẽ làm nên công trạng, chúng sinh có hy vọng được cứu rỗi.
Theo báo Nhân dân của Trung Quốc, vào 9 giờ 43 phút ngày 7 tháng 5 năm 2002, khu vực núi Lăng Vân ghi nhận xảy ra hiện tượng ngàn năm hiếm thấy. Mặc dù những đám mây buổi sớm vẫn còn phù đầy quanh núi nhưng trên đỉnh Lạc Sơn Đại Phật lại xuất hiện quầng mặt trời tỏa ánh hào quang rực rỡ, trải rộng khắp núi Lăng Vân với đường kính lên đến 300 mét.
Thật trùng hợp, hai năm trước đó là năm đại hỷ của Trung Quốc, năm 2001 quốc gia đông dân này chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), năm 2000 Trung Quốc thành công đăng cai Thế vận hội (Olympic) Bắc Kinh 2008.
Cho đến nay các nhà khoa học Trung Quốc đã bỏ ra nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu dựa trên công nghệ tiên tiến nhưng vẫn chưa lí giải được những hiện tượng bí ẩn xung quang Lạc Sơn Đại Phật. Tuy nhiên đối với người dân Trung Quốc nói chung và Tứ Xuyên nói riêng, Lạc Sơn Đại Phật rất được kính trọng và giữ gìn. Năm 2014, Lạc Sơn Đại Phật thu hút hơn 3 triệu lượt khách thập phương mộ Phật đến thăm quan.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công
Ảnh 21:23 17/11/2024Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.
Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng
Ảnh 16:00 14/11/2024Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.
Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự
Ảnh 15:40 14/11/2024Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.
Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây
Ảnh 12:40 10/11/2024Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.
Xem thêm