Lạc Sơn Đại Phật - tượng Di Lặc lớn nhất thế giới

Lạc Sơn Đại Phật còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật, có chiều cao 71m, được xem là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới.

Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách địa cấp thị Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân của Phật.

Công việc tạc bức tượng này được khởi đầu vào năm 713, do một nhà sư Trung Quốc là hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Ông hy vọng rằng Phật có thể giúp làm cho nước sông êm đềm tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông. Theo truyền thuyết, khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa, ông đã tự khoét mắt để tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng của mình. Công việc này chỉ được các môn đồ của ông hoàn thành sau 90 năm. Dường như là công trình xây dựng khổng lồ này đã tạo ra nhiều đá được bóc tách ra khỏi vách đá và trầm lắng xuống lòng sông, làm cho các dòng chảy bị biến đổi và vì thế làm cho tàu bè qua lại an toàn hơn.

lac son dai phat 2

Kể từ ngày 13 tháng 2 năm 1982, Lạc Sơn Đại Phật đã được Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa vào danh sách các đơn vị văn vật trọng điểm toàn quốc.

Khu vực Nga Mi sơn với phong cảnh đẹp, bao gồm cả khu vực có Lạc Sơn Đại Phật đã được liệt kê trong danh sách của UNESCO như là di sản thế giới kể từ ngày 6 tháng 12 năm 1996.

Với chiều cao 71 mét, bức tượng mô tả Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối. Thân của tượng Phật cao 59,98 m, đầu cao 14,7 m, rộng 10 m, mắt rộng 3,3 m, mũi dài 5,6 m, miệngrộng 3,3 m, tai dài 7 m, cổ cao 3 m, vai rộng 28 m, thân thể rộng 28,5 m, chân dài 10,3 m, rộng 9 m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và móng tay nhỏ nhất cũng đủ lớn để có thể đủ cho một người ngồi vào. Hai bên tượng Phật có hai hộ pháp, cao khoảng 16 m, rộng khoảng 6 m, thân mặc chiến bào, tay cầm pháp khí.

Người dân trong khu vực này nói rằng: "Sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn" ("Núi là Phật và Phật cũng là núi"). Một phần điều này là do dãy núi trong đó có Lạc Sơn Đại Phật được cho là có hình dáng tương tự như Phật đang ngủ, khi nhìn từ phía sông, với Đại Phật nằm ở vị trí tim, ngụ ý "tâm trung hữu phật".

Tạc từ một vách núi, Lạc Sơn Đại Phật là một bức tượng với cặp mắt hơi mở đang từ bi nhìn xuống chỗ hợp lưu của vài con sông bên dưới. Nhưng có một vài lần trong lịch sử, người ta đã nhìn thấy bức tượng Phật này chảy nước mắt, với đôi mắt nhắm lại!

Chiêm bái Lạc Sơn Đại Phật qua ảnh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Độc đáo kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong ngôi chùa cổ ở Nhật Bản

Tin tức 13:00 25/12/2024

Chùa Kiyomizu-dera (Âm Vũ Sơn Thanh Thuỷ tự) ở Nhật Bản có phần hiên gỗ bề thế không sử dụng một cây đinh nào, thay vào đó là kỹ thuật khắc gắn phức tạp.

BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ngãi tổng kết công tác Phật sự năm 2024

Tin tức 12:00 25/12/2024

Sáng ngày 25/12/2024 (25/11/Giáp Thìn), tại Hội trường Chùa Pháp Hoá - trụ sở Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Ngãi, 334 Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi. Diễn ra Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2024 – đề ra phương hướng hoạt động Phật sự năm 2025.

GHPGVN chúc mừng Giáng sinh năm 2024 tại Tổng hội thánh Tin Lành VN tại Hà Nội

Tin tức 11:00 24/12/2024

Chiều 23/12, phái đoàn đại diện GHPGVN do Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN làm trưởng đoàn, cùng chư tôn đức Văn phòng 1 T.Ư đã tới Tổng hội thánh Tin Lành VN miền Bắc chúc mừng Giáng sinh năm 2024.

Đại lễ khánh thành chùa Sùng Nghiêm, Bắc Giang

Tin tức 10:20 24/12/2024

Đến dự lễ khánh thành có các chư tôn đức là lãnh đạo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp của trung ương và các địa phương có liên quan cùng đông đảo các Tăng, Ni, Phật tử, nhân dân và du khách gần xa.

Xem thêm